Niềng răng là gì? Các bộ phận của răng niềng

09/06/2023
Niềng răng là gì? Các bộ phận của răng niềng

Niềng răng là gì? Công dụng như thế nào? Các bộ phận của răng niềng bao gồm những gì? Đây là những câu hỏi phổ biến nhận được sự quan tâm của rất nhiều người trước khi muốn cải thiện thẩm mỹ cho hàm răng với giải pháp niềng răng chỉnh nha. Để hiểu rõ hơn các vấn đề liên quan đến phương pháp niềng răng bạn có thể tham khảo ngay những thông tin được chia sẻ trong bài viết bên dưới đây.

Niềng răng là gì? Các bộ phận của răng niềng
Niềng răng là gì? Các bộ phận của răng niềng

I. Niềng răng là gì?

Niềng răng chỉnh nha là một thuật ngữ nha khoa dùng để chỉ phương pháp dịch chuyển răng bằng các khí cụ chuyên dụng. Thông qua đó sẽ giúp sắp xếp lại hàm răng được đều đặn, cân đối với khớp cắn ở 2 hàm chuẩn xác hơn.

Các trường hợp răng có khiếm khuyết như: răng hô, răng móm, răng thưa, hở kẽ, răng mọc chen chúc, khấp khểnh, sai khớp cắn (khớp cắn hở, khớp cắn chéo, khớp cắn sâu,…) sẽ được bác sĩ chỉ định niềng răng để cải thiện thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho răng một cách tốt nhất.

Niềng răng áp dụng hiệu quả cho nhiều trường hợp sai lệch của răng
Niềng răng áp dụng hiệu quả cho nhiều trường hợp sai lệch của răng

II. Lợi ích khi niềng răng

Niềng răng không chỉ đem lại hiệu quả cao về mặt thẩm mỹ cho hàm răng mà nó còn có rất nhiều lợi ích khác cho răng miệng cũng như sức khỏe phải kể đến như:

1. Đảm bảo thẩm mỹ hoàn hảo, bảo tồn răng tự nhiên

Sau khi niềng răng chỉnh nha hàm răng sẽ được sắp xếp lại một cách đều đặn, thẳng hàng với nhau hơn. Từ đó bạn sẽ thấy được khuôn miệng cũng như tổng thể của gương mặt có sự cân đối, hài hòa và thẩm mỹ hơn trước rất nhiều.

Qua các đánh giá thực tế cho thấy hầu hết bệnh nhân sau khi tháo niềng đều rất tự tin với nụ cười rạng rỡ của mình mỗi khi nói cười.

Thậm chí nhờ vào vẻ ngoài tươi tắn, cuốn hút còn giúp tạo được ấn tượng tốt với người đối diện. Chất lượng cuộc sống, công việc cũng sẽ được nâng cao đáng kể.

Kỹ thuật niềng răng hoàn toàn không xâm lấn, không tác động gì đến cấu trúc của răng thật như các phương pháp khác. Từ đó có thể bảo tồn răng thật tối ưu, hạn chế các ảnh hưởng nguy hại cho sức khỏe răng thật về lâu dài.

2. Điều chỉnh khớp cắn, cải thiện khả năng ăn nhai hiệu quả

Tình trạng răng mọc lệch lạc, sai khớp cắn sẽ khiến cho hoạt động ăn nhai trở nên kém hiệu quả. Lâu ngày có thể gây ra các vấn đề phát sinh ở tiêu hóa, dạ dày, khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém khiến cơ thể dễ suy nhược, mệt mỏi,….

Do đó, niềng răng sẽ có tác dụng điều chỉnh khớp cắn ở 2 hàm sao cho cân đối, sát khí với nhau giúp cho việc cắn xé, nhai nghiền thức ăn dễ dàng hơn.

Khi ăn nhai hiệu quả, thức ăn được nhai nghiền đủ nhỏ trước khi đưa xuống dạ dày sẽ góp phần hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng diễn ra được thuận lợi, duy trì sức khỏe cơ thể một cách tốt nhất.

Niềng răng đem lại nhiều lợi ích cho răng miệng, sức khỏe
Niềng răng đem lại nhiều lợi ích cho răng miệng, sức khỏe

3. Vệ sinh răng dễ dàng, phòng ngừa bệnh lý ở răng miệng

Hàm răng mọc thưa, hở kẽ, khấp khểnh, lệch lạc,… thường rất dễ bị kẹt thức ăn thừa, khó vệ sinh sạch.

Theo thời gian mảng bám, vi khuẩn sẽ tích tụ nhiều ở trên bề mặt răng và sâu bên dưới nướu gây các bệnh lý như: sâu răng, viêm nướu, hôi miệng, viêm nha chu,…

Thông qua phương pháp niềng răng chỉnh nha, hàm răng sẽ được sắp xếp thẳng đều, sát khít với nhau, hạn chế giắt thức ăn thừa. Cũng nhờ vậy mà việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng hằng ngày cũng dễ dàng, hiệu quả hơn.

Răng miệng được vệ sinh sạch sẽ còn giúp ngăn ngừa được các bệnh lý ở răng một cách hiệu quả nhất.

4. Cải thiện chức năng phát âm

Hàm răng có một vai trò quan trọng đối với khả năng phát âm. Nếu như răng gặp phải các khiếm khuyết mọc lệch lạc, sai khớp cắn sẽ tác động rất nhiều đến giọng nói, bệnh nhân khó có thể phát âm chuẩn xác.

Khi niềng răng sẽ giúp răng đều đặn và phát âm được tròn vành, rõ chữ, cải thiện giao tiếp, học ngoại ngữ được tốt hơn.

III. Các phương pháp niềng răng phổ biến

Các phương pháp niềng răng phổ biến gồm có:

1. Niềng răng mắc cài kim loại

Đây là phương pháp niềng răng xuất hiện đầu tiên và vẫn được ứng dụng phổ biến ở hầu hết nha khoa trên toàn thế giới.

Mắc cài kim loại được chia thành 2 dạng đó là:

  • Mắc cài kim loại thường sẽ sử dụng thun buộc để cố định dây cung bên trong rãnh mắc cài.
  • Mắc cài kim loại tự buộc sẽ được cải tiến với phần hệ thống nắp đóng mở tự động thay cho dây thun. Nhờ đó dây cung sẽ được cố định một cách chắc chắn hơn, giảm thiểu ma sát, ít gây đau nhức cho bệnh nhân.

Nhìn chung với phương pháp niềng răng bằng mắc cài có thể áp dụng hiệu quả cho tất cả trường răng mọc sai lệch do răng ở mức độ từ dễ đến khó với mức chi phí phải chăng.

Lực kéo chỉnh từ khí cụ ổn định giúp quá trình dịch chuyển của răng được thuận lợi, liên tục, rút ngắn tối đa thời gian đeo niềng.

Tuy nhiên, mắc cài kim loại không thể giữ được thẩm mỹ cao. Đồng thời, trong thời gian đầu đeo khí cụ bệnh nhân có thể gặp cảm giác cộm cấn, vướng víu khó chịu, phải mất nhiều thời gian để quen dần. Vấn đề vệ sinh răng miệng, ăn uống cũng đòi hỏi sự kỹ lưỡng nhiều hơn.

Nếu là người có cơ địa dị ứng với vật liệu kim loại thì bạn sẽ không phù hợp chỉnh nha bằng loại mắc cài này vì rất dễ xảy ra tình trạng kích ứng, viêm nhiễm mô mềm trong khoang miệng.

Niềng răng mắc cài kim loại được chia thành 2 dạng
Niềng răng mắc cài kim loại được chia thành 2 dạng

2. Niềng  răng mắc cài sứ

Về hình thức, cơ chế hoạt động của mắc cài sứ cũng tương tự như đối với mắc cài kim loại.

Tuy nhiên, chất liệu để chế tác mắc cài sứ sẽ có màu sắc gần trùng với màu răng thật nên sẽ đảm bảo thẩm mỹ cao hơn. Bên cạnh đó, chất liệu sứ cũng khá an toàn, lành tính nên hoàn toàn không gây kích ứng khi sử dụng.

Mức chi phí của mắc cài sứ được đánh giá cao hơn nhiều so với mắc cài kim loại. Mất nhiều thời gian mới có thể đạt được hiệu quả nắn chỉnh răng như ý muốn.

Bệnh nhân cần phải đảm bảo vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng đúng cách để tránh tình trạng nhiễm màu ở vùng chân đế mắc cài.

Niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài sứ

3. Niềng răng mắc cài mặt trong (mắc cài mặt lưỡi)

Niềng răng mắc cài mặt trong với toàn bộ khí cụ được gắn trực tiếp ở bề mặt trong của răng nên sẽ rất khó để người khác nhận ra bạn đang đeo niềng. Với những ai đòi hỏi cao về thẩm mỹ, người phải giao tiếp nhiều thì đây sẽ là một giải pháp vô cùng phù hợp.

Chi phí niềng răng bằng mắc cài mặt trong khá cao và chỉ áp dụng được cho răng có tình trạng sai lệch nhẹ. Kỹ thuật phức tạp và cần kiên trì trong thời gian dài mới đạt hiệu quả cao.

Khi đeo khí cụ ở mặt trong của răng việc vệ sinh răng miệng sẽ khó khăn hơn, mắc cài dễ bị vướng vào lưỡi gây trầy xước, chảy máu.

Niềng răng mắc cài mặt trong
Niềng răng mắc cài mặt trong

4. Niềng răng không mắc cài

Niềng răng không mắc cài (niềng răng trong suốt) bao gồm: khay niềng trong suốt Invisalign và khay niềng trong suốt 3D Clear.

Đặc điểm nổi trội nhất của niềng răng không mắc cài đó là bệnh nhân có thể dễ dàng tháo lắp khay niềng để thuận tiện hơn trong mọi hoạt động ăn uống, sinh hoạt hằng ngày.

Tính thẩm mỹ của phương pháp này được đánh giá vô cùng cao. Khay niềng được chế tác với bề mặt trơn láng, khi đeo vào ôm sát trọn thân răng nên sẽ hạn chế tối đa cảm giác đau nhức hay cọ xát gây tổn thương mô mềm ở khoang miệng.

Hạn chế của niềng răng trong suốt đó là chỉ áp dụng được với bệnh nhân có răng sai lệch ở mức độ nhẹ, dễ xử lý và mức chi phí cao nhất trong các loại mắc cài.

Niềng răng trong suốt
Niềng răng trong suốt

IV. Các bộ phận của răng niềng

Như đã chia sẻ ở phần trên, có thể thấy dù có nhiều phương pháp niềng răng, nhưng xét về đặc điểm cấu tạo sẽ gồm 2 hình thức đó là: niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài.

Mỗi một phương pháp sẽ sử dụng các khí cụ riêng biệt. Cụ thể:

  • Đối với niềng răng mắc cài sẽ bao gồm các khí cụ chuyên dụng như sau: mắc cài (kim loại, sứ,…), dây cung, dây thun, nắp trượt, khâu chỉnh nha (Band), Hooks, thun liên hàm, Minivis, lò xo.
  • Nếu niềng răng mắc cài cần dùng nhiều khí cụ cồng kềnh thì niềng răng không mắc cài (niềng răng trong suốt) lại đơn giản hơn nhiều. 2 khí cụ của kỹ thuật niềng răng này gồm có: máng niềng trong suốt và Attachment.

V. Quy trình niềng răng diễn ra như thế nào?

Quy trình niềng răng đạt chuẩn sẽ bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Thăm khám răng tổng quát, tư vấn và chụp X-quang xác định cấu trúc răng hàm, mức độ sai lệch của răng.
  • Bước 2: Lập phác đồ chỉnh nha phù hợp với từng tình trạng răng của bệnh nhân và thực hiện lấy dấu mẫu hàm.
  • Bước 3: Thiết kế và chế tác mắc cài/khay niềng.
  • Bước 4: Gắn mắc cài lên răng/giao khay niềng và hướng dẫn bệnh nhân cách đeo phù hợp.
  • Bước 5: Bệnh nhân đến nha khoa tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để điều chỉnh lực kéo chỉnh của khí cụ phù hợp cho từng giai đoạn.
  • Bước 6: Tháo mắc cài/khay niềng và đeo hàm duy trì.

VI. Bảng giá niềng răng

Để niềng răng an toàn, hiệu quả với mức giá niêm yết phải chăng bạn có thể tin chọn Nha Khoa Đông Nam. Đây là địa chỉ đã có hơn hàng chục năm kinh nghiệm trong lĩnh vực răng hàm mặt.

Khi niềng răng tại Nha Khoa Đông Nam nếu khả năng tài chính của bạn vẫn còn eo hẹp thì có thể lựa chọn hình thức thanh toán trả góp 0% lãi suất. Mức chi phí sẽ được thanh toán theo từng đợt nên sẽ giảm được nhiều áp lực về mặt tiền bạc cho khách hàng.

Chi phí niềng răng tại nha khoa luôn được công khai cụ thể trước khi thực hiện. Mức chi phí được tính là trọn gói, không phát sinh bất kỳ khoản nào khác ngoài những thỏa thuận đã nêu ban đầu.

Đặc biệt, khách hàng còn được hỗ trợ nhiều ưu đãi thiết thực như:

  • Miễn phí thăm khám, tư vấn.
  • Miễn phí chi phí chụp phim x-quang răng.
  • Miễn phí chi phí nhổ răng (nếu có chỉ định từ bác sĩ).

Sau đây là bảng giá niềng răng cụ thể được cập nhật mới nhất tại Nha Khoa Đông Nam để mọi người dễ dàng tham khảo:

Bảng giá niềng răng Nha Khoa Đông Nam
Bảng giá niềng răng Nha Khoa Đông Nam

VII. Thời gian niềng răng mất bao lâu?

Một ca niềng răng chỉnh nha trung bình cần phải kiên trì trong thời gian dài tầm 18 – 24 tháng mới đạt được hiệu quả như mong muốn.

Tuy nhiên, đây chỉ là mốc thời gian tiêu chuẩn chung. Trên thực tế quá trình niềng răng ở mỗi bệnh nhân có thể diễn ra nhanh hoặc chậm hơn tùy theo từng tình trạng răng miệng cụ thể.

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng nhiều đến thời gian cũng như hiệu quả chỉnh nha đạt được có thể kể đến là:

  • Độ tuổi niềng răng

Khi niềng răng trong độ tuổi lý tưởng từ 12 – 16 tuổi lúc răng và xương hàm vẫn đang phát triển thì quá trình nắn chỉnh răng sẽ thuận lợi và nhanh chóng hơn nhiều so với niềng răng ở các độ tuổi lớn hơn.

  • Tình trạng răng miệng

Trong các trường hợp sức khỏe răng miệng tốt, không có bệnh lý, mức độ răng mọc sai lệch nhẹ thì việc nắn chỉnh răng sẽ tương đối đơn giản, nhanh chóng hơn so với bệnh nhân có tình trạng răng lệch lạc nặng, mắc bệnh lý ở răng miệng.

  • Phương pháp niềng răng lựa chọn

Qua nhiều thống kê thực tế cho thấy niềng răng bằng mắc cài kim loại tự buộc được đánh giá cao với khả năng tạo lực kéo chỉnh ổn định, liên tục. Nhờ đó thời gian đeo niềng cũng được rút ngắn đáng kể so với các kỹ thuật niềng răng khác.

  • Chế độ chăm sóc răng miệng khi niềng răng

Trong thời gian đeo khí cụ chỉnh nha nếu bệnh nhân thực hiện tốt vấn đề chăm sóc, vệ sinh răng miệng, ăn uống khoa học đúng theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ phòng tránh được các sự cố ngoài ý muốn phát sinh. Nhờ vậy mà quá trình điều trị sẽ thuận lợi và nhanh đạt hiệu quả như ý muốn.

VIII. Niềng răng có đau không?

Toàn bộ quá trình gắn khí cụ lên răng sẽ không gây cảm giác đau nhức gì cho bệnh nhân.

Trong thời gian đầu mới đeo niềng tình trạng vướng víu, lạ lẫm và khó chịu với sự xuất hiện của khí cụ mới trong miệng là điều khó tránh khỏi.

Đồng thời, cảm giác ê nhức nhẹ cũng có thể xuất hiện lúc này. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu tích cực cho thấy các răng đang bắt đầu có sự dịch chuyển nên bệnh nhân không phải lo lắng quá nhiều.

Chỉ mất một thời gian ngắn sẽ cảm thấy quen dần và hoàn toàn thoải mái trong mọi hoạt động sinh hoạt hằng ngày.

Trong mỗi giai đoạn nhất định, bác sĩ cũng sẽ có sự điều chỉnh về lực kéo siết từ khí cụ nhằm đảm bảo các răng dịch chuyển hiệu quả đúng theo phác đồ. Lực kéo sẽ được tính toán chuẩn xác để răng di chuyển vừa phải, tránh tối đa cảm giác đau nhức quá mức chịu đựng cho bệnh nhân.

Niềng răng không gây đau nhức quá mức như lo lắng của nhiều người
Niềng răng không gây đau nhức quá mức như lo lắng của nhiều người

IX. Niềng răng có làm răng bị yếu đi không?

Kỹ thuật niềng răng không xâm lấn, không tác động hay tổn hại đến cấu trúc của răng thật nên sẽ không gây bất cứ ảnh hưởng nào khiến cho răng bị yếu đi.

Điều quan trọng nhất đó là đảm bảo được kỹ thuật chuẩn xác, dùng khí cụ chất lượng, bác sĩ thực hiện có trình độ chuyên môn giỏi, tính toán lực kéo chỉnh phù hợp, ứng dụng công nghệ hiện đại.

Đồng thời bệnh nhân cũng phải phối hợp tốt, tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn chăm sóc răng miệng, tái khám đúng hẹn.

Khi đáp ứng được các vấn đề trên thì niềng răng chỉnh nha sẽ diễn ra vô cùng an toàn, thuận lợi, nhanh đạt hiệu quả cao mà không gặp phải biến chứng nguy hiểm nào.

X. Trường hợp nào cần nhổ răng?

Nhổ răng khi niềng răng chỉnh nha sẽ được bác sĩ chỉ định cụ thể sau khi trải qua quá trình thăm khám, chụp phim x-quang xác định chính xác tình trạng sai lệch.

Đối với những trường hợp răng mọc lệch lạc, răng hô, móm, răng chen chúc, khấp khểnh quá nặng thì sẽ phải nhổ răng để tạo khoảng trống phù hợp. Điều này nhằm giúp cho các răng trên cung hàm có thể dịch chuyển một cách thuận lợi, nhanh chóng về đúng vị trí theo phác đồ đã lập ra.

Niềng răng trong độ tuổi trưởng thành, cấu trúc răng và xương hàm đã phát triển ổn định, cứng chắc cũng có khả năng cao phải nhổ bỏ răng để hỗ trợ quá trình nắn chỉnh các răng mọc sai lệch diễn ra hiệu quả hơn.

Thông thường, răng số 4 hoặc số 5 sẽ được chỉ định nhổ bỏ khi niềng để có được khoảng trống. Các răng này khi nhổ sẽ không gây ảnh hưởng gì quá lớn đến thẩm mỹ cũng như ăn nhai.

Hơn thế nữa, sau khi quá trình niềng răng kết thúc thì khoảng trống nhổ răng cũng sẽ được lấp kín lại, hàm răng đều đặn, sát khít nên bệnh nhân không cần phải lo lắng quá nhiều nếu phải nhổ răng để niềng.

Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân có răng khôn cũng sẽ được chỉ định nhổ bỏ sớm.

Nguyên nhân là do thời điểm răng khôn mọc lên cung hàm đã phát triển ổn định, còn ít chỗ trống nên thường hay xảy ra hiện tượng mọc lệch lạc, mọc ngầm bên trong xương hàm, mọc kẹt bên dưới nướu, mọc đâm ngang sang răng kế bên,…

Răng khôn mọc sai lệch sẽ khiến bệnh nhân chịu nhiều cảm giác đau nhức vô cùng khó chịu, thậm chí tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe răng miệng. Do đó, việc nhổ bỏ là rất cần thiết nhằm đảm bảo phòng ngừa tối đa các ảnh hưởng đến tiến độ dịch chuyển của răng một cách tốt nhất.

Nhổ răng để niềng nhằm tạo khoảng trống giúp răng dịch chuyển thuận lợi
Nhổ răng để niềng nhằm tạo khoảng trống giúp răng dịch chuyển thuận lợi

Mọi thắc mắc về vấn đề niềng răng là gì? Các bộ phận của răng niềng. Đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay đến tổng đài 19007141 để được hỗ trợ giải đáp tận tình, nhanh chóng.

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
- Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
- Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

(*Lưu ý: các hình ảnh mang tính chất tham khảo. Tùy từng tình trạng bệnh nhân khác nhau sẽ có kết quả thực hiện khác nhau)
Incon facebook
Incon facebook