Niềng răng sau bao lâu thì hết đau? Giai đoạn nào đau nhất?

13/06/2023
Niềng răng bao lâu hết đau? Giai đoạn nào đau nhất?

Cảm giác đau và khó chịu là những biểu hiện bình thường trong quá trình niềng răng. Vậy niềng răng sau bao lâu thì hết đau? Giai đoạn nào đau nhất? Những vấn đề này sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Niềng răng bao lâu hết đau? Giai đoạn nào đau nhất?
Niềng răng bao lâu hết đau? Giai đoạn nào đau nhất?

I. Niềng răng sau bao lâu thì hết đau?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha giúp nắn chỉnh, dịch chuyển những chiếc răng mọc lệch lạc về vị trí mong muốn, khắc phục những vấn đề răng chen chúc, răng thưa, hô móm,… mang lại thẩm mỹ và khớp cắn hoàn chỉnh.

Trong quá trình niềng răng, khí cụ chỉnh nha bao gồm mắc cài và dây cung hoặc khay niềng sẽ tạo áp lực lên răng, áp lực này thường làm cho răng và nướu nhạy cảm hơn với cảm giác đau.

Đau khi niềng răng là triệu chứng bình thường
Đau khi niềng răng là triệu chứng bình thường

Mặt khác, quá trình chỉnh nha, bệnh nhân có thể sẽ bị tổn thương ở khu vực mô mềm bởi mắc cài dây cung, hoặc trường hợp phải kết hợp nong hàm, bắt vít, nhổ răng,… do đó khó có thể tránh khỏi tình trạng đau nhức.

Bên cạnh đó, đây còn là khoảng thời gian mà răng được tích cực di chuyển đến vị trí mới. Thay đổi vị trí của răng có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu, điều này kích hoạt phản ứng viêm gây đau nhức.

Tuy nhiên, những cơn đau này thường không kéo dài bởi vì bất kỳ sự thay đổi nào thì nó cũng chỉ gây ra đau đớn lúc ban đầu. Sau 3 – 5 ngày, răng miệng của bạn thích nghi với sự có mặt của khí cụ niềng răng cũng như những áp lực từ khi cụ này mang lại, cơn đau sẽ biến mất.

II. Các giai đoạn đau khi đang niềng răng? Giai đoạn nào đau nhất?

Niềng răng trải qua nhiều giai đoạn và mỗi giai đoạn sẽ có những chỉ định khác nhau phụ thuộc vào tình trạng răng cụ thể của bệnh nhân.

Đồng thời cảm giác đau nhức trong từng giai đoạn cũng không giống nhau vì còn tùy thuộc vào tình huống cụ thể cũng như mức độ chịu đau của mỗi người. Do đó rất khó xác định đâu là giai đoạn đau nhất. Nhưng sẽ có những thời điểm người bệnh cảm nhận cơn đau một cách rõ ràng.

Có những thời điểm đặc biệt mà bệnh nhân cảm nhận được cơn đau rõ rệt nhất
Có những thời điểm đặc biệt mà bệnh nhân cảm nhận được cơn đau rõ rệt nhất

Đặt thun tách kẽ: Nhiều trường hợp trước khi gắn mắc cài cần đặt thun tách kẽ để tạo khoảng trống gắn band niềng vào răng số 6 và răng số 7. Vì chưa quen nên bạn sẽ có cảm giác cộm cấn, vướng víu và hơi ê nhức.

Đeo khí cụ nong hàm: Khi vòm hàm quá hẹp, không đủ chỗ cho răng dịch chuyển hoặc hàm bị lệch, méo, bệnh nhân sẽ được chỉ định đeo khí cụ nong hàm. Thời điểm bác sĩ kích hoạt các ốc nong để tách hai bờ xương hàm mặt thì chắc chắn sẽ gây ra hiện tượng đau nhức trong những ngày đầu.

Sau khi đặt thun tách kẽ bệnh nhân sẽ có cảm giác ê và đau nhức răng
Sau khi đặt thun tách kẽ bệnh nhân sẽ có cảm giác ê và đau nhức răng

Sau khi gắn mắc cài: Những ngày đầu chưa kịp thích nghi với khí cụ lạ lẫm nên má, lưỡi, môi dễ bị tổn thương bởi các cạnh của mắc cài hoặc dây cung dư ra.

Nhổ răng, bắt vít: Một vài trường hợp niềng răng cần nhổ răng hoặc bắt vít, điều này sẽ khiến bạn cảm thấy đau nhẹ sau khi thuốc tê hết tác dụng nhưng chúng sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Siết răng: Trong suốt thời gian niềng răng, định kỳ 3 – 4 tuần bạn cần đến nha khoa tái khám 1 lần. Thời điểm tái khám, bác sĩ sẽ điều chỉnh tăng giảm lực siết răng, điều này có thể khiến răng bạn đau nhức khó chịu trong một vài ngày.

III. Cách giảm đau khi niềng răng

Nếu bạn đang cảm thấy răng đau nhức, khó chịu sau khi tái khám tại nha khoa, hãy áp dụng một vài phương pháp sau để xoa dịu cảm giác này:

1. Sử dụng thuốc giảm đau

Trường hợp cần nhổ răng, bắt vít, bạn có thể uống thuốc giảm đau theo kê đơn từ bác sĩ. Hoặc nếu cơn đau do lực siết răng có thể sử dụng những loại gel bôi tê tại chỗ không cần kê đơn.

Lưu ý, thuốc giảm đau chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết, tránh trường hợp lạm dụng, sử dụng quá liều lượng cho phép gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Uống thuốc giảm đau theo chỉ định từ bác sĩ điều trị
Uống thuốc giảm đau theo chỉ định từ bác sĩ điều trị

2. Chườm lạnh

Dùng một túi đá chườm bên ngoài miệng trong khoảng 10 phút sẽ giúp giảm đau nhanh chóng. Lưu ý, không sử dụng túi đá lâu hơn khuyến cáo vì điều này có thể gây tổn thương mô mềm.

3. Dùng thức ăn mềm

Những món ăn không yêu cầu phải cắn hay nhai nhiều rất lý tưởng cho những lần tái khám niềng răng. Bạn nên chọn các món súp, bột yến mạch, sữa chua, sinh tố, bánh pudding,…

Đồng thời cũng cần tránh thức ăn cứng và giòn vì sẽ khiến cơn đau nghiêm trọng thêm, tăng nguy cơ bung tuột mắc cài.

Ưu tiên những thực phẩm mềm không cần nhiều lực nhai
Ưu tiên những thực phẩm mềm không cần nhiều lực nhai

4. Súc miệng bằng nước muối

Để giảm cơn đau khi khoang miệng bị trầy xước do tiếp xúc với mắc cài, bạn có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý. Đặc tính sát khuẩn trong muối sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển gây viêm loét.

Ngoài nước muối, bạn có thể súc miệng bằng nước trà xanh, tinh dầu đinh hương, bạc hà, cỏ xạ hương, gel lô hội,… Những vật liệu này không chỉ có tác dụng giảm đau mà còn cải thiện được tình trạng hôi miệng, giữ cho hơi thở thơm tho.

5. Sử dụng sáp nha khoa

Nếu mắc cài và dây cung gây kích ứng má, sáp nha khoa được xem là giải pháp hữu hiệu. Vật liệu này hình thành hàng rào mềm giữa mắc cài và phần còn lại của miệng, từ đó giúp ngăn chặn những tổn thương có thể xảy ra.

6. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm hoặc bàn chải kẽ kết hợp dùng chỉ nha khoa làm sạch vụn thức ăn trong kẽ răng và rãnh mắc cài. Khi răng miệng được làm sạch không chỉ giúp bạn cảm thấy thoải mái mà còn ngăn ngừa được những bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu.

Ưu tiên sử dụng kem đánh răng có chứa nồng độ fluor phù hợp hoặc kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm. Hạn chế sử dụng kem đánh răng tẩy trắng răng vì chúng chứa thành phần có khả năng mài mòn men răng, tăng độ nhạy cảm của răng.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

IV. Niềng răng mất thời gian bao lâu?

Niềng răng là một quá trình dịch chuyển răng phức tạp nên cần nhiều thời gian. Các bác sĩ chỉnh nha ước tình hầu hết mọi người cần đeo niềng răng trong khoảng từ 12 – 36 tháng mới có thể đưa răng di chuyển về đúng vị trí, mang lại nụ cười hoàn mỹ.

Tuy nhiên, thời gian tối thiểu để kết thúc quá trình niềng răng ở mỗi người là khác nhau vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ phức tạp của răng, độ tuổi thực hiện, phương pháp chỉnh nha cũng như chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng hằng ngày,…

Niềng răng cần một khoảng thời gian dài mới mang lại kết quả
Niềng răng cần một khoảng thời gian dài mới mang lại kết quả

Và trong thời gian sắp xếp, điều chỉnh răng, sự thay đổi diễn ra từng chút một nên bạn rất khó nhận biết cho đến khi quy trình hoàn tất và đối chiếu lại với hình ảnh răng ban đầu. Do đó, sự kiên trì luôn là điều tiên quyết đảm bảo kết quả niềng răng như mong muốn, tránh tình trạng gián đoạn trong quá trình điều trị.

Niềng răng sau bao lâu thì hết đau còn phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi người cũng như từng giai đoạn niềng khác nhau nhưng những cơn đau này sẽ nhanh chóng thuyên giảm nên bạn không cần lo lắng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 để được giải đáp nhanh nhất.

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
- Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
- Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

(*Lưu ý: các hình ảnh mang tính chất tham khảo. Tùy từng tình trạng bệnh nhân khác nhau sẽ có kết quả thực hiện khác nhau)
Incon facebook
Incon facebook