Hiện nay có 2 kỹ thuật niềng răng điển hình đó là niềng răng trong suốt và niềng răng mắc cài. Đối với mỗi kỹ thuật sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau. Dựa trên tình trạng răng miệng thực tế của mỗi bệnh nhân cũng như các nhu cầu về mặt thẩm mỹ, tính thuận tiện, khả năng chi trả. Từ đó bác sĩ sẽ tư vấn chọn loại niềng răng phù hợp, đạt kết quả cao nhất.
I. Các loại niềng răng hiện nay
Dựa trên đặc điểm cấu tạo có thể chia niềng răng thành 2 dạng chính đó là niềng răng trong suốt và niềng răng mắc cài.
1. Niềng răng trong suốt
Tính đến thời điểm hiện tại thì niềng răng trong suốt được đánh giá là giải pháp chỉnh nha hiện đại, thẩm mỹ nhất.
Phương pháp này chỉ dùng bộ khay niềng được làm bằng chất liệu nhựa dẻo chuyên dụng có đặc tính trong suốt gắn lên răng để tạo lực tác động giúp điều chỉnh các răng dần về đúng vị trí chuẩn đẹp trên cung hàm.
Bộ khay niềng sẽ được chế tác riêng biệt dựa trên từng khuôn hàm của mỗi người. Thông thường bệnh nhân sẽ sử dụng khoảng 20 – 45 khay niềng trong suốt thời gian chỉnh nha.
Cần tuân thủ thời gian đeo khay niềng đủ 22h/ngày. Đồng thời thay khay niềng mới sau 2 tuần sử dụng để đảm bảo quá trình dịch chuyển của răng diễn ra thuận lợi đúng theo phác đồ và đạt kết quả tốt như ý muốn.
2. Niềng răng mắc cài
Đối với niềng răng mắc cài sẽ cần dùng nhiều loại khí cụ hơn so với niềng răng trong suốt.
Theo đó các khí cụ chuyên dụng như: mắc cài, dây cung, dây thun sẽ được gắn cố định trực tiếp lên trên bề mặt của răng. Từ đó tạo lực kéo chỉnh vừa phải giúp sắp xếp các răng dần mọc về đúng vị trí đều đặn, chuẩn khớp cắn.
Các loại mắc cài niềng răng hiện nay khá đa dạng để bệnh nhân có nhiều sự lựa chọn phù hợp nhất cho mình, bao gồm: mắc cài kim loại thường, mắc cài kim loại tự buộc, mắc cài sứ, mắc cài mặt trong (mắc cài mặt lưỡi).
II. So sánh niềng răng trong suốt và niềng răng mắc cài
Mặc dù có nhiều loại niềng răng khác nhau. Thế nhưng tất cả các phương pháp niềng răng chỉnh nha đều hướng đến mục đích chính đó là khắc phục khiếm khuyết răng miệng trong các trường hợp như: răng mọc hô, móm, khấp khểnh, răng thưa, hở kẽ, chen chúc, sai khớp cắn,….
Sau niềng răng sẽ đem lại được một hàm răng đều đặn, thẩm mỹ hơn với khớp cắn ở 2 hàm cân đối, sát khít nhau. Các vấn đề ăn nhai, phát âm, vệ sinh răng miệng sẽ được cải thiện đáng kể.
Đối với mỗi loại niềng răng sẽ có các ưu nhược điểm, chi phí riêng biệt. Sau khi thăm khám, chụp x-quang xác định chính xác mức độ sai lệch của răng. Đồng thời dựa trên nhu cầu thẩm mỹ, khả năng tài chính của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn áp dụng phương pháp niềng răng chỉnh nha tốt nhất.
Bệnh nhân có thể tham khảo qua các ưu nhược điểm của mỗi loại niềng răng được tổng hợp chia sẻ ngay sau đây:
1. Ưu nhược điểm của niềng răng trong suốt
a. Ưu điểm
- Khay niềng làm từ nhựa dẻo trong suốt khi gắn lên răng sẽ giữ được thẩm mỹ cao trong suốt quá trình chỉnh nha. Khi nói cười sẽ không cảm thấy ngại ngùng hay sợ lộ khí cụ cồng kềnh, mất thẩm mỹ.
- Với những ai có tính chất công việc phải thường xuyên giao tiếp, gặp gỡ đối tác, khách hàng, người nổi tiếng thì đây sẽ là một giải pháp vô cùng hoàn hảo, đáp ứng tốt về thẩm mỹ khi đeo niềng.
- Chất liệu chế tác khay niềng đảm bảo an toàn, không gây bất kỳ tình trạng dị ứng nào trong khoang miệng, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Đặc trưng khay niềng có bề mặt trơn láng, khi đeo vào ôm sát trọn thân răng giúp tạo cảm giác thoải mái, không gây cộm vướng. Ngăn ngừa nguy cơ tổn thương, trầy xước mô mềm trong khoang miệng.
- Không lo xảy ra tình trạng bung súc, gãy mẻ khí cụ như niềng răng mắc cài. Từ đó hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tiến độ dịch chuyển của răng, không phải mất thời gian đến nha khoa để khắc phục các sự cố bong bậc khí cụ.
- Dễ dàng tháo lắp khay niềng để ăn uống, vệ sinh răng miệng được thoải mái hơn.
- Mỗi bộ khay niềng đã được đánh số thứ tự, bệnh nhân có thể tự thay khay mới theo hướng dẫn của bác sĩ mà không cần phải đến nha khoa thường xuyên. Tiết kiệm được nhiều thời gian di chuyển cho bệnh nhân ở xa, công việc bận rộn,…
b. Nhược điểm
- Chi phí cao nhất trong tất cả các phương pháp niềng răng chỉnh nha.
- Giới hạn về đối tượng thực hiện, chỉ phù hợp áp dụng trong những trường hợp bệnh nhân có tình trạng răng sai lệch ở mức độ nhẹ.
- Cần tuân thủ quy định về thời gian đeo khay niềng đủ 22h/ngày mới đạt được kết quả tốt như mong muốn.
2. Ưu nhược điểm của niềng răng mắc cài
a. Ưu điểm
- Áp dụng phù hợp được cho nhiều trường hợp sai lệch của răng từ nhẹ đến nặng.
- Niềng răng mắc cài, đặc biệt là mắc cài tự buộc sẽ tạo ra được một lực kéo chỉnh đủ mạnh và ổn định để các răng nhanh chóng dịch chuyển dễ dàng về đúng vị trí. Thời gian niềng răng sẽ được rút ngắn đáng kể nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả cao.
- Đối với niềng răng mắc cài kim loại thường sẽ có mức chi phí rẻ nhất trong các phương pháp niềng răng hiện nay.
- Nếu chọn mắc cài sứ, mắc cài mặt trong sẽ giữ được thẩm mỹ cao trong thời gian đeo niềng.
b. Nhược điểm
- Tính thẩm mỹ của niềng răng mắc cài thường, niềng răng mắc cài tự buộc không cao, khi nói cười sẽ lộ rõ các khí cụ cồng kềnh trên bề mặt răng.
- Với mắc cài kim loại có thể không phù hợp cho một số bệnh nhân có cơ địa bị dị ứng với vật liệu kim loại, nếu dùng dễ gặp hiện tượng viêm loét, đau rát, khó chịu bên trong khoang miệng.
- Vấn đề vệ sinh răng miệng trong thời gian niềng răng sẽ phức tạp và mất nhiều thời gian hơn. Ăn uống cần kiêng khem nhiều để tránh các tác động mạnh làm bung bậc, gãy mẻ khí cụ.
- Bệnh nhân sẽ cảm thấy cộm cấn, vướng víu khá nhiều trong thời gian đầu khi mới đeo niềng. Phải mất nhiều thời gian mới quen dần với sự hiện diện của các khí cụ trên răng.
Dù niềng răng bằng bất cứ phương pháp nào bệnh nhân cũng nên ưu tiên hàng đầu lựa chọn các địa chỉ nha khoa uy tín lâu năm.
Tại đây sẽ có đội ngũ bác sĩ tay nghề giỏi, dày dặn kinh nghiệm, trang thiết bị, công nghệ hiện đại giúp đảm bảo niềng răng an toàn, hiệu quả trong thời gian nhanh chóng nhất có thể, phòng ngừa mọi biến chứng có thể xảy ra.
Trên đây là các thông tin so sánh niềng răng trong suốt và niềng răng mắc cài. Mọi vấn đề còn thắc mắc bạn có thể gọi đến tổng đài 19007141 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn tận tình, miễn phí.
Xem thêm niềng răng: