Niềng răng đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao với hàm răng đều đặn, chuẩn khớp cắn hơn. Thế nhưng nhiều trường hợp niềng răng xong bị cười hở lợi khiến bệnh nhân vô cùng lo lắng, tự ti khi nói cười. Vậy nguyên nhân nào khiến niềng răng xong bị cười hở lợi? Có cách nào khắc phục hiệu quả tình trạng này hay không?
Mục Lục
I. Niềng răng xong có bị cười hở lợi không?
Bản chất của kỹ thuật niềng răng chỉnh nha đó là dựa trên sự tác động của nhiều loại khí cụ như: mắc cài, dây cung, khay niềng,… Thông qua đó giúp nắn chỉnh các răng mọc sai lệch về đúng vị trí đều đặn, chuẩn khớp cắn trên cung hàm.
Sau khi niềng răng sẽ giúp bệnh nhân sở hữu được một hàm răng thẩm mỹ hơn. Đồng thời chức năng ăn nhai cũng được cải thiện tốt hơn nhiều.
Kỹ thuật niềng răng được đánh giá là an toàn, không tác động, xâm lấn đến cấu trúc răng nướu hay xương hàm. Vậy nên, khi đảm bảo đúng chỉ định, đúng kỹ thuật thì niềng răng sẽ mang lại được kết quả thành công như mong muốn.
Thế nhưng, vẫn có một số ít trường hợp niềng răng xong gặp tình trạng cười hở lợi khiến nụ cười kém duyên dáng. Tình trạng này gây không ít lo lắng, khó chịu cho bệnh nhân khi đã bỏ nhiều thời gian, công sức để chỉnh răng nhưng kết quả lại thất bại.
Niềng răng xong bị cười hở lợi có thể do nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan gây nên. Do đó bệnh nhân cần phải tìm hiểu cụ thể về vấn đề này để có biện pháp phòng ngừa và khắc phục tốt nhất.
II. Nguyên nhân niềng răng xong bị cười hở lợi
Nguyên nhân niềng răng xong bị cười hở lợi có thể là do các vấn đề sau đây:
1. Kỹ thuật, tay nghề của bác sĩ không chuẩn xác
Đây là yếu tố quyết định rất lớn đến kết quả chỉnh nha đạt được có thành công như ý muốn hay không.
Nếu bác sĩ có trình độ chuyên môn, tay nghề non kém, không nắm vững được kỹ thuật, quy trình sẽ dễ gây nhiều sai lệch trong quá trình chẩn đoán, lập phác đồ.
Khi bác sĩ tính toán và sử dụng lực kéo chỉnh của khí cụ không chuẩn xác, lực kéo siết quá mức sẽ khiến cho răng đau nhức dữ dội và dần yếu đi. Hậu quả phần chân răng cũng bị tác động dẫn đến tụt nướu và dẫn đến tình trạng hở lợi sau niềng răng.
Bên cạnh đó, trong quá trình thăm khám ban đầu nếu bác sĩ không phát hiện và điều trị dứt điểm các bệnh lý viêm nướu, viêm nha chu, viêm nhiễm xung quanh răng,… cũng khiến răng lợi ngày càng bị tổn thương nghiêm trọng và khó tránh khỏi niềng răng bị thất bại, niềng răng bị hở lợi.
2. Trang thiết bị, máy móc, công nghệ chỉnh nha lạc hậu
Niềng răng là kỹ thuật khá phức tạp, đòi hỏi sử dụng nhiều trang thiết bị, máy móc, công nghệ tiên tiến. Nhờ đó mới có thể hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán được tình trạng sai lệch chính xác của răng và có sự tính toán phác đồ phù hợp, hiệu quả nhất.
Vậy nên, nếu niềng răng tại những cơ sở nha khoa kém uy tín, thiết bị, công nghệ lạc hậu thì trong quá trình thăm khám và điều trị sẽ có sự sai lệch đáng kể.
Điều này khó tránh khỏi nguy cơ niềng răng không đạt được hiệu quả như mong đợi và làm cho tình trạng sai lệch của răng thêm nghiêm trọng hơn.
3. Chế độ chăm sóc răng miệng chưa đúng cách
Nếu bệnh nhân không tuân thủ ăn uống phù hợp, vệ sinh răng miệng sạch sẽ đúng cách mỗi ngày sẽ rất dễ làm phát sinh nhiều vấn đề bung sút khí cụ, mắc bệnh lý ở răng miệng và tăng nguy cơ hở lợi khi niềng răng.
Đồng thời, việc không tuân thủ thời gian tái khám theo đúng lịch hẹn để điều chỉnh lực siết của khí cụ phù hợp với từng giai đoạn cũng dễ gây ra nhiều sai lệch so với phác đồ ban đầu và khiến niềng răng xong dễ bị hở lợi.
Trong các trường hợp niềng răng bằng khay trong suốt nếu không đeo khí cụ đủ thời gian quy định hoặc thay khay niềng mới mà không theo phác đồ cụ thể của bác sĩ,… Tất cả đều có thể dẫn đến kết quả niềng răng không được như ý muốn và phát sinh các biến chứng sai lệch nặng hơn, thậm chí có thể bị cười hở lợi kém thẩm mỹ.
III. Niềng răng xong bị hở lợi phải làm sao?
Nếu không may gặp tình trạng niềng răng xong bị hở lợi, bệnh nhân cần đến ngay các trung tâm nha khoa uy tín lâu năm để được khám chữa hiệu quả kịp thời.
Sau khi thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân, mức độ hở lợi nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ có giải pháp khắc phục phù hợp tương ứng cho mỗi trường hợp.
Trường hợp chỉ bị hở lợi nhẹ bác sĩ có thể chỉ định niềng răng lại lần 2 để khắc phục tình trạng này.
Nếu hở lợi nặng hơn có thể thực hiện một số biện pháp điều trị như: phẫu thuật nâng cơ môi, phẫu thuật xương hàm, phẫu thuật cắt viền lợi.
IV. Cách hạn chế tình trạng niềng răng xong bị cười hở lợi
Để phòng tránh tối đa nguy cơ niềng răng xong bị cười hở lợi tốt nhất ngay từ ban đầu bệnh nhân cần lựa chọn kỹ lưỡng nha khoa đảm bảo uy tín, chất lượng.
Tại nha khoa uy tín sẽ có bác sĩ tay nghề cao, dày dặn kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị, máy móc, công nghệ tiên tiến. Có như vậy mới giúp thăm khám, chẩn đoán tình trạng răng miệng chính xác và đưa ra phác đồ điều trị tối ưu.
Quá trình niềng răng cần chú ý vệ sinh răng sạch sẽ cẩn thận đúng cách để tránh mảng bám, thức ăn thừa tích tụ nhiều làm phát sinh bệnh lý ở răng.
Khi ăn uống nên hạn chế tối đa các đồ ăn quá dai cứng, các đồ ngọt nhiều đường, đồ ăn dễ bám dính,… Tránh hút thuốc lá, uống nước có ga, bia rượu,….
Đối với bệnh nhân niềng răng trong suốt cần tuân thủ đeo khay niềng đủ 22h/ngày, không tự ý thay khay niềng mới khi chưa có hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ.
Tuân thủ thời gian thăm khám định kỳ của bác sĩ để có sự điều chỉnh lực tác động của khí cụ phù hợp, đảm bảo quá trình dịch chuyển của răng diễn ra thuận lợi theo đúng phác đồ.
Nếu trong quá trình đeo niềng bị bung sút dây cung, mắc cài, hỏng khay niềng hay có các dấu hiệu của bệnh lý ở răng lợi,… Lúc này cần đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể để được xử lý hiệu quả kịp thời, tránh phát sinh tác hại không mong muốn.
Mọi thắc mắc về vấn đề tại sao niềng răng xong bị cười hở lợi. Đừng ngần ngại hãy gọi ngay đến tổng đài 19007141 để được các chuyên gia hỗ trợ giải đáp tận tình ngay lập tức.