Sưng nướu răng có thể là dấu hiệu cho thấy răng khôn mọc không đúng vị trí, bị áp xe răng, viêm nướu, bệnh nha chu,… Tất cả các các vấn đề răng miệng này đều gây hại rất nhiều cho răng nướu, dẫn đến nguy cơ cao bị mất răng.
Mục Lục
- Các nguyên nhân gây ra viêm nướu
- Dấu hiệu nhận biết nướu bị viêm
- Đối tượng nguy cơ bệnh Viêm nướu
- Các biện pháp chẩn đoán bệnh Viêm nướu
- Những giai đoạn của sưng nướu răng
- Các biến chứng nguy hiểm
- Các biện pháp giảm đau
- Phương pháp điều trị sưng chân răng tại nhà
- Phương pháp điều trị tại nha khoa
- Cách phòng ngừa viêm nướu răng hiệu quả
Các nguyên nhân gây ra viêm nướu
1. Do mọc răng khôn
Khi vùng sâu trong cùng của hàm răng có triệu chứng viêm sưng. Rất có thể là do ảnh hưởng của việc mọc răng khôn khiến nướu bị sưng đỏ, viêm nhức.
2. Do bệnh lý răng miệng
Khi răng bị chấn thương, sứt mẻ có thể tác động đến tủy răng gây viêm nhiễm. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời bệnh sẽ tiến triển nặng, hình thành ổ mủ ở giữa răng và nướu hoặc áp xe chân răng.
Bệnh sâu răng cũng có thể gây ra triệu chứng tương tự nếu không được điều trị triệt để bằng các kỹ thuật chuyên khoa.
3. Do viêm nướu, viêm nha chu
Nướu bị sưng cũng có thể là do mảng bám răng (vôi răng) đã quá nhiều. Lâu ngày không được cạo sạch đi thì những loại vi khuẩn trong mảng bám sẽ phát triển, thải ra độc tố gây nhiễm trùng và làm nướu bị sưng đỏ.
Vôi răng cũng là nguyên nhân gây nên viêm nướu, viêm nha chu khiến cho nướu bị sưng, viêm gây đau nhức rất khó chịu.
4. Do thói quen hàng ngày
Những thói quen có hại như: xỉa răng bằng tăm, chải răng với lực mạnh và nhanh,… Điều này có thể tác động không tốt đến nướu gây tình trạng sưng đau.
Việc nướu chỉ bị sưng lên mà không kèm theo các dấu hiệu như viêm loét, hoặc những dấu hiệu lạ khác như các mảng màu trắng, hồng… Thì không phải là bệnh ung thư.
Nếu phát hiện các dấu hiệu lạ ở nướu, nghi ngờ là ung thư thì nhanh chóng đến ngay cơ sở nha khoa kiểm tra và điều trị thì nguy cơ chữa khỏi là rất cao.
Để tránh sưng nướu do nguyên nhân này cực kỳ đơn giản, chỉ cần thay thế tăm xỉa răng bằng chỉ tơ nha khoa, chải răng nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm, đầu bàn chải có kích thước nhỏ là được.
Dấu hiệu nhận biết nướu bị viêm
Bệnh nhân có thể nhận biết nướu đang bị viêm nhiễm thông qua các biểu hiện sau:
- – Nướu răng sưng tấy, có màu đỏ sẫm hơn so với các vùng nướu khỏe mạnh.
- – Dễ chảy máu ở vùng nướu khi gặp kích thích từ việc chải răng, dùng chỉ nha khoa.
- – Vùng nướu mềm và xốp, dùng tay ấn vào có thể chảy mủ.
- – Khoang miệng có mùi hôi khó chịu.
- – Tụt nướu chân răng.
- – Răng trở nên đau nhức, nhạy cảm khi đánh răng và ăn uống thực phẩm nóng, lạnh.
- – Một số bệnh nhân có thể gặp triệu chứng sốt, chán ăn, buồn nôn.
Đối tượng nguy cơ bệnh Viêm nướu
Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải tình trạng bệnh viêm nướu nếu không chăm sóc răng đúng cách, thường có một số đối tượng nguy cơ dễ mắc bệnh viêm nướu nhiều hơn là:
- Người nghiện thuốc lá, rượu bia: Đây là những đối tượng dễ bị viêm nướu nhất bởi các chất kích thích độc hại như nicotine khi thấm vào răng trong thời gian dài sẽ gây ố vàng, cao răng tiến triển viêm nướu nếu không điều trị sớm sẽ biến chứng viêm nha chu gây mất răng sớm.
- Người chăm sóc răng sai cách: Ở những người chăm sóc răng sai cách về lâu dài sẽ gây tình trạng tụt nướu, sâu răng, viêm nướu…ảnh hưởng sức khỏe răng miệng.
- Người có chế độ dinh dưỡng kém: Nếu nguồn dinh dưỡng không đảm bảo, dễ dẫn tới thiếu các chất cần thiết như vitamin, khoáng chất sẽ làm cho sức đề kháng yếu đi. Từ đó, khả năng bảo vệ nướu sẽ không đủ để chống lại vi khuẩn tấn công, dễ gây viêm nướu.
- Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh bị thay đổi nội tiết tố: Trong thời gian mang thai và sau khi sinh, phụ nữ sẽ có những thay đổi hormone làm giảm khả năng miễn dịch của lợi, vô tình làm cho vi khuẩn gây hại dẫn đến viêm nướu quanh chân răng.
- Người mắc các bệnh lý như: Đối với những bệnh nhân mắc các bệnh lý tiểu đường, tim mạch, nhiễm virus…thường có hàm lượng đường trong nước bọt cao hơn so với người bình thường, đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn tạo mảng bám gây nên tình trạng viêm nướu.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Viêm nướu
Những biện pháp chẩn đoán bệnh viêm nướu thường sẽ dựa vào triệu chứng của bệnh như: sưng đỏ, dễ chảy máu, có nhiều mảng bám. Bên cạnh đó, cần nhận biết được các bệnh lý đang xảy ra trên răng và lưỡi, cao răng,… dựa vào đó mà bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân.
Thường thì để có sự chẩn đoán chính xác bệnh viêm nướu đang ở giai đoạn nào bạn cần phải đến trực tiếp các trung tâm nha khoa uy tín để bác sĩ chỉ định một số xét nghiệm kiểm tra sức khỏe tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Những giai đoạn của sưng nướu răng
1. Giai đoạn đầu
Khi chỉ mới hình thành bệnh chỉ gây sưng nướu nhẹ. Có cảm giác hơi đau hoặc không đau, ăn uống vẫn bình thường.
2. Giai đoạn hai
Bệnh khi phát triển nặng sẽ gây đau nhức, nướu sưng đỏ nhiều hơn. Khi có kích thích sẽ cảm thấy rất ê buốt, đau rát.
Bệnh nhân lúc này không thể ăn uống bình thường nhất là với các món quá lạnh, cay nóng. Nếu không đến gặp bác sĩ chữa trị kịp thời nguy cơ cao viêm nhiễm sẽ lan rộng gây chảy nhiều máu, chảy dịch mủ và khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.
Các biến chứng nguy hiểm
Sưng nướu răng dù cho bất cứ nguyên nhân nào gây nên cũng ảnh hưởng không tốt cho răng miệng và sức khỏe tổng quát. Cụ thể:
1. Sưng nướu răng do mọc răng khôn
Giai đoạn răng khôn mọc lên có thể gây ra các cơn đau nhức dai dẳng, sưng tấy ở vùng nướu.
Nhất là các răng khôn mọc lệch mọc ngầm dễ xâm lấn sang răng bên cạnh, làm chiếc răng đang khỏe mạnh này trở nên yếu đi. Từ đó dễ bị lung lay và viêm nhiễm, nặng hơn khiến chiếc răng số 7 bị xô đẩy gây mất răng.
2. Sưng nướu răng do viêm nướu, viêm nha chu
Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến răng miệng như mất răng. Mà viêm nướu, viêm nha chu còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cơ thể, làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, đái táo đường.
Các bệnh này khiến phụ nữ đang mang thai dễ sinh non và làm giảm khả năng sinh con ở nam giới. Ngoài ra, bệnh còn gây hôi miệng làm bệnh nhân mất tự tin khi giao tiếp, chất lượng cuộc sống giảm sút.
Các biện pháp giảm đau
- – Chải răng đều đặn 2 – 3 lần/ngày. Sau khi ăn hãy lấy đi sạch sẽ các vụn thức ăn mắc kẹt ở kẽ răng bằng chỉ nha khoa.
- – Các thao tác làm sạch răng cần phải nhẹ nhàng để tránh tác động lên nướu. Khi răng và nướu được làm sạch mảng bám và vi khuẩn sẽ giảm sưng đau tốt hơn.
- – Dùng nước muối ấm để súc miệng giúp làm sạch sâu các vi khuẩn trong khoang miệng, giảm tình trạng sưng đau ở nướu.
- – Cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày để tránh bị khô miệng.
- – Từ bỏ thuốc lá, bia rượu chứa nhiều chất kích thích khác.
Phương pháp điều trị sưng chân răng tại nhà
Mọi thao tác làm sạch khi nướu răng đang bị sưng cần phải hết sức nhẹ nhàng. Có thể giảm sưng đau tại nhà bằng một số mẹo đơn giản như:
1. Chườm lạnh hoặc chườm ấm
Đá lạnh có công dụng làm tê dây thần kinh ngăn chặn cảm giác đau. Do đó, khi chườm đá lạnh lên vùng nướu đau cũng sẽ giúp giảm đau và sưng hiệu quả.
Ngoài ra, bạn có thể chườm ấm lên vùng nướu đau cũng có tác dụng giảm sưng, làm tan máu bầm khá tốt.
2. Đắp gừng tươi giã
Gừng tươi có tính ấm và đem lại khả năng kháng viêm tốt. Khi bị sưng nướu răng bạn có thể dùng một ít gừng tươi giã nát rồi đắp lên vùng răng bị sưng đau. Thực hiện 1 lần/ngày sẽ giúp tiêu viêm, giảm đau rõ rệt.
3. Dùng tỏi
Tỏi có khả năng chống viêm, sát khuẩn, làm dịu cơn đau rất hữu hiệu. Bạn có thể dùng 1 nhánh tỏi giã nhuyễn rồi trộn cùng một ít muối ăn rồi đắp lên vùng nướu sưng đau. Lúc đầu sẽ thấy hơi rát và có mùi nồng. Nhưng dần dần cơn sưng đau sẽ thuyên giảm đáng kể.
Phương pháp điều trị tại nha khoa
Nha Khoa Đông Nam là trung tâm chăm sóc và điều trị trị răng miệng chất lượng cao với hơn 15 năm kinh nghiệm. Cùng với đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đảm bảo điều trị hoàn hảo với kết quả tối ưu nhất.
Toàn bộ quy trình điều trị sưng nướu răng đảm bảo tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế, đầy đủ các bước như sau:
Bước 1: Thăm khám & kiểm tra
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tình trạng răng, chỉ định chụp X-quang (khi cần thiết).
Bước 2: Xác định tình trạng
Khi đã có kết quả thăm khám, chụp phim xác định được tình trạng cụ thể. Bác sĩ sẽ tư vấn liệu trình chữa trị phù hợp, hiệu quả cho bệnh nhân.
Bước 3: Chuẩn bị trước khi điều trị
Trước khi điều trị bất kỳ vấn để răng miệng nào cũng cần phải vệ sinh răng nướu sạch sẽ. Điều này là bắt buộc để có thể phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng, lây nhiễm chéo.
Bước 4: Tiến hành điều trị theo phương án đề ra
– Nếu sưng là do viêm nướu ở dạng nhẹ
Để khắc phục tình trạng sưng nướu nhẹ bác sĩ sẽ cạo vôi răng, làm sạch mảng bám. Sau đó hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc răng hợp lý tại nhà.
Một số trường hợp sưng đau nhiều bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau, kháng viêm.
– Nếu sưng nướu vùng răng trong cùng do răng khôn mọc lệch, mọc ngầm
Từ kết quả chụp X-quang xác định hướng mọc và kích thước răng khôn. Bác sĩ tiến hành gây tê và nhổ răng khôn. Sau điều trị vùng nướu răng sẽ hết sưng đau.
– Nếu sưng nướu do viêm nha chu
Với những bệnh nhân bị sưng nướu nặng nề, răng lung lay và các mô mềm trong khoang miệng cũng bị tổn thương. Bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu loại bỏ phần nha chu bị bệnh. Hay ghép thêm vạt nướu vào để bảo tồn răng thật một cách tốt nhất.
Bước 5: Kiểm tra kết quả điều trị
Kiểm tra lại vùng nướu răng vừa điều trị đảm bảo không còn bất cứ vấn đề nào có thể dẫn đến viêm nhiễm nữa.
Cách phòng ngừa viêm nướu răng hiệu quả
Việc phòng ngừa viêm nướu răng từ sớm là rất quan trọng. Bạn nên xây dựng cho mình thói quen chăm sóc răng miệng hiệu quả như sau:
- – Đánh răng đúng cách hằng ngày 2 – 3 lần. Đừng quên làm sạch răng bằng dung dịch súc miệng, chỉ tơ nha khoa để loại bỏ mảng bám tốt hơn.
- – Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, cân bằng các vitamin A, C, E, K, Canxi,… để giúp răng miệng khỏe mạnh.
- – Đến nha khoa kiểm tra răng định kỳ ít nhất 6 tháng/lần là cách phòng ngừa các bệnh về nướu răng tốt nhất. Nguyên nhân chủ yếu gây các bệnh về nướu răng chính là các mảng bám thức ăn bị vôi hóa. Do đó cần phải loại bỏ để phòng ngừa bệnh hiệu quả.
- – Khi đến thăm khám bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn lựa chọn loại kem đánh răng và nước súc miệng để cải thiện tình trạng khô miệng. Bởi vì nếu miệng bị khô sẽ gia tăng nguy cơ tích tụ mảng bám và hình thành nhiều cao răng rất dễ gây sưng nướu.
Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, bạn đừng ngần ngại liên hệ với Nha Khoa Đông Nam thông qua tổng đài 1900 7141 để được các bác sĩ giàu kinh nghiệm thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Sưng nướu răng là dấu hiệu của bệnh gì? – Để trả lời chính xác câu hỏi này, chúng tôi thiết nghĩ bạn nên tranh thủ đến nha khoa càng sớm càng tốt để các bác sĩ có thể trực tiếp thăm khám và kiểm tra tình trạng của bạn. Từ đó, có thể đưa ra những kết luận chính xác cũng như phương án điều trị, mức chi phí chính xác nhất.
Xem thêm nha chu viêm nướu: