Phương pháp trồng răng sứ là như thế nào? Có những đặc điểm nổi bật ra sao? Hãy cùng Nha Khoa Đông Nam tìm hiểu chi tiết nhé.
Phương pháp trồng răng sứ là như thế nào? Với kỹ thuật nha khoa ngày một phát triển mạnh mẽ hơn, phương pháp trồng răng sứ cũng được các nhà nghiên cứu khoa học phát minh ra, bằng những công dụng tuyệt vời, trồng răng sứ đang ngày một khẳng định vị trí của mình trong lòng người sử dụng.
Trồng răng sứ là như thế nào?
Phương pháp trồng răng sứ là một dạng kỹ thuật nha khoa thẩm mỹ với tác dụng giúp phục hình thẩm mỹ lại cho răng và giúp răng được phục hồi đầy đủ hơn trên cung hàm trong những trường hợp bệnh nhân bị mất răng do một lý do nào đó.
Kỹ thuật của phương pháp trồng răng sứ là bác sĩ sẽ thực hiện mài đi những chiếc răng thật xung quanh vùng răng bị mất (ít nhất là 2 trụ răng) để tạo thành trụ nâng đỡ cho dãy mão răng sứ bên trên. Dãy mão răng sứ này được chế tác riêng theo dấu hàm của bệnh nhân (ít nhất 3 răng sứ) và được dính chặt vào nhau để gắn vào trụ răng, lắp hết đi khoảng trống mất răng, giúp phục hồi lại tính thẩm mỹ và chức năng cho răng đã mất.
Thông thường, phương pháp trồng răng sứ sẽ được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp mất 1 răng hoặc 1 vài răng liên tiếp nhưng trụ răng thật xung quanh phải đảm bảo vẫn còn khỏe mạnh nhất, tình trạng xương hàm chưa tiêu đi và răng chưa bị xô đẩy nhau.
Vì đây là một phương pháp trồng răng giả cố định nên các bạn không thể tự ý tháo ra lắp vào giống như hàm giả tháo lắp, và chỉ có bác sĩ mới là người có thể thực hiện thao tác tháo lắp răng sứ cho bạn mà thôi.
Đặc điểm của phương pháp trồng răng sứ
Phương pháp trồng răng sứ được nhiều người ưa chuộng là vì nó sở hữu những đặc điểm nổi bật của riêng mình như:
– Phục hồi lại tính thẩm mỹ cho hàm răng và nụ cười của bệnh nhân vì răng sứ được chế tác riêng theo dấu hàm nên sẽ có màu sắc, hình dáng, kích thước đều hoàn toàn giống với răng thật tự nhiên, nhất là nếu các bạn thực hiện trồng răng với răng sứ toàn sứ.
– Thời gian thực hiện rất nhanh hoàn tất, các bạn chỉ mất khoảng 2 – 4 ngày, mỗi ngày khoảng 1 tiếng tại nha khoa là có thể sở hữu lại một hàm răng đầy đủ.
– Răng sứ sau khi trồng có thể tồn tại được nhiều năm nếu bệnh nhân biết chăm sóc và bảo quản đúng cách.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì trồng răng sứ vẫn còn nhiều khuyết điểm chưa thể khắc phục như:
– Gây ảnh hưởng, áp lực lên răng thật vì phải mài chúng đi khiến răng trở nên yếu hơn.
– Chính vì răng bị mài đi nên những răng trụ có thể sẽ rất dễ bị nhạy cảm với những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh nếu bác sĩ mài răng không đúng kỹ thuật.
– Trồng răng sứ không thể ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm xảy ra, khi xương hàm tiêu đi cũng sẽ khiến chân răng trụ bị nhô ra khỏi nướu làm cho những vi khuẩn xung quanh có cơ hội tấn công và gây hư hại chân răng.
Để khắc phục những khuyết điểm trên của phương pháp trồng răng sứ thì các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời phương pháp trồng răng Implant thay thế. Bằng cách sử dụng những trụ Implant để cấy sâu và bên trong xương hàm và phục hình răng sứ lên trên để tạo thành một chiếc răng có đầy đủ chân răng và thân răng như răng thật.
Do có chân răng thay thế nên trồng răng Implant có thể khắc phục được tình trạng tiêu xương hàm, gây ảnh hưởng đến răng thật xung quanh của phương pháp trồng răng sứ. Bên cạnh đó, răng Implant còn có thể tồn tại vĩnh viễn trên cung hàm nếu bệnh nhân chăm sóc đúng cách. Vì vậy, nếu điều kiện cho phép, chúng tôi hy vọng các bạn nên lựa chọn phương pháp trồng răng Impalnt để thực hiện phục hồi răng đã mất cho mình nhé.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về thắc mắc trồng răng sứ là như thế nào, nếu còn điều gì thắc mắc thì các bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất, hoặc đến trực tiếp địa chỉ phòng khám nha khoa chúng tôi để được bác sĩ thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm cầu răng sứ:
- Làm cầu răng sứ giá bao nhiêu?
- Làm cầu răng sứ có sử dụng được vĩnh viễn không?
- Chi phí trồng răng sứ vĩnh viễn giá bao nhiêu?
- Quy trình trồng răng sứ như thế nào?
- Răng giả cho người già gồm những loại nào?
Xem thêm trồng răng implant: