Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm khi ta bước vào độ tuổi trưởng thành. Vậy răng khôn có tác dụng gì? Và trường hợp răng khôn mọc lệch thì có sao không?
Mục Lục
I. Răng khôn là gì?
Răng khôn còn được gọi là răng số 8, là chiếc răng hàm lớn thứ 3 nằm ở trong cùng của mỗi cung hàm. Răng khôn thường xuất hiện ở độ tuổi trưởng thành, từ 17 – 25 tuổi. Trung bình mỗi người sẽ mọc khoảng 4 răng khôn. Tuy nhiên cũng có những trường hợp chỉ mọc 1, 2, 3 răng khôn hoặc thậm chí là không có cái nào.
Do răng khôn mọc vào thời điểm mà các răng vĩnh viễn khác đã ổn định, xương hàm cứng chắc không có khả năng tiếp tục tăng trưởng nên răng khôn mọc lên thường có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm gây đau nhức, khó chịu.
II. Răng khôn có tác dụng gì?
Theo nghiên cứu, răng khôn đã tồn tại hàng thiên niên kỷ, tổ tiên của chúng ta sử dụng răng khôn để ăn nhai tương tự như các răng vĩnh viễn khác. Điều này xuất phát từ chế độ ăn của họ chủ yếu là thịt sống và các loại rau, lá nhiều chất xơ khó nhai.
Đến khi con người tìm ra lửa, bắt đầu tiếp xúc với thức ăn được nấu mềm, răng sẽ không phải hoạt động nhiều và kết quả là xương hàm thu nhỏ lại. Nhưng có một vấn đề là gen quyết định kích thước xương hàm hoàn toàn tách biệt với gen quyết định chúng ta mọc bao nhiêu răng.
Vì vậy, khi hàm thu nhỏ lại thì trung bình chúng ta vẫn sẽ mọc đầy đủ 32 chiếc răng. Và răng khôn mọc lên thời điểm sau cùng nên không còn chỗ chứa, dẫn đến tình trạng mọc lệch, mọc kẹt, mọc ngầm trong xương hàm gây viêm nhiễm và tăng nguy cơ sâu các răng bên cạnh.
Như vậy, có thể thấy răng khôn hầu như không có tác dụng gì về mặt ăn nhai lẫn thẫm mỹ, song lại còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Do đó, để bảo vệ những chiếc răng bên cạnh, các bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân nên nhổ bỏ răng khôn càng sớm càng tốt.
Đây cũng chính là lý do mà mỗi năm, có đến 5 triệu người Mỹ phải nhổ bỏ răng khôn thay vì để chúng tồn tại đến hết đời.
III. Trường hợp nào thì nên nhổ răng khôn?
Khi xương hàm đã hết chỗ mà răng khôn vẫn mọc lên, dẫn đến hiện tượng mọc kẹt, mọc ở vị trí không thuận lợi, tăng nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm khác, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ.
Đã có rất nhiều trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, nhưng không sớm nhổ bỏ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng lây lan sang các răng bên cạnh. Do đó, khi mọc răng khôn ở những trường hợp sau, bạn nên nhanh chóng đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và chỉ định nhổ bỏ:
- Răng khôn mọc lên gây đau nhức nghiêm trọng, sưng nướu tái đi tái lại, viêm lợi trùm, u nang.
- Răng khôn mọc sát vào bên trong má, khó có thể làm sạch, có khả năng cao bị sâu và lây lan sang các răng bên cạnh.
- Răng khôn dị dạng, có hình dáng bất thường hoặc kích thước nhỏ hơn so với chiếc răng số 7 bên cạnh.
- Giữa răng khôn với răng kế cận xuất hiện khe hở dính giắt thức ăn, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng, nhất là sâu răng.
- Răng khôn mọc thẳng nhưng lại không có răng đối diện ăn khớp dẫn đến tình trạng trồi dài hơn, hình thành bậc thang với răng số 7 gây hiện tượng nhồi nhét thức ăn.
Đa phần hầu hết các trường hợp mọc răng khôn bác sĩ đều khuyến khích nhổ bỏ tuy nhiên cũng có trường hợp bạn vẫn có thể bảo tồn chiếc răng khôn này:
- Răng khôn mọc thẳng, hình dáng bình thường, không bị kẹt trong xương hàm, có răng đối diện ăn khớp. Nếu giữ lại, bệnh nhân phải vệ sinh răng miệng thật cẩn thận, thường xuyên dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng. Đặc biệt, cần thăm khám nha khoa định kỳ để kiểm soát tốt tình trạng của răng khôn.
- Ngoài ra, trường hợp chiếc răng khôn liên quan trực tiếp đến các cấu trúc quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh hoặc bệnh nhân mắc bệnh lý toàn thân như tim mạch, đái tháo đường, rối loạn đông máu,… bác sĩ sẽ cân nhắc giữa việc bảo tồn và nhổ bỏ.
IV. Tác hại khi răng khôn mọc lệch
Răng khôn mọc lệch gây ra những cơn đau nhức nghiêm trọng khiến việc ăn uống gặp nhiều khó khăn, và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, việc chậm trễ điều trị còn làm tăng nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Viêm nhiễm
Khi răng khôn mọc lên sẽ kích thích đến nướu và gây tình trạng viêm. Với chiếc răng khôn mọc thẳng, viêm nướu sẽ chấm dứt khi chiếc răng mọc lên đầy đủ.
Tuy nhiên, với chiếc răng khôn mọc ngầm, viêm nướu sẽ tái phát nhiều lần cho đến khi chiếc răng được loại bỏ. Do đó, nếu không nhổ bỏ kịp thời, tình trạng viêm nướu tiến triển nặng hơn, xuất hiện dịch mủ quanh vị trí răng khôn.
- Sâu răng
Vì nằm sâu trong cung hàm, lại có hiện tượng mọc lệch nên vị trí răng khôn rất dễ tồn đọng vụn thức ăn và khó làm sạch. Đây là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển gây sâu răng.
- Tổn thương răng số 7
Trường hợp chiếc răng khôn mọc lệch đâm vào răng số 7 nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến răng số 7 bị lung lay, thậm chí là gãy rụng.
- U nang xương hàm
Răng khôn mọc lệch đi kèm với tình trạng nhiễm trùng mãn tính tăng nguy cơ hình thành u nang xương hàm, dễ gây tiêu xương, nghiêm trọng hơn là gãy xương hàm.
- Rối loạn cảm giác
Vị trí răng khôn hàm dưới tập trung rất nhiều dây thần kinh cảm giác, nếu chiếc răng khôn mọc lệch chèn ép vào những dây thần kinh này sẽ khiến người bệnh có cảm giác tê, mất cảm giác ở môi.
Ngoài ra, một số trường hợp răng khôn mọc lệch còn gây ra hội chứng giao cảm làm đau một bên mặt, phù đỏ quanh ổ mắt.
Răng khôn có tác dụng gì đã được giải đáp chi tiết trên bài viết. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm giải phẫu răng: