Răng nhạy cảm là một trong những tình trạng răng miệng tương đối phổ biến, gây cảm giác ê buốt khó chịu khi ăn uống hoặc tiếp xúc thời tiết lạnh. Vậy răng nhạy cảm là gì? Khắc phục như thế nào?
Mục Lục
I. Răng nhạy cảm là gì?
Răng nhạy cảm là một cách gọi khác của hiện tượng quá cảm ngà, đặc trưng bởi triệu chứng ê buốt khi gặp các kích thích từ ăn uống thực phẩm nóng lạnh. Hiện tượng này có thể xuất hiện ở một răng hoặc tất cả các răng. Và có thể là vấn đề tạm thời nhưng cũng có thể là mãn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Một chiếc răng khỏe mạnh bình thường sẽ có phần men răng chắc khỏe, bảo vệ ngà răng và tủy răng ở bên trong. Tuy nhiên, vì nguyên nhân nào đó mà men răng bị mài mòn, yếu đi làm các ống thần kinh tại ngà răng và tủy răng tiếp xúc trực tiếp với đồ ăn. Nhiệt độ từ thức ăn sẽ kích thích đến dây thần kinh và gây ra cảm giác ê buốt, khó chịu.
II. Dấu hiệu nhận biết răng nhạy cảm
Răng nhạy cảm thường là kết quả của các vấn đề tụt nướu, mòn men răng. Hiện tượng này xảy ra ở hầu hết mọi lứa tuổi, trong đó phổ biến nhất là từ 20 – 50 tuổi. Răng nhạy cảm thường có những dấu hiệu nhận biết như:
- Có cảm giác buốt ở chân răng khi ăn thực phẩm nóng lạnh, đồ ngọt
- Bị ê buốt mỗi khi đánh răng vào thời điểm sáng sớm
- Ngồi máy lạnh hoặc khi có gió lùa vào cũng khiến răng đau buốt khó chịu
Hiện tượng ê buốt có thể xuất hiện thoáng qua nhưng cũng có thể tái diễn nhiều lần khiến việc ăn uống trở nên khó khăn, về lâu dài cơ thể không đủ dinh dưỡng gây suy nhược.
III. Nguyên nhân khiến răng nhạy cảm
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng nhạy cảm, trong đó phổ biến nhất là những nguyên nhân sau:
Ăn thực phẩm chứa nhiều axit: Một số loại trái cây thuộc họ cam quýt hoặc xoài, cóc,… mặc dù giàu vitamin tốt cho cơ thể nhưng đồng thời chúng cũng chứa nhiều axit gây bào mòn men răng. Vì vậy mà thường xuyên tiêu thụ những thực phẩm này, men răng sẽ mỏng và yếu dần làm răng nhạy cảm.
Do tụt nướu: Vùng chân răng được bao phủ bởi mô nướu, trường hợp đánh răng sai cách hoặc mắc bệnh viêm nướu, viêm nha chu sẽ làm nướu tụt xuống lộ chân răng ra ngoài. Mặt khác càng về phía chân răng, tỷ lệ men răng càng mỏng nên khi chân răng lộ ra ngoài rất dễ bị vi khuẩn tấn công tác động đến dây thần kinh ngà răng gây cảm giác ê buốt.
Răng bị nứt vỡ: Thói quen nhai đá, ăn kẹo cứng, dùng răng cạy mở nắp chai hoặc chấn thương do tai nạn, va đập sẽ gây ra hiện tượng răng nứt mẻ. Trường hợp chiếc răng bị nứt mẻ lớn sẽ làm kích thích đến dây thần kinh bên trong. Ngoài ra, vết nứt còn là nơi lý tưởng để vi khuẩn trú ngụ gây viêm nhiễm.
Sâu răng: Sâu răng hình thành các lỗ hổng lớn trên răng, vi khuẩn thông qua những lỗ hổng này xâm nhập vào ngà và tủy răng dẫn đến tình trạng ê buốt. Nhất là khi thức ăn bị kẹt trong lỗ sâu.
Hiện tượng nghiến răng: Men răng được biết đến là mô cứng nhất trong cơ thể tuy nhiên chúng vẫn có thể bị mài mòn bởi thói quen hằng ngày, nhất là tình trạng nghiến răng. Hành động nghiến răng vô thức trong lúc ngủ lặp đi lặp lại suốt thời gian dài làm men răng bị tổn thương, ê buốt.
IV. Cách khắc phục tình trạng răng nhạy cảm
Nếu phát hiện những dấu hiệu, triệu chứng răng nhạy cảm, bạn nên sớm đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra. Tùy vào nguyên nhân gây ê buốt cũng như mức độ tổn thương ở răng mà có phương pháp điều trị phù hợp.
1. Chọn loại kem đánh răng phù hợp
Trường hợp răng nhạy cảm nhẹ, chưa ảnh hưởng đến cấu trúc của răng, bác sĩ sẽ gợi ý bạn chọn loại kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm, chứa nồng độ fluor phù hợp. Tránh những loại kem đánh răng có chứa thành phần làm trắng răng vì sẽ khiến tình trạng ê buốt trở nên nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng hướng dẫn thao tác chải răng sao cho đúng cách, sử dụng các loại nước súc miệng giàu khoáng chất. Và đặc biệt là xây dựng chế độ ăn uống khoa học tốt cho sức khỏe răng miệng.
2. Trám lỗ sâu, vết nứt trên răng
Nếu răng nhạy cảm xuất phát từ nguyên nhân sâu răng, răng sứt mẻ bác sĩ sẽ tiến hành trám bít bằng phương pháp hàn trám composite. Phương pháp này không chỉ giúp tái tạo lại hình dáng của thân răng mà còn cách ly sự tiếp xúc trực tiếp của dây thần kinh ngà răng với thực phẩm nóng lạnh, từ đó khắc phục tình trạng răng nhạy cảm ê buốt.
3. Ghép nướu
Nếu răng nhạy cảm do tụt nướu và hiện tượng này đang tiến triển một cách đáng chú ý, bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc ghép nướu để thay thế phần mồ nướu bị mất. Quy trình ghép nước được thực hiện bằng cách lấy một lượng nhỏ mô từ khu vực khác, có thể là vòm miệng, sau đó đặt chúng vào vùng chân răng bị tụt nướu.
V. Cách phòng ngừa răng nhạy cảm
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách được xem là chìa khóa để ngăn ngừa tình trạng răng nhạy cảm một cách hiệu quả:
1. Vệ sinh răng miệng
Hình thành thói quen chải răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy. Nên dành ra khoảng 2 phút cho mỗi lần chải để đảm bảo rằng tất cả các răng đều được làm sạch.
Thao tác chải răng nhẹ nhàng, di chuyển bàn chải theo chiều lên xuống của răng hoặc xoay tròn. Tránh chải mạnh tay theo chiều ngang làm tụt nướu, mòn men răng.
Sử dụng bàn chải lông mềm để việc làm sạch răng trở nên hiệu quả mà không làm tổn thương đến nướu hay men răng. Định kỳ 3 tháng bạn nên thay bàn chải 1 lần hoặc bất cứ khi nào thấy lông bàn chải tòe đi.
Lựa chọn kem đánh răng chứa nồng độ fluor phù hợp. Thỉnh thoảng, bạn cũng cần đổi qua các loại kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm để bảo vệ men răng tốt hơn.
2. Chế độ ăn uống hằng ngày
Đường là một trong những tác nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý răng miệng. Vi khuẩn sống trong miệng tiêu thụ đường chuyển hóa thành axit ăn mòn men răng gây ra cảm giác ê buốt. Chính vì vậy thức ăn chứa nhiều đường là thực phẩm cần hạn chế đầu tiên.
Bên cạnh đó, trái cây thuộc họ cam chanh, thực phẩm muối chua, chất làm khô miệng (rượu, cà phê), đồ uống có ga,… đều làm men răng bị suy yếu, nên cần hạn chế sử dụng.
Thay vào đó, bạn có thể bổ sung những thực phẩm giàu canxi (sữa, pho mát, cá biển, hải sản), chất xơ (bắp cải, súp lơ, rau chân vịt, ngũ cốc nguyên hạt). Những thực phẩm này không chỉ tốt cho răng mà còn tác động tích cực đến sức khỏe tổng quát.
3. Thăm khám nha khoa
Định kỳ 3 – 6 tháng bạn cần đến nha khoa kiểm tra răng miệng và cạo vôi răng. Việc duy trì thói quen này giúp sức khỏe răng miệng được kiểm soát tốt nhất, kịp thời xử lý những vấn đề có thể phát sinh.
Như vậy, nắm được nguyên nhân, dấu hiệu của răng nhạy cảm là gì sẽ giúp bạn có biện pháp khắc phục và phòng ngừa hợp lý. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm răng ê buốt: