Rộp nướu răng là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

10/02/2023
rộp nướu răng là bệnh gì có nguy hiểm không

Phồng rộp nướu răng không phải là một hiện tượng răng miệng hiếm gặp. Khi gặp phải tình trạng này, bạn nên đến ngay các cơ sở nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh phát triển và gây hại cho sức khỏe răng miệng.

rộp nướu răng là bệnh gì có nguy hiểm không

1. Rộp nướu răng là bệnh gì?

Rộp nướu răng là hiện tượng nướu răng bị sưng phồng, tạo thành các túi chứa đầy chất dịch (mủ). Đây thường là dấu hiệu của các bệnh về nướu như viêm nướu, nha chu, nhiệt miệng…

a) Bệnh viêm nướu

Đây là tình trạng viêm nhiễm cục bộ ở vùng mô nướu, với các triệu chứng như nướu đổi từ màu hồng sang hô sang đỏ thẫm hoặc tím thẫm, mềm, dễ chảy máu khi đánh răng, ăn uống, dùng chỉ nha khoa.

viêm nướu răng
Bệnh viêm nướu

Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng viêm nhiễm có thể lây lan xuống các mô bên dưới, tạo thành các túi mủ.

b) Bệnh nha chuyên

Bệnh nha chu là một dạng viêm nướu tiến triển, gây ảnh hưởng trên diện rộng. Khi phát triển đến giai đoạn này, bệnh có thể làm tổn thương dây chằng và xương ổ răng, khiến chúng tiêu dần theo thời gian.

bệnh viêm nha chu
Bệnh viêm nha chu

Sự suy giảm kích thước xương hàm sẽ làm cho răng không thể đứng vững, khiến chúng bị lung lay và cuối cùng là rụng đi.

c) Bệnh nhiệt miệng

Nhiệt miệng là một vết loét nhỏ, nông, phát triển ở những mô mềm bên trong miệng như má, môi, lưỡi, nướu. Các vết loét thường tồn tại trong khoảng 7 – 10 ngày, sau đó tự lành và không để lại vết sẹo.

nhiệt miệng
Nhiệt miệng

Ban đầu, bệnh chỉ là các đốm trắng to khoảng 1 – 2mm, hơi mọng nước và to dần theo thời gian. Vài ngày sau, chúng đồng loạt vỡ ra và tạo thành các vết loét.

Bệnh thường không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Các vết loét thường đau, rát, khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn khi ăn uống, đánh răng, dùng chỉ nha khoa.

2. Rộp nướu răng có nguy hiểm không?

Rộp nướu răng ít nhiều đều có thể gây đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân, khiến họ gặp khó khăn khi ăn nhai. Lâu dài có thể gây chán ăn, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa.

rộp nướu răng có nguy hiểm không
Các cơn đau do rộp nướu có thể khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi ăn uống

Nếu nướu bị rộp do viêm nhiễm, ngoài các nguy cơ về răng, miệng, sức khỏe toàn thân của bệnh nhân cũng có thể bị ảnh hưởng.

Như đã đề cập ở trên, nếu không được điều trị kịp thời, viêm nướu có thể tiến triển thành bệnh nha chu. Các nghiên cứu cho thấy, bệnh nha chu là nguyên nhân hàng đầu gây mất răng hàng loạt ở người trưởng thành.

Không dừng lại ở đó, vi khuẩn trong khoang miệng có thể xâm nhập vào dòng máu thông qua các điểm chảy máu trên nướu, đến gây hại cho các cơ quan và hệ cơ quan khác trong cơ thể như tim mạch, phổi, thận…

Thậm chí, vi khuẩn gây bệnh nha chu còn có thể xâm nhập vào nhau thai, làm thay đổi nồng độ dịch ối, làm tăng nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân.

tác hại của bệnh viêm nha chu
Ảnh hưởng của bệnh viêm nha chu đối với sức khỏe toàn thân

Theo như những thông tin đã cung cấp, rộp nướu do nhiệt miệng thường không nguy hiểm, nhưng các triệu chứng của bệnh ít nhiều đều có thể làm cho bệnh nhân cảm thấy đau nhức, khó chịu.

Chính vì thế, để tránh gặp phải các vấn đề trên, ngay từ khi nướu răng có biểu hiện bất thường, bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp.

3. Điều trị rộp nướu răng

Việc xác định phương pháp điều trị rộp nướu răng phụ thuộc nhiều vào tình trạng răng miệng của mỗi người.

Quá trình điều trị rộp nướu răng do viêm nhiễm thường trải qua hai giai đoạn điều trị sơ khởi và điều trị chuyên sâu.

Ở giai đoạn điều trị sơ khởi, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ hoàn toàn các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây bệnh bằng các kỹ thuật cạo vôi răng, chỉnh sửa hoặc thay thế các miếng trám và phục hình không đúng kỹ thuật, cố định răng lung lay…

Quá trình cạo vôi răng tại Nha Khoa Đông Nam:

Sau khi loại bỏ các yếu tố bất lợi cho quá trình điều trị, căn cứ vào tình trạng răng miệng cụ thể của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định các kỹ thuật chuyên sâu phù hợp như nạo mủ, rạch áp xe, ghép nướu, ghép xương ổ răng…

Nếu nướu và các mô xung quanh răng bị tổn thương quá nặng, không thể điều trị được nữa, bác sĩ bắt buộc phải loại bỏ răng.

Như đã đề cập ở trên, bệnh nhiệt miệng thường tự khỏi sau 7 – 10 ngày, do đó thường không cần phải điều trị. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn biện pháp xoa dịu các triệu chứng và kê toa thuốc cho bạn để thúc đẩy quá trình lành thương (nếu cần thiết).

Trên thực tế, chỉ có bác sĩ chuyên khoa mới có thể xác định nguyên nhân và đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp với tình trạng răng miệng của mỗi người. Do đó, bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn trực tiếp.

4. Các biện pháp xoa dịu các triệu chứng phồng rộp nướu răng

Trong trường hợp chưa thể đến nha khoa, bạn nên đảm bảo các vấn đề sau đây để làm giảm tốc độ phát triển của bệnh:

✦ Thứ nhất, đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày với bàn chải đánh răng có lông mềm và kem đánh răng có chứa fluor, kết hợp sử dụng nước muối sinh lý để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng.

cham soc rang mieng dung cach 2

Khi đánh răng, bạn chỉ nên sử dụng một lực vừa phải, đúng kỹ thuật, không sử dụng lực quá mạnh. Không đánh răng theo chiều ngang.

✦ Thứ hai, không sử dụng tăm xỉa răng hoặc bất kỳ các vật nhọn nào khác để làm sạch mảng bám và thức ăn còn giắt lại trên răng.

Cách tốt nhất là dùng chỉ nha khoa. Khi thực hiện, bạn nên thao tác nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật.

xỉa răng bằng tăm
Không dùng tăm xỉa răng

✦ Thứ ba, hạn chế ăn thực phẩm có hàm lượng đường cao như bánh ngọt, kẹo, hoa quả sấy khô… để giảm thiểu sự tích tụ mảng bám. Đánh răng sau khi ăn.

bánh kẹo ngọt
Hạn chế ăn thực phẩm ngọt

✦ Thứ tư, uống đủ nước. Nên uống sau khi ăn để rửa trôi các thực phẩm còn bám lại trên răng sau khi ăn.

bổ sung đủ nước cho cơ thể
Uống đủ nước

✦ Thứ năm, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc giảm đau, dược liệu dân gian như cây lược vàng, lá lốt, tỏi, gừng, rượu cau… để được hướng dẫn.

thăm khám răng miệng
Hỏi ý kiến của bác sĩ khi trước khi sử dụng thuốc giảm đau

Bạn nên đến nha khoa trong thời gian sớm nhất để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp.

Nếu cần được tư vấn thêm, bạn có thể tham khảo các bài viết khác của Nha khoa Đông Nam hoặc liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 7141 để được tư vấn một cách nhanh chóng, chính xác nhất.

Xem thêm nha chu viêm nướu:

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
- Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
- Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

Trả lời

(*Lưu ý: các hình ảnh mang tính chất tham khảo. Tùy từng tình trạng bệnh nhân khác nhau sẽ có kết quả thực hiện khác nhau)
Incon facebook
Incon facebook