Theo thống kê, sâu kẽ răng chiếm đến 40% trong tổng số ca bệnh sâu răng. Nhiều bệnh nhân thắc mắc tại sao thường xuyên đánh răng nhưng vẫn bị sâu kẽ răng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lý giải vấn đề này đồng thời có những biện pháp giúp bạn phòng ngừa hiệu quả.
Mục Lục
I. Dấu hiệu nhận biết sâu kẽ răng
Sâu kẽ răng là tình trạng mà bệnh lý sâu răng xảy ra ở kẽ răng, nghĩa là quá trình mất khoáng gây ra bởi vi khuẩn làm tổn thương các mô cứng của răng xảy ra ở vị trí tiếp giáp giữa hai chiếc răng. Tình trạng sâu kẽ răng thường có những dấu hiệu nhận biết sau đây:
Xuất hiện vết đen ở giữa hai răng. Những vết đen này rất khó phát hiện bằng mắt thường ở những vị trí răng hàm, chỉ khi tình trạng sâu răng chuyến biến nặng hơn, mô răng bị phá hủy nhiều và kích thước vết đen lớn thì người bệnh mới nhận thấy.
Có hiện tượng dính giắt thức ăn và không dễ làm sạch. Kèm với đó là cảm giác ê buốt khi ăn thức ăn nóng lạnh hoặc thực phẩm quá chua, quá ngọt.
Hơi thở có mùi hôi khó chịu. Mùi hôi này xuất phát từ chất thải của vi khuẩn sâu răng khi chúng phân hủy thức ăn thừa và mảng bám còn sót lại trên răng.
II. Nguyên nhân hình thành sâu kẽ răng
Sâu răng xuất phát từ 2 yếu tố chính là vi khuẩn trong miệng và lượng đường cao trong thức ăn hằng ngày. Sau khi ăn, đặc biệt là những thức ăn nhiều đường và tinh bột, nếu không được làm sạch vi khuẩn sẽ bắt đầu ăn chúng và hình thành mảng bám.
Mảng bám có thể cứng lại ở bề mặt răng và đường viền nướu hình thành cao răng. Khi đó, axit trong cao răng sẽ làm xói mòn men răng và hình thành những lỗ sâu.
Điều này có thể hiểu đơn giản là nếu răng không được làm sạch đúng cách sẽ tăng nguy cơ bị sâu răng. Và quan trọng hơn hết, chải răng thôi vẫn chưa đủ, bạn vẫn có thể bị sâu răng nếu không sử dụng chỉ nha khoa.
Bởi vì mỗi chiếc răng có tới 4 – 5 mặt, bàn chải không thể làm sạch đến kẽ răng. Nếu chỉ chải răng thì đồng nghĩa với việc vẫn còn ít nhất 2 mặt của chiếc răng vẫn chưa được làm sạch, gây tình trạng sâu kẽ răng.
III. Các giai đoạn phát triển của sâu răng
Tương tự như sâu răng thông thường, sâu kẽ răng cũng tiến triển từ nhẹ đến nặng với các cấp độ bao gồm sâu men răng, sâu ngà răng và sâu tủy răng.
Sâu men răng: Đây là giai đoạn nhẹ nhất của sâu răng. Vì men răng không chứa các dây thần kinh cảm giác nên khi bị tổn thương sẽ không gây ra cảm giác đau hay khó chịu nào.
Bạn chỉ có thể phát hiện thông qua những lỗ đen ở kẽ răng. Tuy nhiên, nếu lỗ đen quá nhỏ và nằm ở vị trí răng hàm thì rất khó có thể nhận biết bằng mắt thường. Đây là lý do tại sao nha sĩ luôn khuyến khích nên thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần.
Sâu ngà răng: Nếu không được can thiệp điều trị, xoang sâu sẽ lan đến khu vực ngà răng. Khi đó xoang sâu đã khá lớn, bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Đồng thời còn cảm nhận được cảm giác đau nhức, ê buốt do cấu trúc ngà răng chứa tế bào ngà tạo cảm giác cho răng.
Sâu tủy răng: Tủy răng là cấu trúc quan trọng nhất duy trì sự sống của chiếc răng, chúng nằm ở trong cùng, được bảo vệ cẩn thận bởi tổ chức men răng và ngà răng. Tủy răng gồm rất nhiều dây thần kinh và mạch máu nên khi bị vi khuẩn tấn công sẽ gây ra các triệu chứng đau nghiêm trọng, áp xe, thậm chí là mất răng.
IV. Phương pháp điều trị sâu răng ở kẽ
Nếu gặp tình trạng sâu kẽ răng, bạn nên đến nha khoa để được thăm khám, tùy vào mức độ tổn thương mà bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Trám răng: Trường hợp vết sâu kẽ răng còn nhỏ, mô răng chưa bị phá hủy nhiều, bác sĩ sẽ áp dụng thủ thuật trám răng. Vật liệu được dùng phổ biến nhất khi trám răng là composite, chúng giúp lấp đầy lỗ hổng của răng, khôi phục ăn nhai và mang lại thẩm mỹ cao.
Điều trị tủy: Nếu vi khuẩn đã tác động vào tủy răng việc chữa tủy sẽ được chỉ định. Bác sĩ loại bỏ hết phần tủy bị viêm nhiễm sau đó hàn kín ống tủy và phục hình lại thân răng bằng phương pháp bọc răng sứ giúp duy trì tuổi thọ của răng được lâu hơn trên cung hàm.
Nhổ răng: Khi xoang sâu lan rộng, phá hủy gần như toàn bộ mô răng, không thể tiến hành điều trị bảo tồn, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc ngăn chặn viêm nhiễm lây lan sang các răng bên cạnh. Sau khi nhổ răng, bệnh nhân cần trồng lại răng giả càng sớm càng tốt khôi phục chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và ngăn ngừa những biến chứng do mất răng gây ra.
V. Biện pháp ngăn ngừa tình trạng sâu kẽ răng
Sâu kẽ răng gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe răng miệng nhưng rất may bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa bằng những phương pháp đơn giản sau:
Chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách, chải răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa nồng độ fluor phù hợp. Mỗi lần chải dành ra ít nhất 2 phút đảm bảo không bỏ sót chiếc răng nào.
Đặc biệt cần sử dụng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần trong ngày nhằm loại bỏ vụn thức ăn thừa, tuyệt đối không dùng tăm tre nhọn. Bởi vì tăm tre có thể làm tổn thương đến nướu và thưa răng, trong khi đó chỉ nha khoa giúp làm sạch vụn thức ăn, mảng bám trong kẽ răng và đường viền nướu một cách dễ dàng mà không gây bất kỳ tác hại nào.
Kết hợp súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng loại bỏ vi khuẩn, ngăn ngừa tình trạng hôi miệng.
Chế độ ăn uống hằng ngày nên hạn chế những thực phẩm nhiều đường và tinh bột, các loại nước ngọt có ga. Thay vào đó nên tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu vitamin, canxi, chất xơ và khoáng chất có trong cá biển, thịt, trứng, sữa, rau màu xanh đậm, trái cây,…
Thăm khám nha khoa và cạo vôi răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần giúp răng miệng luôn sạch sẽ, kịp thời phát hiện những lỗ sâu kẽ răng hoặc những bệnh lý khác để có biện pháp điều trị sớm, ngăn ngừa tình trạng mất răng.
Sâu kẽ răng nếu được điều trị sớm sẽ bảo tồn răng được lâu hơn. Vì vậy mà khi phát hiện những dấu hiệu của sâu kẽ răng bạn nên đến nha khoa uy tín. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn miễn phí.