Chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng sau khi cấy ghép Implant có ý nghĩa quan trọng, quyết định rất lớn đến sự thành công của ca cấy ghép. Vậy sau khi trồng răng Implant nên ăn gì, làm thế nào để mau lành thương? Các biến chứng có thể gặp phải? Tất cả những vấn đề này sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
I. Cần phải làm gì sau khi cấy ghép Implant
Về cơ bản, quy trình cấy ghép Implant được chia thành 2 giai đoạn chính bao gồm giai đoạn đặt trụ Implant vào xương hàm và giai đoạn phục hình mão răng sứ trên Implant. Ở mỗi giai đoạn sẽ có những lưu ý khác nhau trong việc ăn uống và chăm sóc răng miệng. Cụ thể:
1. Giai đoạn sau khi cấy trụ Implant
Cắn chặt bông gòn trong khoảng 30 phút để máu đông lại. Lưu ý, trong 1 – 2 ngày đầu, vết thương bị rỉ máu là hiện tượng bình thường nên không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu lượng máu chảy ra nhiều và không cầm, bệnh nhân cần quay lại nha khoa để bác sĩ kiểm tra và xử lý.
Một vài trường hợp sau khi đặt trụ Implant sẽ cảm thấy hơi ê và sưng nhẹ. Để giảm cảm giác khó chịu này, bệnh nhân có thể dùng túi đá chườm ở vùng má bị sưng đau. Thực hiện 3 – 4 lần trong ngày, mỗi lần khoảng 15 phút cơn đau sẽ thuyên giảm đáng kể.
Uống thuốc theo đơn của bác sĩ, tuân thủ liều lượng cũng như thời gian dùng thuốc. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc giảm đau bên ngoài vì rất có khả năng chứa kháng sinh Aspirin, loại thuốc này là nguyên nhân khiến tình trạng chảy máu kéo dài, tăng nguy cơ nhiễm trùng và trụ Implant bị đào thải.
Những ngày đầu vừa cấy ghép, bệnh nhân cần ưu tiên những thực phẩm được chế biến mềm, lỏng, dễ nuốt như cháo, súp, yến mạch, sữa, các loại nước ép trái cây. Hạn chế thức ăn cay nóng, dai cứng.
Khi vết thương đã lành, bệnh nhân có thể ăn uống như bình thường, tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng từ thịt, cá, rau xanh, các loại đậu,…
Tuyệt đối không hút thuốc khoảng 4 – 6 tuần sau khi đặt trụ Implant. Vì thuốc lá chứa nhiều thành phần gây hại, tăng nguy cơ viêm nhiễm làm trụ Implant bị đào thải.
Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm, tránh chạm vào vết thương gây chảy máu. Khoảng 1 tuần đầu sau khi cấy ghép, bạn không nên súc miệng bằng nước muối, vì nước muối có đặc tính sát khuẩn cao, có thể rửa trôi các tế bào lành thương.
Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để cắt chỉ, kiểm tra tốc độ lành thương và quá trình tích hợp giữa trụ Implant với xương hàm.
2. Giai đoạn sau khi gắn mão răng trên trụ Implant
Những ngày đầu sau khi gắn mão răng sứ trên Implant, bạn nên chọn thức ăn mềm, không cần lực nhai nhiều. Khoảng 1 tuần khi răng sứ ổn định, bạn có thể tăng dần độ cứng của thức ăn và thực hiện ăn nhai như bình thường.
Mặc dù răng Implant có lực nhai gần 100% so với răng thật nhưng để duy trì tuổi thọ lâu dài, bạn cũng cần hạn chế thực phẩm quá dai cứng. Đặc biệt, tuyệt đối không dùng răng Implant cạy mở nắp chai, nhai đá, cắn xé bao bì thực phẩm,…
Duy trì thói quen chải răng đều đặn 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa nồng độ fluor phù hợp. Chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc, tránh chải mạnh tay theo chiều ngang làm mòn cổ chân răng.
Kết hợp dùng chỉ nha khoa loại bỏ vụn thức ăn dính giắt trong kẽ răng và đặc biệt là vùng quanh răng Implant, ngăn ngừa mảng bám hình thành.
Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng giúp loại bỏ vi khuẩn, giữ cho hơi thở thơm tho.
Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần nhằm kiểm tra Implant có đang hoạt động tốt không, kịp thời phát hiện và xử lý những vấn đề phát sinh, duy trì tuổi thọ răng Implant lâu dài.
II. Các biến chứng có thể gặp phải sau khi cấy Implant
Sau khi cấy ghép Implant, nếu việc chăm sóc răng miệng không đảm bảo hoặc quá trình đặt trụ thực hiện bởi bác sĩ thiếu chuyên môn, kinh nghiệm và hệ thống vô trùng không đảm bảo rất dễ xảy ra những biến chứng sau:
1. Chảy máu liên tục trong nhiều giờ
Hiện tượng chảy máu sau khi đặt trụ Implant thường chỉ xảy ra trong 1 – 2 giờ đầu sau đó sẽ cầm lại. Tuy nhiên, một số ít trường hợp lại có hiện tượng chảy máu liên tục trong nhiều giờ và không có dấu hiệu thuyên giảm.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do thói quen khạc nhổ, hút thuốc hoặc vấn đề sức khỏe của bệnh nhân. Gặp phải hiện tượng này, bạn nên cắn bông gạc rồi liên hệ với bác sĩ để đến kiểm tra.
2. Sưng viêm quanh vị trí cấy Implant
Dấu hiệu nhận biết của biến chứng sưng viêm là tình trạng đau nhức, sưng tấy có mủ, thậm chí là chảy máu, sốt. Khi gặp những biểu hiện này, bạn tuyệt đối không tự ý dùng thuốc mà không có kê đơn từ bác sĩ.
Thay vào đó hãy quay lại nha khoa hoặc đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh chậm trễ làm tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.
3. Tổn thương dây thần kinh và mô lân cận
Trường hợp bác sĩ thăm khám và lên kế hoạch điều trị thiếu chính xác, trụ Implant đặt sai vị trí có thể làm tổn thương đến dây thần kinh và các mô lân cận. Dấu hiệu nhận biết tình trạng này là tê bì môi lưỡi, mất vị giác khi ăn tạm thời nhưng cũng có trường hợp bị vĩnh viễn.
4. Răng Implant bị lung lay
Khi răng Implant không tích hợp với xương hàm sẽ dẫn đến hiện tượng trụ lỏng lẻo, lung lay thậm chí là rơi ra ngoài. Những triệu chứng nhận biết trụ Implant bị đào thải là tình trạng sưng đau không giảm, chảy máu, sốt, sưng viêm,…
Một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý cùng việc vệ sinh răng miệng tốt sẽ giúp quá trình lành thương sau khi cấy ghép Implant diễn ra nhanh hơn, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm trồng răng implant: