Sâu răng là một bệnh lý nha khoa thường gặp, cần điều trị sớm nếu không muốn bị viêm tủy gây đau nhức, làm mất răng. Sâu răng có dẫn đến chết người có thật không là vấn đề rất nhiều người quan tâm hiện nay.
Răng là một bộ phận quan trọng của cơ thể vừa có chức năng thẩm mỹ vừa đảm nhận chức năng nhai nghiến thức ăn trước khi chúng được chuyển xuống bộ phận tiêu hóa và được cơ thể hấp thụ. Cần chăm sóc bảo vệ răng miệng hàng ngày đúng cách ngăn ngừa sâu răng và các bệnh lý liên quan.
Mục Lục
I. Sâu răng dẫn đến chết người có thật không?
Sâu răng rất dễ xảy ra, trong cuộc đời mỗi người sẽ bị sâu răng ít nhất 1 lần. Sâu răng không chữa trị sẽ dẫn đến các bệnh lý khác như viêm tủy răng dễ mất răng. Ngoài ra vi khuẩn ăn sâu vào răng, chân răng và vùng nướu cũng có khả năng gây ra chết người.
Nghiên cứu mới đây cho thấy, những ca tử vong do nhiễm trùng qua đường răng miệng hiện không còn hiếm gặp, số người mắc bệnh đang gia tăng. Và sâu răng là một trong những nguyên nhân gây ra nhiễm trùng mà nhiều người thường chủ quan dễ dàng bỏ qua gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Tại Vũ Hán, Trung Quốc một người đàn ông bị đau do sâu răng kéo dài không chữa trị mà chỉ uống thuốc giảm đau tại nhà. Sau 4 ngày tình hình diễn biến xấu hơn và phải nhập viện, các bác sĩ đã kiểm tra và cho biết sâu răng đã ăn sâu vào tủy và vùng xung quanh bị hoại tử quá rộng không thể chữa trị.
Những nỗ lực cuối cùng của các bác sĩ không mang lại kết quả tốt. Người đàn ông đã bị tử vong sau đó do nhiễm trùng máu nặng.
Ngoài ra, bệnh lý sâu răng tưởng chừng đơn giản nhưng nếu bạn chủ quan có thể gây ra biến chứng áp xe có thể lây lan san não hoặc các bộ phận khác vùng răng hàm mặt cũng có thể gây chết người.
II. Điều trị sâu răng như thế nào? Có nên nhổ răng sâu?
Ngăn chặn các biến chứng sâu răng bằng cách điều trị sâu răng ngay từ khi răng có những biểu hiện các vệt đen trên răng, các triệu chứng đau nhức răng ban đầu. Không nên ủ bệnh tại nhà hay dùng các bài thuốc dân gian chưa có cơ sở khoa học.
Có nên nhổ răng sâu? Nếu không thực sự cần thiết bác sĩ sẽ không chỉ định nhổ răng sâu. Nên đến cơ sở nha khoa để bác sĩ kiểm tra, căn cứ vào tình hình sâu răng mà bác sĩ sẽ thực hiện giải pháp tối ưu nhất.
Tại nha khoa Đông Nam các bạn sẽ được chụp film X-quang miễn phí, kiểm tra chính xác tình trạng răng sâu như thế nào? đã ăn sâu vào tủy hay chưa? Có hình thành áp xe hay viêm nhiễm nướu hay không và điều trị nhanh chóng, hiệu quả.
1. Trám răng sâu
Vi khuẩn sâu răng chưa ăn sâu vào tủy mà chỉ mới ảnh hưởng đến lớp men răng bên ngoài. Lúc này bác sĩ nạo sạch vết sâu răng và trám răng lại bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng.
2. Chữa tủy, bọc sứ
Vi khuẩn sâu răng ăn vào tủy gây ra những cơn đau nhức, kích ứng trước thức uống nóng lạnh. Bác sĩ sẽ chữa tủy và bảo tồn chiếc răng bằng cách bọc răng sứ thẩm mỹ bên ngoài vừa đảm bảo ăn nhai vừa giữ tính thẩm mỹ cho răng.
3. Nhổ răng sâu ngăn ngừa biến chứng
Nếu sâu răng gây viêm tủy nặng lây lan trên diện rộng, việc chữa tủy không thể bảo tồn được răng thì cần phải nhổ răng ngăn ngừa viêm nhiễm. Việc vệ sinh vùng viêm nhiễm và trồng răng giả là điều nên làm.
Nguyên nhân dẫn đến sâu răng là do cách chăm sóc vệ sinh răng miệng không tốt hàng ngày. Chế độ ăn uống nhiều thức ăn chứa nhiều đường, tinh bột, axit,… không tốt cũng hình thành sâu răng.
Chính vì thế chỉ cần các bạn chú ý, có chế độ ăn uống phù hợp, vệ sinh răng miệng thường xuyên đúng cách: chải răng, sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng.
Khám nha khoa định kỳ 3-6 tháng một lần để cạo vôi răng, kiểm tra phát hiện và chữa trị sớm các bệnh lý răng miệng là cách tốt nhất để ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.
Nếu bạn muốn chữa trị sâu răng ngăn chặn biến chứng hoặc còn vấn đề nào khác về bệnh lý răng miệng cần giải đáp hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Xem thêm sâu răng:
- Sâu răng có tự khỏi không?
- Trẻ bị sâu răng sữa có trám được không?
- Tác hại của bệnh sâu răng nguy hiểm như thế nào?
Thẻ:Sâu răng