Sâu răng hàm là tình trạng phổ biến nhất do răng có kích cỡ lớn, bề mặt nhiều gờ rãnh lại đảm nhận vai trò ăn nhai chính nên dễ bám dính mảng bám, vụn thức ăn. Cùng với vị trí đặc thù nằm sâu bên trong nên việc chải răng nếu không kỹ lưỡng sẽ tạo cơ hội để vi khuẩn sinh sôi và gây nhiều bệnh lý điển hình là sâu răng. Vậy khi bị sâu răng hàm có nên nhổ không? Nên điều trị bằng phương pháp nào?
Mục Lục
I. Vai trò của răng hàm
Răng hàm hay còn gọi là răng cối là những răng mọc ở vị trí phía trong của cung hàm.
Ở một người trưởng thành sẽ có tổng cộng là 32 chiếc răng được chia đều với 16 răng ở hàm trên và 16 răng ở hàm dưới. Trong đó, răng hàm sẽ được phân loại thành 2 nhóm đó là:
- Răng hàm nhỏ (răng cối nhỏ, răng tiền cối)
Răng nằm tại vị trí số 4, 5, đây là răng hàm mọc thay thế cho răng sữa. Mỗi hàm sẽ có 4 chiếc răng hàm nhỏ đối xứng nhau với chức năng xé và nghiền thức ăn.
- Răng hàm lớn (răng cối lớn)
Răng nằm tại vị trí số 6,7,8. Đây là răng hàm mọc vĩnh viễn, chỉ mọc duy nhất một lần trong đời và không trải qua bất kỳ quá trình thay răng nào khác. Mỗi hàm sẽ gồm 6 chiếc đối xứng nhau có chức năng nhai và nghiền nát thức ăn.
Như vậy có thể thấy răng hàm đóng một vai trò quan trọng đối với việc ăn nhai hằng ngày và ổn định khớp cắn.
Đặc biệt là răng hàm số 6 được xem là chiếc răng nắm giữ nhiều chức năng tạo nền tảng cho khớp cắn, tập trung lực nhai nhiều nhất. Đối với răng hàm số 7 sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc nhai nghiền thức ăn.
Răng số 8 hay răng khôn là chiếc răng mọc muộn nhất khi đã trưởng thành. Mặc dù cũng thuộc nhóm răng hàm nhưng chiếc răng khôn khi mọc lên lại rất dễ xảy ra tình trạng sai lệch do giai đoạn này cung hàm gần như đã ổn định, còn ít chỗ trống.
Răng khôn qua các nghiên cứu hầu như không đảm nhận vai trò thẩm mỹ, ăn nhai gì trên cung hàm. Cùng với nguy cơ mọc sai lệch, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe răng miệng nên thường được chỉ định loại bỏ sớm để phòng ngừa biến chứng.
II. Tại sao cần điều trị sâu răng hàm càng sớm càng tốt?
Chần chừ trong việc thăm khám và điều trị sâu răng hàm sẽ khiến cho bệnh nhân đối mặt với nhiều tác hại nguy hiểm như:
- Vi khuẩn sâu răng phát triển mạnh vào sâu bên trong cấu trúc răng làm cho tủy răng bị tổn thương, viêm nhiễm. Khi đó sẽ dẫn đến các cơn đau nhức, ê buốt dữ dội làm cho bệnh nhân khó có thể ăn uống và sinh hoạt thoải mái như bình thường.
- Nếu răng hàm bị sâu hỏng sẽ khiến cho chức năng nhai nghiền thức ăn không hiệu quả. Đau nhức dẫn đến ăn uống không ngon miệng, chán ăn, bỏ ăn. Lâu ngày sẽ tăng nguy cơ gây ra các ảnh hưởng xấu cho hệ tiêu hóa, cơ thể bị thiếu dinh dưỡng, suy nhược.
- Đau răng hàm có thể xảy ra bất chợt hoặc kéo dài dai dẳng làm bệnh nhân không thể tập trung được trong công việc, học tập. Thậm chí giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng, ngủ không ngon giấc khiến tinh thần bệnh nhân vô cùng mệt mỏi, căng thẳng.
- Chưa hết, vi khuẩn sâu răng nếu sản sinh nhiều cũng dễ làm cho khoang miệng có mùi hôi. Điều này là rào cản rất lớn trong việc giao tiếp hằng ngày, gây mất tự tin khi nói cười thậm chí tạo ấn tượng xấu với người đối diện.
- Tình trạng sâu răng hàm nặng dẫn đến viêm tủy càng để lâu sẽ có nguy cơ cao gây biến chứng hoại tử tủy, răng lung lay và gãy rụng răng vĩnh viễn. Mất răng hàm sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy khác nếu không có biện pháp phục hình sớm.
- Răng hàm bị sâu nghiêm trọng còn có thể lây lan bệnh lý sang cho các răng khỏe mạnh kế bên, gây hư hỏng thêm nhiều răng khác.
- Nguy hiểm hơn, viêm nhiễm có thể xảy ra tình trạng lây lan ngược theo đường máu gây biến chứng: nhiễm trùng máu, các bệnh ở tim mạch, huyết áp, bệnh lý ở gan thận,… đe dọa rất lớn cho sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
III. Sâu răng hàm có nên nhổ không? Phải làm sao?
Khi có các dấu hiệu bị sâu răng hàm điều quan trọng cần làm đó là đến gặp ngay bác sĩ để được khám chữa hiệu quả.
Sau khi thăm khám, chẩn đoán tình trạng, mức độ sâu răng cụ thể như thế nào bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phương pháp điều trị sâu răng hàm tốt nhất.
- Trong đó nếu như răng hàm chỉ mới bị chớm sâu, tổn thương ít, chưa ảnh hưởng gì đến tủy. Lúc này chỉ cần loại bỏ mô răng bị sâu, vệ sinh răng sạch và dùng chất liệu trám là Composite để tạo hình thẩm mỹ cho răng, cải thiện ăn nhai tốt hơn.
- Trường hợp sâu răng hàm nặng, răng bị mẻ vỡ nhiều, tủy răng bị tổn thương, viêm nhiễm. Khi đó cần phải điều trị tủy triệt để trước sau đó bác sĩ sẽ phục hình lại bằng biện pháp bọc sứ thẩm mỹ để duy trì tuổi thọ răng sử dụng được lâu dài hoặc cân nhắc nhổ bỏ răng và tiến hành trồng răng giả.
IV. Trường hợp nào nên nhổ răng hàm bị sâu
Trong điều trị nha khoa thì việc bảo tồn răng thật luôn được bác sĩ ưu tiên hàng đầu.
Tuy nhiên, nếu như răng hàm có tình trạng sâu hỏng nghiêm trọng gây viêm tủy, chết tủy, mô răng còn lại quá ít. Các biện pháp điều trị thông thường như hàn trám, bọc sứ đều không đem lại hiệu quả thì việc nhổ bỏ răng lúc này là bắt buộc.
Nhổ bỏ răng hàm đã bị sâu nặng sẽ giúp loại bỏ được hoàn toàn các triệu chứng đau nhức, ê buốt kéo dài mà bệnh nhân gặp phải. Đồng thời còn giúp hạn chế tối đa nguy cơ viêm nhiễm có thể lây lan sang các vùng răng khỏe mạnh khác cũng như những cơ quan khác trên cơ thể gây các biến chứng khó lường.
Đối với tình trạng mất răng hiện nay việc khắc phục đã không còn quá khó khăn. Bệnh nhân có thể lựa chọn trồng răng Implant để khôi phục lại những chiếc răng hàm đã mất với kết quả thành công vượt trội.
Phương pháp trồng răng Implant được đánh giá có thể khôi phục hoàn hảo cả phần chân răng và thân răng đã mất, thẩm mỹ cao, ăn nhai chắc chắn như răng thật.
Đặc biệt, răng Implant giúp ngăn chặn hiệu quả hiện tượng tiêu xương hàm do mất răng, thời gian sử dụng đến trọn đời khi chăm sóc cẩn thận đúng cách.
V. Trường hợp nào không nên nhổ răng hàm bị sâu
Sâu răng hàm không nên nhổ bỏ nếu răng chỉ bị sâu giai đoạn nhẹ, tình trạng sâu răng không làm hư hỏng nhiều thân răng, không ảnh hưởng chân răng. Cụ thể:
- Khi răng bị chớm sâu, sâu men, sâu ngà, lỗ sâu nhỏ thì chỉ cần trám răng để khắc phục là được.
- Khi răng sâu viêm tủy nhưng không gây hư hỏng gì đến chân răng thì chỉ cần điều trị tủy và bọc sứ để bảo tồn răng thật tối ưu.
- Những trường hợp răng sâu bị chết tủy nhưng chức năng ăn nhai vẫn có thể đảm bảo được thì vẫn có thể điều trị tủy và bọc sứ để kéo dài tuổi thọ sử dụng răng lâu nhất có thể.
Điều trị sâu răng hàm cần phải thông qua các chỉ định từ bác sĩ với các biện pháp phù hợp mới đảm bảo an toàn, hiệu quả. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý chữa trị hay nhổ răng hàm tại nhà để tránh các biến chứng có thể xảy ra.
VI. Biện pháp phòng ngừa bệnh sâu răng
Để phòng ngừa sâu răng cũng như các bệnh lý răng miệng khác cần phải thực hiện tốt một số vấn đề sau đây:
- Đánh răng 2 – 3 lần/ngày theo chiều dọc với lực nhẹ vừa phải. Dùng bàn chải lông mềm, chọn kem đánh răng chứa flour để tăng độ chắc khỏe cho răng.
- Kết hợp sử dụng thêm chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, súc miệng nước muối sinh lý giúp diệt khuẩn hoàn toàn, giữ cho răng luôn được sạch khỏe dài lâu.
- Hạn chế tối đa các món ngọt nhiều đường, đồ ăn nhiều tinh bột dễ bám dính trên răng, thực phẩm có nhiều axit,…. vì chúng rất dễ gây sâu răng nếu không chú ý làm sạch răng kỹ lưỡng đúng cách.
- Cà phê, bia rượu, nước có ga, thuốc lá, các đồ ăn quá dai cứng,… đều gây hại cho răng nướu nên cũng phải tránh dùng tối đa.
- Chế độ dinh dưỡng hằng ngày tốt nhất nên chú trọng trong việc bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, C, chất xơ,… vừa tốt cho xương vừa tăng cường độ chắc khỏe cho răng nướu tốt hơn.
- Khám răng, cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần tại nha khoa uy tín để đảm bảo tầm soát tốt mọi vấn đề bệnh lý phát sinh ở răng miệng.
Hy vọng với thông tin vừa chia sẻ đã giúp mọi người biết được sâu răng hàm có nên nhổ không? Nên điều trị bằng phương pháp nào? Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ đến hotline 19007141 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn cụ thể, nhanh chóng.
Xem thêm nhổ răng:
Xem thêm sâu răng: