Sâu răng nhẹ cần được điều trị để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn và gây ra những rắc rối, biến chứng không mong muốn. Vậy sâu răng nhẹ nhận biết như thế nào và cách điều trị ra sao?
Mục Lục
I. Triệu chứng của sâu răng nhẹ là gì?
Sâu răng nhẹ còn gọi là sâu răng cấp độ 1, dùng để chỉ tình trạng chớm sâu, chưa phá hủy nhiều mô răng. Đây là giai đoạn mà vi khuẩn mảng bám hoạt động mạnh mẽ, tấn công vào tổ chức cứng của răng gây tình trạng hủy khoáng. Sâu răng nhẹ sẽ có những biểu hiện như:
- Bề mặt răng xuất hiện những đốm màu trắng ngà khác với màu men răng.
- Hoặc cũng có những trường hợp vết sâu răng là đốm đen, nâu.
- Đôi lúc sẽ có hiện tượng hơi nhạy cảm với thức ăn. Tuy nhiên tình trạng này chỉ xuất hiện thoáng qua nên người bệnh không quá để ý.
II. Nguyên nhân gây sâu răng
Nguyên nhân chính gây sâu răng là do sự kết hợp của các yếu tố gồm vi khuẩn trong khoang miệng, sử dụng thức ăn nhiều đường và vệ sinh răng miệng kém.
Sau khi ăn những món ăn chứa nhiều đường và tinh bột nhưng không được làm sạch đúng cách, vi khuẩn sẽ tiến hành ăn chúng và hình thành mảng bám. Lâu dần, mảng bám sẽ cứng lại, bám chắc vào răng và dưới nướu, gọi là cao răng. Đây là môi trường sống lý tưởng của vi khuẩn, độc tố của chúng có thể phá hủy men răng và gây viêm nhiễm vùng nướu.
Bên cạnh đó, tình trạng khô miệng cũng là nguyên nhân dẫn đến sâu răng. Nước bọt có vai trò quan trọng trong việc rửa trôi thức ăn và mảng bám cũng như cân bằng độ pH trong khoang miệng. Tình trạng nước bọt tiết ra không đủ (khô miệng) sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển tấn công vào răng.
Ngoài ra, một số trường hợp bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, axit dạ dày khi tiếp xúc với răng một thời gian dài sẽ làm men răng mài mòn và tăng nguy cơ bị sâu.
III. Các mức độ sâu răng
Sâu răng chuyển biến qua nhiều giai đoạn từ nhẹ đến nặng với các cấp độ bao gồm sâu men răng, sâu ngà răng và sâu tủy răng.
Sâu men răng: Là giai đoạn nhẹ nhất của sâu răng. Lúc này, bề mặt men răng sẽ xuất hiện những đốm trắng đục hoặc những lỗ sâu li ti có màu trắng, vàng nhạt, nâu hoặc đen.
Sâu men răng thường không gây ra cảm giác đau nhức nào. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp răng nhạy cảm hơn, ê buốt khi ăn thức ăn nóng lạnh. Nhưng đây chỉ là cảm giác thoáng qua và rất nhanh biến mất.
Sâu ngà răng: Khi không điều trị sớm, vi khuẩn sâu răng sẽ tiếp tục phá hủy vào phần ngà răng. Lúc này, những cơn đau buốt bắt đầu tăng lên và người bệnh có thể cảm nhận một cách rõ ràng, cụ thể vì cấu trúc ngà răng chứa các tế bào ngà tạo cảm giác cho răng.
Sâu tủy răng: Tủy răng được ví như trái tim của răng, hình thành từ các mô và tế bào sống, chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu. Vì vậy khi sâu răng tấn công vào tủy răng, cơn đau sẽ xuất hiện với tần suất dày đặc, đau dai dẳng về ban đêm.
Lúc này cách điều trị tốt nhất là lấy tủy răng để tiếp tục giữ lại răng trên cung hàm, tránh trường hợp mất răng cũng như lây lan sang các răng bên cạnh.
IV. Sâu răng nhẹ đánh răng có hết không?
Như đã phân tích ở ban đầu, tình trạng sâu răng xảy ra do vi khuẩn sống trong khoang miệng phân hủy thức ăn thành axit phá hủy khoáng răng, mất mô cứng dẫn đến những lỗ sâu li ti trên răng.
Việc chải răng chỉ là biện pháp phòng ngừa, giúp giảm cơ hội sống của vi khuẩn, hạn chế nguy cơ sâu răng chứ hoàn toàn không có tác dụng điều trị tình trạng sâu răng, kể cả những chiếc răng mới chớm sâu.
Hiểu đơn giản là thao tác chải răng chỉ giúp loại bỏ mảng bám, vi khuẩn, không thể phục hồi phần mô răng đã bị sâu răng phá hủy.
V. Một số cách điều trị sâu răng nhẹ tại nhà
Khi răng mới chớm sâu, bạn có thể tham khảo những phương pháp điều trị tại nhà sau:
1. Chữa sâu răng bằng lá ổi
Chuẩn bị 5 – 7 lá ổi non, rửa sạch và cho vào miệng nhai trực tiếp, dùng lưỡi đưa lá ổi vào vị trí chiếc răng bị sâu và để khoảng 10 phút cho tinh chất thẩm thấu vào răng, sau đó súc miệng lại bằng nước sạch. Thực hiện 2 – 3 lần trong ngày và kiên trì trong 1 tuần.
2. Chữa sâu răng bằng lá bàng
Tương tự như lá ổi, lá bàng cũng là phương thuốc chữa sâu răng được dân gian lưu truyền. Dùng 5 – 7 lá bàng non, rửa sạch và cho vào máy sinh tố xay nhuyễn cùng 1/4 thìa cà phê muối. Vắt lấy nước cốt rồi khuấy đều cùng 250ml nước lọc. Sau đó đem ngậm trong miệng khoảng 2 – 3 phút và súc lại nước sạch. Thực hiện 2 – 3 ngày/lần để giảm cơn đau nhức răng.
3. Chữa sâu răng bằng hoa cúc
Hoa cúc cho khả năng diệt khuẩn, kháng viêm rất tốt nên thường được dùng để điều trị sâu răng. Chuẩn bị 5 bông cúc, ngắt lấy cánh hoa rửa sạch và để ráo nước. Tiếp theo, cho trực tiếp cánh hoa vào trong miệng nhai khoảng 2 phút rồi súc miệng lại với nước. Hoặc có thể đem hãm với nước sôi, để nguội và súc miệng hằng ngày.
4. Chữa sâu răng tại nhà bằng hạt tiêu đen và húng quế
Tinh dầu húng quế có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Còn trong hạt tiêu đen lại chứa nhiều thành phần giúp giảm sưng viêm. Cho hạt tiêu đen và húng quế vào cối giã nhuyễn, lấy hỗn hợp này đắp vào vị trí chiếc răng bị sâu 2 – 3 lần/ngày.
5. Chữa sâu răng tại nhà bằng tỏi
Tỏi có công dụng sát khuẩn và kháng viêm rất tốt. Điều trị sâu răng bằng phương pháp này khá đơn giản, chỉ cần lấy một tép tỏi giã nhuyễn và đặt lên vị trí chiếc răng bị sâu. Thực hiện 2 – 3 lần trong ngày và duy trì trong 1 tuần để thấy hiệu quả.
6. Chữa sâu răng bằng nghệ
Thành phần chính của nghệ là curcumin, một chất kháng viêm và sát trùng cao được so sánh hiệu quả ngang với một số loại thuốc kháng sinh. Do đó, chỉ cần bôi nghệ lên vị trí răng sâu sẽ giúp cơn đau thuyên giảm. Có thể thực hiện bằng cách giã nhuyễn nghệ rồi dùng tăm bông tẩm tinh chất, chấm vào chỗ răng sâu.
7. Nước trà xanh chữa sâu răng
Trong trà xanh cũng có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt nên mang lại hiệu quả trong việc điều trị răng sâu. Lá trà xanh rửa sạch và đem nấu nước, sau đó để nguội và lấy súc miệng 2 – 3 lần/ngày.
8. Trị sâu răng bằng nước muối
Pha 9 gram muối với 1 lít nước lọc để có được nồng độ nước muối là 0,9%. Hoặc bạn có thể mua nước muối sinh lý tại hiệu thuốc. Sau đó dùng súc miệng ít nhất 2 lần/ngày. Nước muối có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn, giảm sưng tiêu viêm và làm dịu cơn đau.
Lưu ý, những phương pháp điều trị sâu răng tại nhà chỉ mang lại hiệu quả giảm đau tạm thời, không có tác dụng điều trị triệt để tình trạng sâu răng. Do đó, bạn cần đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và chỉ định các phương pháp điều trị chuyên nghiệp.
VI. Cách điều trị sâu răng nhẹ tại nha khoa
Tùy vào tình trạng, mức độ phá hủy mô răng mà bác sĩ sẽ áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể:
1. Phương pháp tái khoáng
Đây là phương pháp phổ biến được chỉ định cho những trường hợp sâu răng rất nhẹ, bề mặt răng chỉ mới xuất hiện những đốm trắng ngà và chưa hình thành lỗ sâu li ti. Phương pháp tái khoáng sẽ được thực hiện bằng một trong hai kỹ thuật sau:
- Sử dụng hỗn hợp Calcium, Phosphate cùng Fluorine trực tiếp vào vết sâu nhằm thu hẹp phần màu trắng trên bề mặt răng, tái khoáng men răng và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn sâu răng.
- Dùng Fluor nồng độ cao vào ngay vị trí vết sâu hạn chế sự lan rộng của sâu răng. Fluor kết hợp với Canxi và Photpho có sẵn trong men răng hình thành hợp chất cứng ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập sâu hơn vào bên trong răng.
- Bên cạnh đó, bạn có thể hỗ trợ thực hiện tái khoáng tại nhà bằng cách sử dụng kem đánh răng có chứa Fluor. Bổ sung những thực phẩm giàu Fluor vào thực đơn ăn uống hằng ngày như cá biển, rau xanh, cà chua, ngũ cốc, đậu, trà xanh,…
2. Phương pháp trám răng
Trường hợp men răng đã xuất hiện những lỗ sâu li ti, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp trám răng để trám bít lại những lỗ sâu này, ngăn không cho vi khuẩn sâu răng tiếp tục phát triển.
Vật liệu trám răng được sử dụng phổ biến nhất là composite, cho màu sắc tương đồng với màu răng thật, mang lại thẩm mỹ cao, độ bền chắc tốt, thời gian sử dụng trung bình từ 3 – 5 năm.
VII. Biện pháp phòng ngừa sâu răng
Bệnh sâu răng hoàn toàn có thể phòng ngừa tại nhà bằng những phương pháp đơn giản sau:
1. Vệ sinh răng miệng
Duy trì thói quen chải răng ít nhất 2 lần/ngày hoặc sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút để loại bỏ mảng bám.
Nên sử dụng bàn chải lông mềm và thao tác chải răng nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương nướu. Trung bình 3 tháng nên thay bàn chải 1 lần hạn chế vi khuẩn phát triển và lây lan sang miệng.
Sử dụng kem đánh răng có nồng độ Fluor phù hợp. Kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng giúp hiệu quả làm sạch tốt hơn, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn sâu răng.
Thỉnh thoảng, bạn cũng nên dùng nước trà xanh hoặc trà bạc hà tươi súc miệng giúp sát khuẩn, mang lại hơi thở thơm tho, sạch sẽ.
2. Ăn uống khoa học
Xây dựng chế độ ăn uống nhiều rau củ tốt cho răng như cà rốt, đu đủ, rau bina, cải xoăn, dâu tây, việt quất, chuối, cam, bưởi,…
Bổ sung thêm các loại sữa không đường, sữa chua, sữa đậu nành và các chế phẩm từ sữa khác. Những thực phẩm này giúp bổ sung canxi cho răng chắc khỏe.
Không uống nhiều nước ngọt, nước có ga. Bỏ thói quen ăn vặt, nhất là vào ban đêm. Việc tiêu thụ thức ăn liên tục sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có cơ hội tạo ra axit phá hủy men răng.
Uống nhiều nước lọc giúp rửa trôi thức ăn trong miệng. Đồng thời ngăn chặn tình trạng khô miệng, nguyên nhân gây sâu răng.
3. Thăm khám nha khoa
Bạn cần chú ý đến phòng khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để cạo vôi răng và kiểm tra, kịp thời khắc phục những bệnh lý liên quan đến răng miệng có thể gặp phải.
Bên cạnh đó, hãy sớm đặt lịch hẹn đến nha khoa ngay khi phát hiện những dấu hiệu răng miệng bất thường, tránh chậm trễ gây biến chứng nguy hiểm.
Như vậy, việc nhận biết được dấu hiệu cũng như nguyên nhân gây sâu răng nhẹ sẽ có biện pháp phòng ngừa và điều trị hợp lý. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.