Sâu răng là bệnh lý răng miệng rất thường gặp ở trẻ, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời không chỉ gây ảnh hưởng đến ăn nhai thẩm mỹ mà còn tác động xấu đến răng miệng của trẻ khi trưởng thành. Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ, từ đó có biện pháp phòng ngừa và điều trị hợp lý.
Mục Lục
I. Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em
Sâu răng là bệnh lý xảy ra khi các tổ chức cứng của răng bị phá hủy, hình thành những lỗ to nhỏ trên bề mặt răng. Nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng là do vi khuẩn phân hủy đường thành axit, làm hỏng mô răng.
Vì vậy, với những bé có thói quen ăn uống thực phẩm nhiều đường và tinh bột kèm theo việc chải răng không đảm bảo sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh sâu răng.
Ngoài ra, men răng sữa ở trẻ thường mỏng, nhạy cảm hơn so với răng vĩnh viễn nên rất dễ bị vi khuẩn sâu răng tấn công và khi mắc bệnh thì tốc độ tiến triển cũng nhanh hơn.
II. Các dấu hiệu nhận biết sâu răng ở trẻ em
Tùy vào mức độ sâu răng mà sẽ có những triệu chứng, dấu hiệu nhận biết khác nhau. Thông thường, giai đoạn mới chớm sâu, hầu như trẻ không có bất kỳ biểu hiện nào. Tuy nhiên, khi sâu răng tiến triển nặng hơn, chúng có thể gây ra những triệu chứng sau:
- Răng trở nên nhạy cảm, nhất là khi ăn uống thực phẩm nóng lạnh.
- Đau răng khi ăn nhai hoặc đau răng tự phát.
- Bề mặt răng xuất hiện những lỗ sâu màu nâu, đen và thường xuyên bị dính giắt thức ăn.
- Hơi thở có mùi hôi khó chịu khiến việc giao tiếp hằng ngày gặp cản trở.
III. Các giai đoạn phát triển sâu răng ở trẻ em
Như đã phân tích ở trên, men răng sữa có cấu tạo tương đối mỏng nên khi bị sâu răng tốc độ phát triển rất nhanh và chúng sẽ trải qua những giai đoạn sau:
- Sâu men răng: Men răng không chứa dây thần kinh cảm giác nên một khi bị tổn thương chúng sẽ không gây ra bất kỳ cảm giác đau hay khó chịu nào. Bạn chỉ phát hiện thông qua những lỗ đen nhỏ trên thân răng.
- Sâu ngà răng: Sau khi lớp men răng bị phá hủy, xoang sâu sẽ lan dần đến khu vực ngà răng. Lúc này, trẻ sẽ cảm nhận được cơn đau nhức, ê buốt do cấu trúc ngà răng chứa tế bào ngà tạo cảm giác cho răng.
- Sâu tủy răng: Tủy răng được xem là cấu trúc quan trọng nhất giúp duy trì sự sống của chiếc răng, vì vậy mà chúng được bảo vệ rất kỹ bởi lớp men và ngà răng. Tủy răng bao gồm rất nhiều mạch máu và dây thần kinh.
Do đó khi vi khuẩn sâu răng tấn công vào tủy răng sẽ gây ra các triệu chứng đau nhức nghiêm trọng, sưng vùng hàm mặt, áp xe răng và dẫn đến tình trạng mất răng.
IV. Tác hại khi trẻ em bị sâu răng
Cảm giác đau nhức, ê buốt khi bị sâu răng ở trẻ sẽ khiến việc ăn nhai gặp nhiều khó khăn. Dẫn đến tình trạng trẻ lười ăn, sụt cân và suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện về thể chất.
Đặc biệt, sâu răng còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày, đường tiêu hóa do thức ăn không được nhai kỹ khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn.
Sâu răng ở trẻ nếu không được can thiệp điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe răng, viêm quanh cuống răng, viêm tủy, mất răng sớm.
Trường hợp răng sữa bị hỏng phải nhổ bỏ sớm, trước thời điểm thay răng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn sau này, dễ gây tình trạng mọc lệch, mọc sai vị trí.
Bên cạnh đó, sâu răng còn gây biến chứng nhiễm trùng, sốt, xuất huyết, viêm màng não, thậm chí là tử vong nếu không được can thiệp điều trị kịp thời.
V. Điều trị sâu răng ở trẻ em
Khi phát hiện những dấu hiệu sâu răng ở trẻ, bố mẹ nên đưa con đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và có chỉ định phù hợp. Tùy vào mức độ sâu răng mà sẽ có phương pháp điều trị cụ thể:
Trám răng: Nếu sâu răng chỉ mới ảnh hưởng đến cấu trúc men răng và ngà răng thì trám răng là phương pháp hữu hiệu. Bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch xoang sâu rồi dùng vật liệu composite lấp đầy lỗ hổng, tái tạo lại thân răng, khôi phục thẩm mỹ và ăn nhai của trẻ.
Điều trị tủy: Trường hợp vi khuẩn sâu răng đã tác động đến tủy răng gây viêm nhiễm nhưng chân răng còn chắc và thân răng chưa bị phá hủy nhiều, bác sĩ sẽ điều trị tủy, loại bỏ phần tủy răng bị viêm, sau đó hàn kín ống tủy và phục hình thân răng bằng phương pháp hàn trám.
Nhổ răng: Khi tình trạng răng sâu đã chuyển biến nghiêm trọng, mô răng bị phá hủy nhiều, không thể điều trị bảo tồn, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ nhằm ngăn ngừa vi khuẩn xâm lấn sang các răng bên cạnh. Trường hợp chiếc răng sữa vừa nhổ bỏ còn chưa đến thời điểm thay răng, bác sĩ chỉ định làm hàm giữ khoảng giúp răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí.
VI. Biện pháp phòng ngừa sâu răng ở trẻ
Bố mẹ cần hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho con ngay từ khi còn nhỏ để con dần hình thành thói quen chải răng đều đặn 2 lần/ngày và mỗi lần ít nhất 2 phút.
Giúp con lựa chọn những loại bàn chải đánh răng lông mềm, kích thước vừa vặn. Đồng thời kem đánh răng cũng cần ưu tiên những loại chứa hàm lượng fluor phù hợp với độ tuổi của từng bé.
Dạy con cách dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám trong kẽ răng và đường viền nướu, ngăn ngừa tình trạng sâu răng.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế con ăn uống những thực phẩm nhiều đường và tinh bột vì đây là nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng.
Tăng cường bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng của con những thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng như rau củ, trái cây tươi, sữa, phô mai,…
Cho con thăm khám răng miệng định kỳ tại nha khoa 6 tháng/lần giúp kiểm soát tốt tình trạng răng miệng, phát hiện và xử lý kịp thời những vấn đề có thể phát sinh.
Sâu răng ở trẻ là bệnh lý phổ biến song chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách vệ sinh răng miệng và ăn uống khoa học. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm răng miệng trẻ em:
Xem thêm sâu răng: