Tại sao răng bị hô? Nguyên nhân và các giải pháp điều trị

13/06/2023
Tại sao răng bị hô? Nguyên nhân và các giải pháp điều trị

Răng hô là một dạng sai lệch khớp cắn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và làm tăng nguy cơ gây ra các bệnh lý răng miệng khác. Vậy tại sao răng bị hô? Cách điều trị như thế nào? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Tại sao răng bị hô? Nguyên nhân và các giải pháp điều trị
Tại sao răng bị hô? Nguyên nhân và các giải pháp điều trị

I. Răng hô là răng như thế nào?

Một hàm răng khỏe mạnh với khớp cắn chuẩn là khi nhóm răng trước của hàm trên trùm bên ngoài nhóm răng trước của hàm dưới và không tạo ra khoảng cách lúc các răng tiếp xúc với nhau. Đồng thời nhóm răng cối ở cả 2 hàm đều tiếp xúc với nhau ở mặt nhai. Trục phân chia tỷ lệ gương mặt chạy từ mũi qua kẽ răng cửa 2 hàm tạo thành một đường thẳng không bị gấp khúc.

Trong khi đó, răng hô xảy ra khi răng cửa hàm trên nhô ra ngoài nhiều, tạo thành một khoảng trống ngang so với răng cửa hàm dưới. Khi quan sát ở góc nghiêng sẽ thấy khuôn miệng đưa ra phía trước khá nhiều và còn gặp tình trạng cười hở lợi.

Răng hô là tình trạng răng hàm trên chìa ra ngoài quá mức so với răng hàm dưới
Răng hô là tình trạng răng hàm trên chìa ra ngoài quá mức so với răng hàm dưới

II. Các mức độ răng hô

Tùy vào nguyên nhân mà tình trạng răng hô sẽ có mức độ nặng nhẹ khác nhau:

  • Răng hô mức độ nhẹ: Là hiện tượng mà nhóm răng cửa đưa ra phía trước nhiều hơn một chút so với răng cửa hàm dưới. Mức độ chìa ra ngoài không quá lớn và khớp cắn cũng tương đối ổn định, bình thường.
  • Răng hô mức độ nặng: Hiện tượng này không chỉ là răng mà xương hàm trên cũng đưa ra phía trước nhiều hơn so với hàm dưới. Ở mức độ răng hô nặng còn kéo theo nhiều biểu hiện khác như không thể khép chặt môi khi miệng đang ở trạng thái thả lỏng, môi dày, cười hở lợi, cằm lẹm,…

III. Các dạng răng hô thường gặp

Có 2 dạng răng hô phổ biến là hô răng và hô hàm. Mỗi dạng sẽ có những biểu hiện khác nhau:

  • Hô răng xảy ra khi các răng mọc lên không đều hoặc răng phát triển to trong khi cung hàm lại hẹp, thường xảy ra ở nhóm răng cửa. Nếu quan sát bằng mắt thường sẽ thấy răng cửa hàm trên chìa ra phía trước nhiều hơn và phần mô nướu phủ lên chân răng không đều.
Hiện tượng hô do răng
Hiện tượng hô do răng
  • Hô hàm là tình trạng mà xương hàm trên phát triển quá mức so với hàm dưới. Lúc này không chỉ răng mà cả khuôn miệng đều nhô ra phía trước rất nhiều làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ, cân đối trên gương mặt.
Hiện tượng hô do hàm
Hiện tượng hô do hàm
  • Ngoài ra, có không ít trường hợp còn xuất hiện đồng thời cả 2 dạng là hô răng và hô hàm. Tình trạng này được đánh giá khá phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có nguy cơ cao gây ra nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm khác.

IV. Nguyên nhân răng bị hô

Tình trạng răng hô có khả năng xuất phát từ yếu tố di truyền hoặc cũng có thể là do những thói quen xấu trong giai đoạn mọc răng. Cụ thể:

1. Do di truyền

Theo thống kê, có đến 70% số bệnh nhân bị răng hô đều do di truyền. Nghĩa là nếu trong gia đình có ông bà, cha mẹ gặp phải tình trạng răng hô thì con sinh ra cũng có khả năng cao gặp phải và mức độ nặng nhẹ sẽ có sự khác nhau.

2. Do thói quen xấu

Trong giai đoạn mọc răng, nếu trẻ thường xuyên có thói quen mút ngón tay, đẩy lưỡi, ngậm ti giả,… sẽ làm tăng khả năng răng hô. Nhiều phụ huynh cho rằng đây là những thói quen vô hại nhưng việc lặp đi lặp lại trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của răng và xương hàm.

Thói quen mút tay làm tăng nguy cơ bị hô
Thói quen mút tay làm tăng nguy cơ bị hô

3. Do chế độ dinh dưỡng

Vitamin D và canxi là những thành phần quan trọng đối với sự phát triển của hệ xương răng. Do đó, nếu chế độ dinh dưỡng hằng ngày thiếu hụt 2 thành phần này sẽ dễ khiến răng mọc chậm, mọc không đúng thời điểm, dẫn đến tình trạng mọc lệch, mọc chen chúc và gây ra hiện tượng hô.

4. Do sự phát triển bất cân xứng của xương hàm

Trong suốt thời gian trưởng thành, xương hàm cũng sẽ không ngừng phát triển. Thời gian này, nếu có những yếu tố bên ngoài tác động hoặc sự thay đổi trong cơ thể khiến xương hàm phát triển quá mức sẽ gây tình trạng răng hô, cụ thể là hô hàm, làm gương mặt mất đi vẻ hài hòa cân đối.

V. Ảnh hưởng của răng hô

Răng hô ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như sức khỏe răng miệng tùy thuộc vào mức độ hô như thế nào.

1. Ảnh hưởng tới thẩm mỹ

Với những tình trạng răng hô nhẹ đến rất nhẹ có thể phát hiện khi nhìn ở góc nghiêng. Góc nghiêng không đẹp ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến tự tin của một số người.

Trường hợp răng hô ở mức độ nặng, gương mặt sẽ mất đi vẻ cân đối. Người đối diện dễ dàng nhận ra dù nhìn ở góc nào đi chăng nữa.

Răng hô gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười
Răng hô gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười

2. Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai

Các trường hợp răng hô kèm theo khớp cắn không khớp, nhóm răng cối ở hàm trên và hàm dưới không đóng khít được với nhau sẽ khiến việc ăn nhai suy giảm. Thức ăn không được nghiền kỹ làm ảnh hưởng đến dạ dày và hệ tiêu hóa.

Bên cạnh đó, quá trình ăn nhai lệch hàm kéo dài còn gây đau nhức khớp hàm, ảnh hưởng đến chức năng của khớp thái dương hàm.

3. Tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng

Trong trường hợp răng hô kèm theo hiện tượng răng mọc khấp khểnh, chen chúc sẽ rất khó để vệ sinh răng miệng sạch sẽ, mảng bám tích tụ nhiều làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…

Ngoài ra, nhiều trường hợp vì hàm của người bị răng hô không khớp nên dẫn đến hiện tượng phát âm không tròn vành rõ chữ, thậm chí là nói ngọng. Điều này trở thành rào cản trong quá trình giao tiếp, làm mất tự tin và đôi khi là giảm sút hiệu quả công việc.

VI. Các phương pháp điều trị răng hô

Với sự phát triển không ngừng của ngành nha khoa hiện đại, tình trạng răng hô hoàn toàn có thể khắc phục, mang lại hàm răng đều đặn và khớp cắn lý tưởng.

1. Bọc răng sứ

Phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành mài chỉnh răng thật theo một tỷ lệ nhất định, sau đó gắn cố định mão sứ được thiết kế riêng theo từng dấu hàm của bệnh nhân.

Bọc răng sứ không chỉ giúp cải thiện tình trạng răng hô mà còn mang lại hàm răng trắng sáng, đều màu.

Ưu điểm của phương pháp này là thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ mất khoảng 2 – 4 ngày là hoàn tất. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với những trường hợp hô do răng ở mức độ nhẹ đến rất nhẹ.

Bọc răng sứ giúp khắc phục tình trạng răng hô nhẹ và xỉn màu
Bọc răng sứ giúp khắc phục tình trạng răng hô nhẹ và xỉn màu

2. Niềng răng

Là phương pháp mà bác sĩ sẽ sử dụng khí cụ chỉnh nha bao gồm mắc cài, dây cung hoặc khay niềng gắn lên răng và điều chỉnh lực kéo để di chuyển răng về vị trí mong muốn. Phương pháp này giúp khắc phục tình trạng răng hô mà không xâm lấn đến cấu trúc răng thật, bảo tồn răng tối đa.

Thời gian niềng răng sẽ mất khoảng 18 – 36 tháng tùy thuộc vào mức độ phức tạp của hàm răng. Và trong thời gian niềng, người bệnh cần tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.

Lưu ý, niềng răng chỉ giúp khắc phục được tình trạng hô do răng hoặc hô do hàm ở mức độ nhẹ. Với những trường hợp hô hàm nghiêm trọng, xuất phát từ nguyên nhân xương hàm phát triển quá mức thì rất khó mang lại kết quả như mong muốn.

Niềng răng giúp bảo tồn cấu trúc răng thật
Niềng răng giúp bảo tồn cấu trúc răng thật

3. Phẫu thuật hàm

Phẫu thuật hàm sẽ can thiệp trực tiếp vào cấu trúc xương hàm. Phương pháp này thường áp dụng cho những trường hợp hô hàm nặng, không thể khắc phục bằng phương pháp niềng răng.

Ở kỹ thuật này, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bớt xương hàm trên, điều chỉnh sao cho hài hòa, cân đối với xương hàm dưới và tổng thể gương mặt rồi tiến hành cố định bằng vít y khoa.

Thời gian để hoàn tất một ca phẫu thuật hàm thường mất khoảng 2 – 4 giờ. Sau đó cần ít nhất 6 tháng để bệnh nhân khôi phục hoàn toàn và ăn nhai như bình thường.

Phẫu thuật hàm nếu răng hô do hàm phát triển quá mức
Phẫu thuật hàm nếu răng hô do hàm phát triển quá mức

Trong một vài trường hợp, bệnh nhân vừa hô hàm vừa hô răng, bác sĩ sẽ chỉ định niềng răng kết hợp phẫu thuật hàm nhằm mang lại kết quả tốt nhất.

Như vậy, hiểu rõ được nguyên nhân tại sao răng bị hô sẽ có phương pháp khắc phục phù hợp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
- Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
- Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

(*Lưu ý: các hình ảnh mang tính chất tham khảo. Tùy từng tình trạng bệnh nhân khác nhau sẽ có kết quả thực hiện khác nhau)
Incon facebook
Incon facebook