Trẻ bị nhiệt miệng điều trị như thế nào? Làm thế nào để phòng tránh?

23/02/2023
Trẻ bị nhiệt miệng điều trị như thế nào? Làm thế nào để phòng tránh?

Trẻ bị nhiệt miệng sẽ gặp nhiều triệu chứng đau rát, khó chịu làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động ăn uống, chăm sóc, vệ sinh răng miệng hằng ngày. Tình trạng này kéo dài có thể gây các tác động không nhỏ đến cuộc sống cũng như sức khỏe của trẻ. Vậy khi trẻ bị nhiệt miệng điều trị như thế nào hiệu quả? Làm thế nào để phòng tránh nhiệt miệng ở trẻ?

Trẻ bị nhiệt miệng điều trị như thế nào? Làm thế nào để phòng tránh?
Trẻ bị nhiệt miệng điều trị như thế nào? Làm thế nào để phòng tránh?

I. Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiệt miệng

Dù là người lớn hay trẻ em đều có khả năng bị nhiệt miệng ít nhất 1 lần trong đời. Trong đó, trẻ em thường hay gặp tình trạng này khá phổ biến và có thể tái diễn nhiều lần.

Nhiệt miệng thường có biểu hiện là những vết loét nhỏ có màu trắng đục, vàng nhạt với dạng hình bầu dục hoặc tròn. Xung quanh vết loét sẽ có viền đỏ, sưng tấy.

Vị trí xuất hiện của nhiệt miệng thường ở môi, lưỡi, mặt trong của má, trên lợi. Chúng gây cảm giác đau rát, khó chịu khiến trẻ ăn uống, nói cười, nuốt nước bọt gặp nhiều khó khăn.

Khi nhiệt miệng tiến triển nặng sẽ khiến trẻ khó chịu dữ dội, quấy khóc nhiều, có thể gây các triệu chứng sưng hạch bạch huyết, nóng sốt, đau đầu.

Theo đó, các nguyên nhân khiến trẻ bị nhiệt miệng được xác định là do:

  • Trẻ vô tình cắn vào niêm mạc miệng dẫn đến các tổn thương, chảy máu và hình thành nên các vết lở loét.
  • Chế độ ăn uống không khoa học, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, các món nhiều dầu mỡ cũng là nguyên nhân khiến cho nhiệt miệng dễ phát sinh hơn bình thường.
  • Trẻ uống ít nước, cơ thể bị nóng nhiệt, khô miệng cũng rất dễ dẫn đến bị nhiệt miệng.
  • Nhiều trường hợp, nhiệt miệng thường xuyên tái phát ở những trẻ ăn uống thiếu dinh dưỡng. Cụ thể là thiếu các chất như: vitamin B2, B6, axit folic, sắt, kẽm, vitamin C, protein,…
  • Mắc các bệnh lý ở răng miệng như: sâu răng, viêm tủy, viêm nướu,… cũng có thể dẫn đến viêm loét ở mô mềm trong khoang miệng.
  • Việc sử dụng một số loại thuốc kháng sinh điều trị bệnh trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến các tác dụng phụ khiến trẻ dễ bị viêm loét ở miệng.
  • Chải răng không đúng cách, dùng bàn chải cứng, chải răng mạnh làm tổn thương đến răng lợi. Dùng kem đánh răng, nước súc miệng không phù hợp cũng là các yếu tố góp phần dẫn đến nhiệt miệng ở trẻ.
  • Trẻ bị ốm, ngủ không ngon giấc dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng hay gặp các bệnh lý tay chân miệng, mắc bệnh ở gan,… sẽ có sức đề kháng kém hơn bình thường. Khi đó dễ bị các tác nhân có hại tấn công gây nhiều bệnh lý trong đó có cả nhiệt miệng.
Trẻ em là đối tượng rất dễ bị nhiệt miệng
Trẻ em là đối tượng rất dễ bị nhiệt miệng

Các vết lở loét nhiệt miệng được đánh giá khá lành tính, có thể tự khỏi hẳn sau 10 – 15 ngày mà không gây nguy hại gì cho sức khỏe, tính mạng.

Thế nhưng, không vì vậy mà phụ huynh chủ quan trong việc chăm sóc và điều trị sớm cho trẻ.

Bởi nếu vết loét nhiệt miệng ngày càng nặng có thể làm cho trẻ không thể ăn uống ngon miệng như bình thường. Trẻ sẽ dễ bỏ bú, chán ăn, bỏ ăn. Thậm chí cơn đau rát có thể làm trẻ ngủ không được ngon giấc, vệ sinh răng khó khăn.

Lâu ngày sẽ khiến cơ thể trẻ trở nên suy nhược, ăn uống thiếu dinh dưỡng, tinh thần mệt mỏi, dễ cáu gắt và quấy khóc nhiều hơn.

Do đó, việc tìm các biện pháp khắc phục nhiệt miệng là rất cần thiết để phòng tránh các nguy cơ gây ảnh hưởng không tốt cho cuộc sống sinh hoạt, tinh thần cũng như sức khỏe của trẻ.

II. Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì và không nên ăn gì?

Để nhiệt miệng không phát triển nặng, nhanh lành thương, hạn chế nguy cơ tái phát phụ huynh nên chú ý lựa chọn các thực phẩm phù hợp cho trẻ như sau:

1. Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì?

  • Cho trẻ dùng nhiều rau củ, trái cây tươi để cung cấp hàm lượng dồi dào các vitamin, chất xơ, khoáng chất tốt cho cơ thể. Từ đó có thể hạn chế được các tổn thương ở mô mềm trong khoang miệng, thúc đẩy lành thương nhanh hơn.
Cho trẻ dùng nhiều rau củ khi đang bị nhiệt miệng
Cho trẻ dùng nhiều rau củ khi đang bị nhiệt miệng
  • Bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều chất sắt như: thịt bò, các loại hạt, thịt gia cầm, hải sản,… cũng có tác dụng thúc đẩy tăng cường miễn dịch, hỗ trợ quá trình lành thương nhiệt miệng hiệu quả.
  • Sữa chua cũng cung cấp nhiều lợi khuẩn giúp chống lại được các tác nhân gây hại cho khoang miệng. Do đó, bạn cũng nên cho trẻ dùng sữa chua mỗi ngày để giảm cảm giác khó chịu do nhiệt miệng gây ra, nhanh làm lành vết loét.
  • Để ngăn chặn và chữa lành các vết viêm loét ở miệng của trẻ bạn cũng nên bổ sung vào thực đơn các loại thực phẩm có chứa nhiều thành phần axit folic. Chẳng hạn như: bông cải xanh, rau bina, lòng đỏ trứng, cần tây, sữa và các sản phẩm từ sữa,…
Thực phẩm giàu axit folic rất tốt trong việc chữa lành nhiệt miệng
Thực phẩm giàu axit folic rất tốt trong việc chữa lành nhiệt miệng
  • Đảm bảo cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể, làm dịu các triệu chứng khó chịu ở vết loét, giúp lành thương nhanh chóng.
  • Bên cạnh đó, có thể cho trẻ dùng thêm một số loại nước khác có tính mát như: nước nấu từ các loại đậu rang, nước bột sắn dây, nước cam, nước chanh, nước râu bắp,… Chúng sẽ giúp giải nhiệt khá tốt, tình trạng nhiệt miệng sẽ nhanh thuyên giảm.
Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày
Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày

2. Trẻ bị nhiệt miệng không nên ăn gì?

  • Không nên cho trẻ ăn các món chiên rán, nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, gà rán, xúc xích rán,… Vì chúng có khả năng gây nóng nhiệt trong người khiến vết loét lan rộng và lâu hồi phục.
  • Trong quá trình chế biến món ăn, các mẹ không nên cho nhiều gia vị có tính nóng như: gừng, tiêu, ớt, tỏi,…. để tránh các kích thích làm cho tổn thương ở niêm mạc nghiêm trọng và lành thương chậm hơn.
  • Bánh kẹo ngọt nhiều đường, nước có gas sẽ khiến cho răng miệng dễ mắc các bệnh lý. Thậm chí còn làm cho vết loét nhiệt miệng lan rộng, khó hồi phục. Vậy nên, hãy tránh cho trẻ dùng để nhanh khỏi bệnh hơn.
  • Các loại hạt sấy khô, đồ ăn mặn nhiều muối là tác nhân khiến cho vết loét trở nên đau rát dữ dội, kéo dài thời gian hồi phục nên cũng cần phải hạn chế tối đa.
Thực phẩm cần tránh dùng khi bị nhiệt miệng
Thực phẩm cần tránh dùng khi bị nhiệt miệng

III. Trẻ bị nhiệt miệng điều trị như thế nào?

Trường hợp bé bị nhiệt miệng do chăm sóc răng miệng, ăn uống không đúng cách. Cha mẹ nên thay đổi các thói quen này sao cho phù hợp hơn để tình trạng bệnh nhanh chóng thuyên giảm.

Nếu nhiệt miệng do các bệnh lý ở cơ thể gây ra phải đưa trẻ đến các trung tâm y tế, bệnh viện chuyên khoa để bác sĩ thăm khám và có biện pháp điều trị tối ưu.

Khi nhiệt miệng xảy ra do các bệnh lý ở răng miệng như: sâu răng, viêm tủy, viêm nướu,… Lúc này cần tìm đến các trung tâm nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán tình trạng cụ thể và đưa ra cách khắc phục tốt nhất.

IV. Khi nào thì cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ?

Khi trẻ bị nhiệt miệng, phụ huynh cần theo dõi sát sao hơn tình trạng sức khỏe của con em mình mỗi ngày.

Trường hợp nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau đây thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám và có biện pháp khắc phục hiệu quả kịp thời:

  • Các vết viêm loét nhiệt miệng của trẻ có dấu hiệu phát triển ngày càng nghiêm trọng, lan rộng sang nhiều vị trí khác trong khoang miệng.
  • Vết loét đã hơn 2 tuần mà vẫn chưa thuyên giảm, có kích thước to bất thường, xuất hiện tình trạng chảy mủ, chảy dịch vàng.
  • Trẻ bị nhiệt miệng và bị nóng sốt cao, phát ban, đau đầu dữ dội.
  • Trẻ không thể ăn uống được gì, có dấu hiệu nôn mửa, tiêu chảy kéo dài.

Việc thăm khám và điều trị sớm trong các trường hợp này là rất quan trọng và cần thiết. Càng để lâu sẽ có nguy cơ gây các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ và điều trị khó khăn, phức tạp hơn.

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi nhiệt miệng có dấu hiệu bất thường
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi nhiệt miệng có dấu hiệu bất thường

V. Cách phòng tránh nhiệt miệng ở trẻ

Mặc dù nhiệt miệng có thể tự khỏi hoặc chữa khỏi nhờ áp dụng các biện pháp phù hợp. Tuy nhiên, tình trạng này thường hay tái phát nhiều lần ở trẻ.

Chính vì vậy, cần thực hiện tốt các vấn đề sau để phòng tránh nhiệt miệng ở trẻ một cách hiệu quả:

  • Mỗi ngày cần phải đảm bảo răng miệng của trẻ luôn được vệ sinh sạch sẽ đúng cách để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn gây hại cho răng lợi.
  • Dùng gạc mềm nhúng nước sạch lau nướu, răng, lưỡi cho trẻ các buổi sáng, tối, sau khi bú xong nếu trẻ vẫn chưa thể tự vệ sinh răng miệng được.
  • Khi trẻ đã lớn hơn, hãy hướng dẫn trẻ chải răng bằng bàn chải mềm theo chiều dọc, dùng kem đánh răng phù hợp với độ tuổi để làm sạch răng miệng hiệu quả mà không gây tổn thương đến răng nướu.
  • Tập cho trẻ dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng, súc miệng với nước muối sinh lý để diệt sạch sâu vi khuẩn trong khoang miệng, ngăn ngừa các bệnh lý phát sinh.
Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng sạch sẽ đúng cách
Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng sạch sẽ đúng cách
  • Chế độ ăn uống của trẻ nên cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất, đặc biệt là thực phẩm giàu: sắt, kẽm, axit folic, vitamin B2, B6, vitamin C,…
  • Cân bằng thời gian vận động, nghỉ ngơi ở trẻ. Nhắc nhở trẻ ngủ đúng giờ, không cho trẻ thức quá khuya.
  • Đưa trẻ đến nha khoa uy tín khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kiểm soát tốt các vấn đề bệnh lý ở răng miệng, kịp thời khắc phục ngay nếu có dấu hiệu bất thường xảy ra.

Mọi thắc mắc về vấn đề trẻ bị nhiệt miệng điều trị như thế nào? Làm thế nào để phòng tránh? Đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay đến hotline 19007141 để được hỗ trợ tư vấn tận tình ngay lập tức.

Xem thêm nhiệt miệng:

Xem thêm răng miệng trẻ em:

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
- Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
- Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

Trả lời

(*Lưu ý: các hình ảnh mang tính chất tham khảo. Tùy từng tình trạng bệnh nhân khác nhau sẽ có kết quả thực hiện khác nhau)
Incon facebook
Incon facebook