Thay răng là cột mốc quan trọng, đánh dấu sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Thông thường, những chiếc răng sữa đầu tiên sẽ thay khi trẻ bước vào độ tuổi từ 5 – 6 tuổi nhưng vẫn có trường hợp sẽ sớm hơn. Vậy trẻ thay răng sớm có sao không? Nguyên nhân trẻ thay răng sớm là gì? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
I. Trẻ thay răng như thế nào là sớm?
Trẻ mọc những chiếc răng sữa đầu tiên khi được 6 tháng tuổi và đến 3 tuổi sẽ có đầy đủ 20 chiếc. Bộ răng sữa giúp trẻ ăn nhai cho đến khi 6 tuổi, sau đó tiến vào giai đoạn thay răng.
Thông thường chiếc răng sữa nào mọc trước sẽ rụng trước, nhường chỗ cho răng vĩnh viễn trồi lên. Và thời điểm trẻ rụng những chiếc răng sữa đầu tiên là vào khoảng 5 – 6 tuổi. Giai đoạn thay răng kéo dài đến khi trẻ được 13 tuổi, bộ răng vĩnh viễn sẽ mọc đầy đủ 28 cái.
Điều này có nghĩa là trường hợp trẻ thay răng sữa trước thời điểm 4 – 5 tuổi được đánh giá là thay răng sớm. Các chuyên gia nha khoa khuyên nên cho trẻ đến nha khoa thăm khám nếu răng sữa đầu tiên rụng khi trẻ mới 4 tuổi hoặc thậm chí là nhỏ hơn.
Ngoài ra, trường hợp răng vĩnh viễn mọc lên khi răng sữa chưa rụng thì cũng cần được thăm khám nhằm xử lý chiếc răng sữa, tạo không gian cho răng vĩnh viễn trồi lên.
II. Nguyên nhân trẻ thay răng sớm?
Có rất ít trường hợp răng sữa rụng sớm một cách tự nhiên. Thông thường, trẻ thay răng sớm xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
Sâu răng: Sở thích ăn đồ ngọt của trẻ cộng thêm việc lười chải răng hoặc chải răng không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trong khoang miệng phát triển, phá hủy các tổ chức cứng của răng, hình thành lỗ sâu và tăng nguy cơ mất răng sớm.
Ngoài ra, men răng sữa ở trẻ thường mỏng, nhạy cảm hơn so với răng vĩnh viễn nên rất dễ bị vi khuẩn sâu răng tấn công và khi mắc bệnh thì tốc độ tiến triển cũng nhanh hơn.
Tai nạn: Trẻ con thường hay nghịch ngợm nên rất dễ va đập, té ngã. Trường hợp va đập mạnh ở vùng hàm mặt có thể khiến răng sữa rụng sớm trước thời điểm thay răng.
III. Trẻ thay răng sớm có sao không?
Răng sữa giữ nhiệm vụ ăn nhai quan trọng trong những năm tháng đầu đời của con, đồng thời còn có chức năng “định vị” răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí. Do đó, trường hợp răng sữa rụng sớm sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như:
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày, đường tiêu hóa do thức ăn không được nghiền nát trước khi đưa xuống dạ dày khiến chúng phải hoạt động nhiều hơn.
- Trẻ lười ăn, chán ăn gây ra tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí não.
- Phát âm không tròn vành, rõ tiếng, tăng nguy cơ nói ngọng. Bởi vì răng, lưỡi và hàm đều là những bộ phận quan trọng tham gia vào việc phát âm của một người. Trường hợp mất răng, nhất là vị trí nhóm răng phía trước sẽ dẫn đến tình trạng phát âm không rõ, đặc biệt là âm “s”, “th”, “ch”, “v”,…
- Răng vĩnh viễn có nguy cơ mọc lệch, mọc không đúng vị trí. Khi một hoặc một vài chiếc răng sữa mất đi, các răng xung quanh có xu hướng nghiêng vào khoảng trống này. Khi đó, răng vĩnh viễn mọc lên không đủ không gian sẽ có hiện tượng mọc chen chúc, xô lệch ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây lệch khớp cắn.
IV. Có nên nhổ răng sữa sớm cho trẻ?
Như đã đề cập ở phần đầu, theo đúng tiến trình phát triển thì khi trẻ được 5 – 6 tuổi, răng sữa sẽ lần lượt rụng đi nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên thay thế.
Trường hợp trẻ chưa đến thời điểm thay răng mà bố mẹ đã nhổ răng sữa sẽ gây ra tình trạng răng vĩnh viễn mọc lệch, khấp khểnh. Đồng thời còn ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và phát âm.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt, bé cần nhổ răng sữa sớm để không xảy ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và toàn thân:
- Răng sữa bị sâu nghiêm trọng, mô răng tổn thương đến sát lợi hoặc chiếc răng viêm tủy nặng, áp xe, gây đau nhức khó chịu. Việc nhổ răng nhằm ngăn ngừa vi khuẩn sâu răng lây lan sang các răng bên cạnh.
- Răng bị sứt mẻ lớn do chấn thương, thân răng còn rất ít, nên nhổ bỏ phần chân răng còn lại nếu không muốn xảy ra tình trạng viêm nhiễm.
- Hiện tượng tụt nướu, viêm quanh chóp răng. Tình trạng này không sớm nhổ bỏ răng sữa sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn.
Lưu ý, nếu nhổ bỏ răng sữa sớm trước thời điểm thay răng, bố mẹ nên cân nhắc cho con đeo hàm giữ khoảng nhằm ngăn ngừa tình trạng răng xô lệch, hướng dẫn răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí.
V. Làm thế nào để phòng ngừa trẻ thay răng sớm?
Mặc dù chỉ tồn tại trong vài năm ngắn ngủi nhưng răng sữa lại giữ vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến thẩm mỹ và sự khỏe mạnh của răng vĩnh viễn sau này. Do đó, bố mẹ cần có những biện pháp phù hợp phòng ngừa trẻ thay răng sớm.
1. Chế độ ăn uống khoa học
Những năm tháng đầu đời là giai đoạn mà con cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện. Vì vậy bố mẹ cần xây dựng cho con một chế độ ăn uống khoa học.
Trong đó, canxi, vitamin D, fluor, sắt, magie,… là những thành phần quan trọng không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn củng cố độ cứng chắc của răng. Canxi được tìm thấy nhiều trong hải sản, các loại đậu, cải xoăn, ngũ cốc, các loại rau có lá màu xanh đậm, sữa và các sản phẩm từ sữa,…
Việc bổ sung đầy đủ chất xơ, vitamin C cũng rất cần thiết giúp nướu khỏe mạnh, hạn chế tình trạng chảy máu chân răng. Những thực phẩm giàu vitamin C mà bố mẹ có thể bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày của trẻ bao gồm: cam, ổi, kiwi, mùi tây, cải Kale, bông cải xanh, đu đủ, súp lơ trắng,…
Bên cạnh đó, bố mẹ cần hạn chế không cho bé ăn nhiều độ ngọt, thức ăn nhanh như bánh, kẹo, nước ngọt, khoai tây chiên,… Những thực phẩm này là nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng ở trẻ nhỏ.
2. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Dạy bé duy trì thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và súc miệng sau khi ăn để giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Lưu ý, lưỡi cũng là nơi tồn đọng nhiều vi khuẩn và mảng bám nên cần được làm sạch thường xuyên trong lúc thực hiện chải răng.
Phụ huynh nên lựa chọn loại bàn chải lông mềm có kích thước phù hợp và hướng dẫn con chải răng đúng cách theo chiều lên xuống hoặc xoay tròn để không làm mòn men răng, tụt nướu.
Kem đánh răng nên chọn loại dành riêng cho trẻ với nồng độ fluor phù hợp, tránh để trẻ sử dụng chung kem đánh răng với người lớn.
Hướng dẫn con dùng chỉ nha khoa loại bỏ vụn thức ăn thừa, mảng bám trong kẽ răng, tránh dùng tăm tre nhọn làm tổn thương đến nướu.
3. Biện pháp bảo vệ răng
Nếu trẻ quá hiếu động hoặc khi tham gia các trò chơi vận động mạnh, phụ huynh cần lưu ý cho con đeo dụng cụ bảo vệ hàm, hạn chế chấn thương vùng răng hàm mặt.
Ngoài ra, khi con có hiện tượng nghiến răng khi ngủ nghiêm trọng, bố mẹ có thể đến nha khoa làm máng chống nghiến cho con.
4. Khám nha sĩ định kỳ
Cho trẻ thăm khám răng định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ kịp thời phát hiện những bệnh lý răng miệng và có phương pháp điều trị phù hợp, duy trì tuổi thọ của răng sữa đến thời điểm thay răng.
Trường hợp con gặp chấn thương gây mất răng sữa sớm, bố mẹ cũng cần đưa con đến gặp nha sĩ làm hàm giữ khoảng nhằm định hướng răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí, ngăn chặn tình trạng khấp khểnh, chen chúc.
Trẻ thay răng sớm có sao không đã được chia sẻ chi tiết trên bài viết. Có thể thấy trong đa số trường hợp, trẻ thay răng sớm đều ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn, dễ gây tình trạng mọc lệch, khấp khểnh. Nếu con bạn đang gặp tình trạng này, hãy đến Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí. Hoặc gọi đến số hotline 0972 411 411 để được giải đáp nhanh nhất.