Các triệu chứng mọc răng khôn thường gặp đó là cảm giác đau nhức, sưng tấy ở nướu răng khiến ăn uống, vệ sinh răng khó khăn hơn. Bệnh nhân cũng có thể bị nóng sốt nhẹ, hôi miệng, cơ hàm co cứng, khó cử động linh hoạt như bình thường. Vậy làm thế nào để khắc phục các triệu chứng khó chịu khi mọc răng khôn? Có nên nhổ răng khôn hay không?
Mục Lục
I. Độ tuổi mọc răng khôn
Số răng đầy đủ ở một người trưởng thành có tổng cộng 32 chiếc răng (đã tính cả răng khôn) chia đều với 16 chiếc ở hàm trên và 16 chiếc ở hàm dưới.
4 răng khôn sẽ mọc ở 4 góc trong cùng của cung hàm khi đến tuổi trưởng thành. Thời gian mọc răng khôn sẽ muộn nhất so với các răng vĩnh viễn khác.
Thông thường, khi đến năm 18 – 25 tuổi răng khôn sẽ bắt đầu mọc lên. Bên cạnh đó, có một số trường hợp răng khôn mọc muộn hơn khi đến năm 30, 40 tuổi.
Thực tế, không phải ai cũng sẽ có đủ 4 răng khôn. Tùy thuộc vào từng cơ địa mà có người chỉ có 1, 2, 3 răng khôn. Thậm chí có người không mọc bất cứ chiếc răng khôn nào trong đời.
Cũng bởi thời điểm mọc lên khá muộn khi răng và xương hàm gần như đã phát triển hoàn thiện, chỗ trống còn lại khá ít, mô nướu phủ dày, cứng.
Vậy nên phần lớn răng khôn sẽ rất dễ xảy ra tình trạng mọc sai lệch, mọc ngầm, mọc đâm ngang sang răng số 7 kế bên, mọc kẹt bên dưới nướu,…. gây không ít triệu chứng đau nhức vô cùng khó chịu cho bệnh nhân.
II. Các dấu hiệu, triệu chứng khi mọc răng khôn
Triệu chứng mọc răng khôn ở mỗi bệnh nhân sẽ không giống nhau hoàn toàn. Tùy theo từng cơ địa sức khỏe mà quá trình mọc răng khôn có thể gây ra các triệu chứng sau đây:
- Tại vùng nướu nơi răng khôn mọc sẽ có tình trạng sưng phồng, tấy đỏ gây đau nhức, khó chịu dai dẳng. Cảm giác sưng đau sẽ nghiêm trọng hơn khi răng mọc trồi lên khỏi nướu. Cơn đau chỉ chấm dứt khi răng khôn mọc hoàn thiện.
- Răng khôn mọc ngầm bên trong xương hàm, mọc đâm ngang sang răng số 7 gây nhiễm trùng có thể làm do nướu sưng đau dữ dội. Từ đó mạch máu tại vùng này cũng gặp các kích thích dẫn đến sưng tấy, sưng phồng ở vùng dưới hàm và má.
- Nóng sốt nhẹ và sẽ tự khỏi chỉ sau một thời gian ngắn.
- Cảm giác ăn uống kém ngon miệng do những cơn đau nhức kéo dài. Nhiều bệnh nhân còn bị chán ăn, bỏ ăn khiến cơ thể vô cùng mệt mỏi, suy nhược.
- Cơ hàm trở nên nặng nề, co cứng, khó cử động há mở hàm được linh hoạt như bình thường, việc ăn nhai và nói chuyện cũng khó khăn hơn rất nhiều.
- Cảm giác đau nhức, sưng viêm ở nướu còn làm cho việc vệ sinh răng miệng trở nên kém hiệu quả, thức ăn thừa, mảng bám không được làm sạch. Từ đó tạo cơ hội để vi khuẩn sinh sôi gây mùi hôi ở miệng cùng nhiều vấn đề bệnh lý nguy hiểm khác.
III. Cần làm gì khi mọc răng khôn?
Mọc răng khôn không chỉ gây ra những cơn đau nhức dai dẳng mà còn khiến bệnh nhân chịu nhiều triệu chứng khó chịu khác. Do đó khi mọc răng khôn cần phải chú ý một số điều sau đây:
1. Vệ sinh răng miệng cẩn thận
Khi mọc răng khôn vấn đề vệ sinh răng miệng hằng ngày càng phải kỹ lưỡng.
Tốt nhất cần đảm bảo chải răng sạch sẽ mỗi ngày 2 – 3 lần bằng bàn chải có đầu lông mềm. Nên chọn bàn chải có kích cỡ nhỏ gọn để dễ dàng di chuyển làm sạch ở mọi ngóc ngách của răng.
Khi chải răng cần điều chỉnh lực nhẹ vừa phải theo chiều dọc. Không chải răng quá mạnh hay chải răng theo chiều ngang vì rất dễ gây ra tổn thương đến răng nướu gây đau nhức, chảy máu chân răng, xói mòn men răng.
Dùng chỉ nha khoa làm sạch các kẽ răng sau khi ăn. Súc miệng với nước muối ấm để xoa dịu cảm giác khó chịu ở khoang miệng, loại bỏ vụn thức ăn, mảng bám sót lại tránh tạo môi trường để vi khuẩn sinh sôi gây hại cho răng lợi.
2. Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh
Trong thời gian răng khôn mọc lên bệnh nhân sẽ khó có thể ăn uống ngon miệng bởi những cơn đau nhức dai dẳng. Do đó, hãy ưu tiên chọn dùng các món chế biến mềm, loãng không cần dùng lực nhai mạnh, tránh cơn đau dữ dội hơn.
Không nên ăn các món quá dai cứng, tránh các đồ ăn ngọt nhiều đường, nhiều mảnh vụn, đồ ăn cay nóng.
Rượu bia, cà phê, thuốc lá đều có thể gây các ảnh hưởng xấu cho sức khỏe răng miệng nên cũng phải tránh dùng.
3. Đi kiểm tra răng
Những trường hợp răng khôn mọc ngầm bên trong xương hàm thường khó phát hiện được bằng mắt thường.
Chính vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu đau nhức ở nướu răng trong cùng bệnh nhân cần đến ngay nha khoa uy tín. Tại đây bác sĩ sẽ thăm khám, chụp x-quang xác định tình trạng răng khôn cụ thể như thế nào.
Nếu răng khôn mọc lệch lạc gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt cũng như sức khỏe răng miệng. Khi đó bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn sớm để phòng ngừa các tác hại có thể xảy ra.
IV. Có nên nhổ răng khôn hay không?
Răng khôn mọc gây đau nhức, sưng viêm, tiềm ẩn nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như răng kế cận thì việc nhổ bỏ sớm là rất cần thiết.
Thế nhưng, không bắt buộc phải nhổ bỏ răng khôn trong mọi trường hợp. Sau thăm khám chính xác, tùy vào từng tình trạng mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định có nên nhổ răng khôn hay không.
1. Trường hợp cần nhổ răng khôn
Những trường hợp răng khôn mọc lệch lạc, mọc ngầm, mọc lợi trùm, mọc đâm ngang sang răng kế bên thì đều bắt buộc nhổ bỏ.
Đồng thời, nếu răng khôn mọc và gặp các tình trạng sau cũng cần được loại bỏ càng sớm càng tốt:
- Răng khôn gây đau nhức, sưng viêm, nhiễm trùng tái phát dai dẳng.
- Răng khôn bị sâu hỏng viêm lợi, viêm nha chu.
- Răng khôn có hình dạng dị dạng, hình thành khe giắt thức ăn với răng kế bên.
- Răng khôn mọc thẳng nhưng đối diện lại không có răng mọc ăn khớp.
- Xuất hiện ổ mủ, khối u nang tại vị trí răng khôn mọc và có nguy cơ gây ảnh hưởng đến những vùng răng xung quanh.
Các chuyên gia cũng có lời khuyên nếu phải nhổ răng khôn nên thực hiện trong độ tuổi 18 – 25 lúc răng khôn mọc lên được 2/3 là tốt nhất.
Bởi khi càng lớn tuổi xương hàm sẽ cứng chắc hơn nhiều. Việc nhổ răng sẽ khó khăn, phức tạp hơn. Bên cạnh đó, nhổ răng lúc lớn tuổi thì khả năng chịu đau cũng khá kém, dễ chảy nhiều máu và mất nhiều thời gian để hồi phục hơn so với còn trẻ.
2. Trường hợp không cần nhổ răng khôn
Đối với những trường hợp răng khôn mọc lên thẳng đều như các răng còn lại, không gây đau nhức, không hình thành khe giắt thức ăn với răng kế bên.
Đồng thời thăm khám nhận thấy răng khôn không có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng thì không cần phải nhổ bỏ.
Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần phải lưu ý chăm sóc, vệ sinh răng kỹ lưỡng để tránh làm phát sinh bệnh lý ở răng khôn là được.
Những bệnh nhân đang có các bệnh lý mãn tính như: tim mạch, tiểu đường, máu khó đông,…. cũng cần hạn chế nhổ răng khôn.
Chỉ khi răng khôn mọc sai lệch gây các tác hại nguy hiểm, đau nhức kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe. Khi đó cần phải thăm khám, xét nghiệm cẩn thận, đảm bảo các chỉ số sức khỏe phù hợp mới có thể thực hiện nhổ răng khôn an toàn, hiệu quả.
Hy vọng với những thông tin vừa chia sẻ trên đây đã giúp mọi người biết được các triệu chứng mọc răng khôn thường gặp là gì. Đồng thời sẽ sớm có biện pháp khắc phục răng khôn tốt nhất.
Mọi thắc mắc hãy gọi ngay đến tổng đài 19007141 để được hỗ trợ giải đáp chi tiết hơn.
Xem thêm mọc răng: