Trồng răng Implant có nguy hiểm không?

23/03/2023
Trồng răng Implant có nguy hiểm không?

Trồng răng Implant có nguy hiểm không là thắc mắc chung của phần lớn bệnh nhân khi muốn phục hình lại răng đã mất bằng phương pháp này. Răng Implant được đánh giá rất cao về thẩm mỹ, độ bền, khắc phục tiêu xương hàm cùng nhiều ưu điểm vượt trội khác. Tuy nhiên, trồng răng Implant không đảm bảo đúng kỹ thuật tại các địa chỉ nha khoa kém uy tín sẽ có nguy cơ cao gây biến chứng khó lường nên cần phải hết sức cẩn trọng.

Trồng răng Implant có nguy hiểm không?
Trồng răng Implant có nguy hiểm không?

I. Trồng răng Implant có nguy hiểm không?

Để trồng răng Implant, bác sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu đặt trụ Implant cố định vào xương hàm có tác dụng thay thế cho chân răng đã mất.

Sau một thời gian khi trụ răng đã tích hợp ổn định với xương hàm sẽ gắn mão sứ lên trên thông qua khớp Abutment để hoàn thiện chiếc răng với thẩm mỹ cao và ăn nhai tốt giống như răng thật trước đó.

Giải đáp cho thắc mắc “Trồng răng implant có nguy hiểm không?, các bác sĩ cho biết, kỹ thuật trồng răng Implant hoàn toàn không gây bất cứ tác hại nguy hiểm nào nếu đảm bảo đúng chỉ định, đúng kỹ thuật, tuân thủ các vấn đề vô trùng.

Đồng thời, chất liệu trụ Implant được làm từ Titanium thuần khiết đã được chứng minh an toàn, lành tính với cơ thể. Khi cấy ghép vào xương hàm sẽ đảm bảo tính tương thích sinh học cao, không gây bất cứ kích ứng hay phản ứng phụ nguy hiểm nào cho răng miệng cũng như sức khỏe.

Răng Implant có cấu trúc tương tự răng thật, đảm bảo an toàn cao
Răng Implant có cấu trúc tương tự răng thật, đảm bảo an toàn cao

II. Có nên trồng răng Implant không?

Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng tốt nhất hiện nay luôn được bác sĩ khuyến khích bệnh nhân lựa chọn để khắc phục tình trạng mất răng.

Mọi trường hợp mất răng từ mất 1 răng, mất 2 răng, mất nhiều răng liền kề hay không liền kề, mất răng toàn hàm. Hay đang có vấn đề với cầu răng hoặc hàm giả tháo lắp thì trồng răng Implant sẽ là phương pháp tối ưu mà bệnh nhân có thể tin chọn hàng đầu.

Phương pháp trồng răng Implant sẽ mang lại được nhiều lợi ích vượt trội sau đây:

  • Răng Implant có màu sắc, hình dáng tự nhiên không khác biệt gì nhiều so với răng thật giúp bệnh nhân lấy lại được sự tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh.
  • Khả năng chịu lực ăn nhai cao, thoải mái ăn uống nhiều món ăn như răng thật. Không bị kích thích bởi nhiệt độ, ăn uống ngon miệng hơn.
  • Răng Implant được gắn cố định chắc chắn trên cung hàm nên không lo xảy ra tình trạng rơi rớt khi ăn nhai, chăm sóc, vệ sinh răng miệng hằng ngày dễ dàng.
  • Cấy ghép Implant phục hình độc lập, hoàn toàn không xâm lấn hay tác động gì đến các răng xung quanh. Nhờ đó giúp bảo tồn răng tối ưu, ngăn chặn các ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe răng thật về lâu về dài.
  • Nhờ khôi phục được phần chân răng đã mất nên đây là phương pháp duy nhất có thể ngăn chặn được biến chứng tiêu xương hàm, xô lệch răng, lão hóa sớm do mất răng lâu ngày gây ra.
  • Chỉ cần đáp ứng tốt về kỹ thuật phục hình, chăm sóc cẩn thận có thể duy trì thời gian sử dụng răng Implant bền đẹp đến vĩnh viễn. Không cần phải mất thời gian và chi phí để thay mới nhiều lần như các giải pháp trồng răng giả truyền thống.
Trồng răng Implant áp dụng hiệu quả cho mọi trường hợp mất răng
Trồng răng Implant áp dụng hiệu quả cho mọi trường hợp mất răng

III. Các biến chứng có thể xảy ra sau khi trồng răng Implant

Đa số những trường hợp xảy ra biến chứng khi trồng răng Implant đều do kỹ thuật, quy trình phục hình không chuẩn xác, bệnh nhân không đảm bảo chế độ chăm sóc phù hợp.

Các biến chứng có thể xảy ra sau khi trồng răng Implant thường là:

1. Nhiễm trùng vùng cấy Implant

Đây là biến chứng thường gặp do không tuân thủ nghiêm ngặt vấn đề vô trùng thiết bị, dụng cụ, môi trường phòng khám. Hoặc do bệnh nhân không chú ý chăm sóc, vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng đúng cách đều tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Lúc này bệnh nhân sẽ có các dấu hiệu như: sưng phồng, tấy đỏ tại vùng cấy ghép, ê buốt, đau nhức dai dẳng, nóng sốt, có thể xuất hiện tụ mủ tại vị trí vừa cắm trụ, ăn uống khó khăn.

2. Chảy máu kéo dài sau phẫu thuật

Thông thường, sau cấy ghép Implant có thể xảy ra tình trạng rỉ máu nhẹ trong 1 – 2 ngày đầu. Lúc này chỉ cần cắn nhẹ bông gạc theo hướng dẫn của bác sĩ trong 30 – 60 phút sẽ giúp cầm máu hiệu quả.

Tuy nhiên, nếu chảy máu liên tục mà không có dấu hiệu thuyên giảm rất có thể đã xảy ra biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân nên đến gặp ngay bác sĩ để được kiểm tra và có biện pháp khắc phục hiệu quả kịp thời.

Chảy máu kéo dài sau khi cấy ghép Implant
Chảy máu kéo dài sau khi cấy ghép Implant

3. Viêm quanh trụ Implant

Nguyên nhân viêm quanh trụ Implant thường do bệnh nhân có chế độ chăm sóc không hợp lý sau tiểu phẫu.

Nếu như không vệ sinh răng miệng sạch sẽ kỹ lưỡng đúng cách, dùng các chất kích thích như bia rượu, cà phê, hút thuốc lá đều có thể gây viêm nhiễm. Thậm chí kéo dài sẽ gây nhiễm trùng, mất xương tại vùng cấy ghép khiến trụ Implant không thể tích hợp vững chắc trong xương hàm.

4. Tổn thương các mô lân cận, tổn thương dây thần kinh

Khi không chụp phim CBCT 3D xác định cụ thể cấu trúc răng và xương hàm, bác sĩ không kiểm soát tốt kỹ thuật tiểu phẫu sẽ có thể xảy ra biến chứng tổn thương dây thần kinh, mô nướu và xương hàm. Từ đó dẫn đến cấy ghép Implant thất bại, thậm chí nguy cơ gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bệnh nhân.

5. Trụ Implant bị đào thải

Trụ Implant bị đào thải là biến chứng nghiêm trọng nhất. Đây có thể là hậu quả của toàn bộ tình trạng vừa nêu trên như: kỹ thuật cấy ghép không chuẩn xác, không đảm bảo vô trùng, trụ Implant kém chất lượng, chăm sóc sai cách,….

Hoặc có nhiều trường hợp do cơ địa sức khỏe, xương hàm của bệnh nhân không thể thích ứng được vẫn xảy ra tình trạng đào thải.

Các dấu hiệu cảnh báo trụ Implant đang bị đào thải đó là: trụ răng Implant bị lung lay, đau nhức dữ dội khi ăn nhai, viêm niêm mạc quanh trụ Implant, lộ thân trụ Implant ra phía ngoài,…

Trụ Implant bị đào thải
Trụ Implant bị đào thải

IV. Cách chăm sóc sau khi cấy Implant hạn chế các biến chứng

Để cầm máu hiệu quả, giảm cảm giác đau nhức cũng như hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra. Bệnh nhân cần phải có một chế độ chăm sóc thật khoa học sau khi cấy ghép Implant.

Cụ thể cần thực hiện tốt các hướng dẫn sau đây:

1. Kiểm soát chảy máu, sưng đau

  • Cắn chặt miếng gạc để cầm máu:

Sau tiểu phẫu đặt trụ Implant bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cắn chặt bông gạc trong 30 – 60 phút để cầm máu. Nếu sau thời gian này máu vẫn còn chảy có thể thay một miếng gạc khác để dùng cho đến khi máu đông lại.

Việc cắn bông gạc không chỉ giúp cầm máu, tránh nhiễm trùng mà còn có thể giảm thiểu được phần nào cảm giác đau cho bệnh nhân.

Cắn chặt bông gạc để cầm máu
Cắn chặt bông gạc để cầm máu
  • Chườm lạnh:

Vào những ngày đầu sau cấy ghép răng bệnh nhân có thể dùng túi chườm lạnh áp sát bên ngoài vùng má tại vị trí đặt trụ trong 15 – 20 phút. Hơi lạnh tỏa ra sẽ giúp làm tê tạm thời vùng tổn thương và xoa dịu được cơn đau nhức đáng kể.

  • Chườm ấm:

Những ngày tiếp theo có thể thực hiện chườm ấm sẽ mang lại hiệu quả giảm sưng và giúp làm tan tụ máu bầm nhanh hơn. Khi chườm ấm bạn nên điều chỉnh nhiệt độ vừa phải để không gây bỏng rát da.

  • Dùng thuốc giảm đau:

Sau cấy ghép Implant, bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau, chống viêm, chống nhiễm khuẩn để sử dụng.

Khi dùng thuốc cần chú ý tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định về liều lượng, thời gian của bác sĩ. Không tự ý tăng giảm liều lượng hay tự ý mua thuốc để dùng khi chưa thông qua ý kiến của bác sĩ nhằm tránh tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.

Dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ
Dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ

2. Vệ sinh răng miệng đúng cách

  • Dùng bàn chải mềm, chải răng nhẹ nhàng, tránh chải lên vị trí vừa đặt trụ.
  • Dùng chỉ nha khoa để lấy sạch vụn thức ăn thừa ở kẽ răng sau mỗi bữa ăn tránh tích tụ nhiều vi khuẩn có hại.
  • Không súc miệng bằng nước muối hay bất cứ dung dịch súc miệng nào vì nó có thể làm vỡ cục máu đông và khiến quá trình lành thương kéo dài.
  • Nên súc miệng với nước ấm để giảm được các cảm giác khó chịu ở khoang miệng tốt hơn.
Chải răng nhẹ nhàng đúng cách
Chải răng nhẹ nhàng đúng cách

3. Vận động, nghỉ ngơi hợp lý

Vận động nhẹ nhàng, không nên làm các công việc nặng nhọc quá sức, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi để hỗ trợ quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn.

4. Chế độ ăn uống lành mạnh

  • Khoảng 4 – 5 tiếng sau khi cấy ghép Implant không nên ăn uống gì để cho vết thương được cầm máu hiệu quả.
  • Những ngày đầu nên chọn ăn các đồ ăn mềm, loãng, dễ nhai nuốt như: cháo, súp, canh hầm,… Sau khi ăn nên uống nước lọc hoặc súc miệng với nước ấm để tránh các vụn thức ăn rơi vào vị trí vừa đặt trụ dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất có từ các loại thịt cá, rau củ, trái cây tươi. Chỉ cần đảm bảo chế biến mềm, cắt nhỏ, xay nhuyễn để không phải dùng lực nhai mạnh.
  • Uống nhiều nước lọc hoặc bổ sung thêm các loại nước ép, sinh tố cũng rất tốt cho sức khỏe, giúp hồi phục nhanh hơn.
  • Hạn chế tối đa các đồ ăn dai cứng, nhiều mảnh vụn, các món cay nóng, nhiều dầu mỡ. Tránh các món nhiều đường, nhiều axit, không nên dùng ống hút để uống nước,…
Ăn món mềm sau khi đặt trụ Implant xong
Ăn món mềm sau khi đặt trụ Implant xong

5. Tái khám theo lịch hẹn

Bệnh nhân cần đến nha khoa thăm khám, cắt chỉ theo lịch hẹn (nếu có).

Bên cạnh đó, định kỳ theo lịch hẹn bệnh nhân cũng nên đến nha khoa để bác sĩ theo dõi sự tích hợp của trụ Implant và xương hàm giúp đảm bảo quá trình phục hình thuận lợi và đạt kết quả tốt nhất.

Sau khi hoàn tất quá trình lên răng sứ cố định trên Implant cũng nên duy trì thói quen khám răng tổng quát, cạo vôi răng định kỳ mỗi năm 1 – 2 lần giúp tầm soát tốt các vấn đề xảy ra ở răng miệng. Đồng thời nếu có dấu hiệu bất thường bác sĩ sẽ kịp thời có biện pháp khắc phục ngay để không xảy ra các tác hại khó lường.

Tái khám theo lịch hẹn
Tái khám theo lịch hẹn

V. Lưu ý giúp phòng tránh các biến chứng khi cấy Implant

1. Điều trị các bệnh răng miệng trước khi cấy

Để đảm bảo kết quả phục hình tốt nhất, tránh nguy cơ nhiễm trùng sau cấy ghép thì tình trạng răng miệng phải khỏe mạnh, không có các bệnh lý như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…

Nếu như có các bệnh lý ở răng miệng cần phải được điều trị dứt điểm mới có thể thực hiện trồng răng Implant an toàn, hiệu quả như mong muốn.

Các bệnh lý răng miệng cần phải được chữa trị dứt điểm
Các bệnh lý răng miệng cần phải được chữa trị dứt điểm

2. Chú ý các vấn đề sức khỏe trước khi cấy

Trước khi cấy ghép Implant bệnh nhân cần chủ động thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân, có đang mắc bệnh lý hay dùng thuốc đặc trị bệnh nào không.

Bệnh nhân cần phải đảm bảo sức khỏe tốt, trường hợp mắc các bệnh lý mãn tính như: tiểu đường, tim mạch, huyết áp, máu khó đông,… Bác sĩ sẽ ưu tiên kiểm soát tốt tình trạng bệnh lý cho đến khi các chỉ số sức khỏe ở mức ổn định mới tiến hành quá trình cấy ghép răng an toàn, không xảy ra biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Bệnh nhân cũng nên lưu ý thêm trước và sau khi trồng răng nên nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, tránh dùng các chất kích thích, giữ cho tinh thần thoải mái. Có như vậy mới không ảnh hưởng xấu đến kết quả cấy ghép răng Implant.

3. Loại bỏ các thói quen xấu

  • Đặc biệt chú ý không được hút thuốc lá hay sử dụng các chất kích thích như bia rượu, cà phê vì đây là tác nhân hàng đầu khiến cho vết thương dễ bị kích ứng, chảy máu, sưng đau, thậm chí nhiễm trùng rất nguy hiểm.
  • Không dùng tăm xỉa răng vì rất dễ gây các tổn thương cho răng lợi, dễ gây chảy máu, viêm nhiễm.
  • Không khạc nhổ, mút chép miệng để tránh gây tác động mạnh làm vết thương chảy máu và lâu hồi phục.
  • Tuyệt đối không dùng bất cứ vật dụng nào hay dùng tay để chạm lên vùng vừa cấy ghép.
Không dùng các chất kích thích có hại
Không dùng các chất kích thích có hại

4. Đảm bảo tay nghề bác sĩ

Tay nghề bác sĩ có quyết định rất lớn đến kết quả cấy ghép Implant đạt được.

Bác sĩ có kinh nghiệm và tay nghề cao, am hiểu chuyên sâu về cấu trúc răng hàm mặt sẽ đảm bảo các thao tác cấy ghép chuẩn xác, hạn chế tối đa xâm lấn và các nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.

Nếu bạn vẫn còn có thắc mắc gì chưa hiểu rõ về trồng răng Implant có nguy hiểm không? Hãy liên hệ đến tổng đài 19007141 để được hỗ trợ giải đáp tận tình ngay lập tức.

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
- Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
- Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

Trả lời

(*Lưu ý: các hình ảnh mang tính chất tham khảo. Tùy từng tình trạng bệnh nhân khác nhau sẽ có kết quả thực hiện khác nhau)
Incon facebook
Incon facebook