Theo các nghiên cứu cho thấy sự phát triển của túi nha chu có liên hệ mật thiết với viêm nha chu – một bệnh lý răng miệng phổ biến tiềm ẩn nhiều tác hại khó lường. Chính vì vậy, việc trang bị cho bản thân các kiến thức liên quan đến túi nha chu: triệu chứng, tác hại và cách điều trị là thực sự cần thiết nhằm phòng ngừa bệnh một cách tốt nhất.
Mục Lục
I. Túi nha chu hình thành như thế nào?
Nha chu là tổ chức xung quanh của răng đảm nhận vai trò nâng đỡ và neo giữ cho răng vững chắc trên cung hàm. Tổ chức quanh răng này bao gồm: nướu răng, dây chằng, xương ổ răng, lợi và gai lợi.
Đối với người có hàm răng khỏe mạnh thì vùng nướu thường có màu hồng nhạt, bám chắc vào thân răng giúp bảo vệ mô mềm bên dưới răng và ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn có hại.
Bên cạnh đó, các tổ chức dây chằng, xương ổ răng liên kết răng với xương hàm cũng đảm bảo được sự vững chắc để cố định chân răng, không xảy ra tình trạng lung lay, di lệch.
Viêm nha chu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở các mô nha chu, mầm bệnh sẽ bắt đầu từ nướu và dần phát triển lan rộng đến các cấu trúc bên dưới của răng. Khi bị viêm nhiễm các mô nha chu sẽ sưng phồng, tấy đỏ gây đau nhức dai dẳng.
Lâu ngày nướu không còn được săn chắc, không bám sát vào chân răng. Lúc này là cơ hội thuận lợi để vi khuẩn cùng các tác nhân có hại khác xâm nhập, phát triển khiến cho xương ổ răng dần hư hỏng hình thành nên các túi nha chu.
II. Triệu chứng của bệnh nha chu
Khi bị viêm nha chu bệnh nhân có thể nhận biết được bệnh thông qua các dấu hiệu, triệu chứng nổi trội như:
- Ở nướu răng có sự thay đổi rõ rệt về màu sắc, từ màu hồng nhạt dần chuyển sang đỏ thẫm, bầm tím.
- Xung quanh cổ răng tích tụ nhiều mảng bám cứng chắc.
- Dùng tay ấn vào nướu có thể chảy dịch mủ gây nhức buốt dữ dội.
- Nướu răng sưng tấy, dễ chảy máu mỗi khi chải răng, dùng chỉ nha khoa hoặc chảy máu liên tục dù không có bất cứ tác động nào.
- Ăn nhai giảm sút, răng trở nên nhạy cảm, ê buốt nhất là khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng, lạnh.
- Nướu tụt dần, không bám chắc lấy thân răng dẫn đến hình dáng của răng trông dài hơn so với các răng khác.
- Xuất hiện mùi hôi khó chịu ở khoang miệng dù đã làm sạch răng kỹ lưỡng.
- Ở giai đoạn nghiêm trọng răng sẽ có dấu hiệu lung lay, dễ bị di lệch, thưa dần. Bệnh ở giai đoạn mãn tính xương ổ răng tiêu dần cảnh báo nguy cơ mất răng rất cao.
III. Chẩn đoán bệnh viêm nha chu
Để chẩn đoán cũng như xác định mức độ nghiêm trọng của viêm nha chu, bác sĩ sẽ tiến hành các thao tác sau:
- Thăm khám, kiểm tra tổng quát sơ bộ các dấu hiệu bên ngoài của răng.
- Đo độ sâu của túi nha chu bằng đầu dò nha khoa chuyên dụng. Nếu kết quả từ 1 – 3mm biểu hiện túi nha chu bình thường, 4 – 5 mm dấu hiệu viêm nha chu nhẹ, 5 – 7 mm viêm nha chu ở mức độ vừa phải, 7 – 12mm viêm nha chu tiến triển nghiêm trọng.
- Chụp phim x-quang để xác định chính xác mức độ viêm nhiễm, tình trạng mất xương tại các vị trí có túi nha chu quá sâu cũng như các vấn đề bệnh lý răng miệng khác (nếu có).
IV. Tác hại của bệnh nha chu
Những tác hại nguy hiểm mà bệnh nhân rất dễ đối mặt phải nếu không điều trị viêm nha chu hiệu quả kịp thời đó là:
- Mảng bám tích tụ nhiều trên bề mặt răng cùng với tình trạng chảy máu nướu, khoang miệng có mùi hôi ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, giao tiếp hằng ngày.
- Các triệu chứng đau nhức, sưng viêm gây cản trở nhiều đến khả năng ăn nhai của bệnh nhân, việc ăn uống dần kém hiệu quả, mất cảm giác ngon miệng. Lâu ngày có thể gián tiếp ảnh hưởng xấu đến quá trình tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.
- Viêm nhiễm kéo dài vi khuẩn càng tấn công sâu vào bên trong cấu trúc răng khiến răng hư hỏng nặng nề. Theo thời gian vùng xương ổ răng dần tiêu biến, răng dần trở nên suy yếu, lung lay và nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
- Thông qua các nghiên cứu còn cho thấy tình trạng viêm nha chu tiến triển quá nghiêm trọng có thể dẫn đến biến chứng lây lan viêm nhiễm ngược dòng. Bệnh nhân lúc này sẽ phải đối mặt thêm với nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý toàn thân như: tim mạch, đột quỵ, viêm phổi, tiểu đường,….
- Không chỉ vậy, đối với phụ nữ đang mang thai mắc bệnh viêm nha chu có nguy cơ cao sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân, thậm chí có thể sảy thai vô cùng nguy hiểm.
V. Các yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh
Nguyên nhân chủ yếu gây viêm nha chu là do chế độ chăm sóc vệ sinh răng miệng chưa thực sự kỹ lưỡng, đúng cách. Từ đó tạo cơ hội cho mảng bám, vi khuẩn tồn đọng nhiều và hình thành vôi răng dày đặc trên bề mặt răng cũng như dưới viền lợi gây sưng viêm, chảy máu.
Ngoài ra, có nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan khác cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh viêm nha chu phải kể đến gồm:
- Các thói quen có hại như: xỉa răng bằng tăm, hút thuốc lá, dùng quá nhiều bia rượu.
- Hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu do các bệnh lý mãn tính như: bạch cầu, tiểu đường, béo phì, nhiễm virus, nấm, HIV,…
- Thay đổi nội tiết tố ở cơ thể trong thời kỳ dậy thì, mang thai, mãn kinh.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh như: thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc giãn mạch, thuốc chữa cảm lạnh,…
- Ăn uống thiếu hụt dinh dưỡng, cơ thể không được dung nạp đầy đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu, đặc biệt là các loại vitamin A, C,…
- Nhiều trường hợp viêm nha chu còn liên quan đến yếu tố gen di truyền từ ông bà, cha mẹ trong gia đình.
VI. Cách điều trị túi nha chu
Thăm khám, điều trị viêm nha chu càng sớm luôn được khuyến khích bệnh nhân chủ động thực hiện. Khắc phục bệnh ở các giai đoạn nhẹ sẽ đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí tối ưu. Đồng thời tăng khả năng bảo tồn răng tốt hơn.
Hãy lựa chọn nha khoa uy tín với bác sĩ tay nghề giỏi, máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại nhằm đảo bảo việc điều trị diễn ra an toàn và đạt kết quả cao nhất.
Các bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp thăm khám, chụp x-quang chẩn đoán mức độ viêm nhiễm chính xác. Thông qua đó lập ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả.
Viêm nha chu ở giai đoạn nhẹ chỉ cần vệ sinh răng miệng, cạo vôi răng sạch sẽ bằng dụng cụ chuyên dụng. Từ đó loại bỏ hoàn toàn môi trường trú ngụ của vi khuẩn giúp mô nướu, nha chu dần hồi phục khỏe mạnh.
Những trường hợp viêm nha chu nặng, hình thành túi mủ gây sưng đau dữ dội cần áp dụng kết hợp nhiều biện pháp điều trị khẩn cấp như: cạo vôi răng, nạo túi nha chu, làm sạch gốc răng.
Nếu răng có tình trạng tụt nướu nhiều bác sĩ sẽ thực hiện ghép thêm vạt nướu nhằm giúp quá trình hồi phục diễn ra được tốt hơn.
Tùy theo từng tình trạng bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thêm một số thuốc kháng sinh giúp giảm đau, kháng viêm.
Đối với những răng bị tổn thương, viêm nhiễm ảnh hưởng đến tủy răng thì phương pháp điều trị tủy kết hợp phục hình bằng bọc sứ sẽ được thực hiện giúp bảo tồn răng tốt hơn, duy trì tuổi thọ răng sử dụng lâu dài.
Trong trường hợp viêm nha chu gây viêm nhiễm, mưng mủ nặng khiến răng bị lung lay, nguy cơ ảnh hưởng đến các răng bên cạnh, không thể điều trị giữ răng được. Lúc này bắt buộc phải nhổ răng và trồng lại răng giả mới bằng cấy ghép Implant để khôi phục thẩm mỹ, ăn nhai bền chắc, ngăn ngừa tiêu xương hàm tối đa.
VII. Cách phòng bệnh nha chu
Để phòng ngừa bệnh nha chu và nhiều vấn đề bệnh lý nguy hiểm khác xảy ra với răng miệng, bạn cần thực hiện tốt các điều sau đây:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: chải răng 2 – 3 lần/ngày theo chiều dọc bằng bàn chải mềm trong thời gian tối thiểu 2 phút, chải sạch cả vùng lưỡi, dùng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng giúp làm sạch khoang miệng toàn diện, thay bàn chải sau 2 – 3 tháng dùng tránh vi khuẩn tồn đọng nhiều.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: bổ sung đầy đủ canxi, vitamin A, C, chất xơ có từ thịt cá, hải sản, rau củ quả, uống nhiều nước lọc mỗi ngày, hạn chế món nhiều đường, nhiều axit, tránh dùng nhiều rượu bia, cà phê,…
- Từ bỏ các thói quen xấu như: xỉa răng bằng tăm, hút thuốc lá,….
- Thăm khám và cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần: Đây là thói quen được bác sĩ khuyến khích mỗi người nên duy trì giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, phát hiện sớm và kịp thời khắc phục ngay nếu có bệnh lý phát sinh.
Nếu vẫn còn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến túi nha chu: triệu chứng, tác hại và cách điều trị. Đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay đến tổng đài 19007141 để được hỗ trợ tư vấn cụ thể, nhanh chóng.