Viêm khớp thái dương hàm gây ra các cơn đau nhức, khó há mở cơ miệng được linh hoạt như bình thường. Càng để lâu sẽ khiến chức năng quai hàm giảm sút trầm trọng dẫn đến nhiều khó khăn trong hoạt động ăn nhai, giao tiếp. Thậm chí bệnh có thể gây các ảnh hưởng xấu cho sức khỏe nếu không sớm được điều trị kịp thời. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, tác hại, cách điều trị bệnh viêm khớp thái dương hàm bạn có thể tham khảo ngay nội dung bài viết sau đây.
Mục Lục
- I. Viêm khớp thái dương hàm là gì?
- II. Nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm
- III. Các triệu chứng của bệnh viêm khớp thái dương hàm
- IV. Hậu quả của viêm khớp thái dương hàm
- V. Các phương pháp điều trị viêm khớp thái dương hàm
- VI. Bài tập giảm đau khớp thái dương hàm
- VII. Khi nào thì cần gặp bác sĩ?
- VIII. Biện pháp phòng ngừa viêm khớp thái dương hàm
I. Viêm khớp thái dương hàm là gì?
Trong vùng sọ mặt chỉ có một khớp động duy nhất đó chính là khớp thái dương hàm.
Cấu tạo của khớp này gồm có: mặt khớp hàm dưới, mặt khớp xương thái dương. Cùng với một số thành phần khác như: đĩa khớp, dây chằng khớp, bao khớp, mô đĩa đệm sau.
Khớp thái dương hàm nắm giữ vai trò quan trọng trong việc đóng mở hàm để các chức năng nhai, nuốt, nói được diễn ra một cách tốt nhất.
Viêm khớp thái dương hàm hay còn có tên gọi khác là rối loạn khớp thái dương hàm. Đây là sự rối loạn, mất ổn định của khớp hàm và các cơ mặt xung quanh. Từ đó gây ra các cơn đau, co thắt theo chu kỳ, mất đi sự cân bằng giữa khớp nối xương sọ và xương hàm.
Viêm khớp thái dương hàm sẽ khiến cho chức năng khớp thái dương bị giảm sút trầm trọng. Điều này làm cho khả năng ăn nhai và phát âm hằng ngày gặp nhiều khó khăn hơn rất nhiều.
II. Nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm
Nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm có thể do nhiều yếu tố như:
- Mắc các bệnh lý về xương khớp chẳng hạn như: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, nhiễm khuẩn khớp. Trong đó, theo thống kê có đến hơn 50% các trường hợp viêm khớp thái dương hàm xuất phát từ căn bệnh viêm khớp dạng thấp.
- Một số nghiên cứu đã đưa ra nhận định rằng khi bị thoái hóa khớp thì phần khớp thái dương hàm thường bị tổn thương trễ nhất, sau khi đã xuất hiện viêm ở khớp bàn cổ tay, khớp gối, khớp khủy.
- Bệnh viêm khớp thái dương hàm chủ yếu là do thoái hóa khớp thường xảy ra nhiều nhất ở người lớn tuổi đã bị lão hóa nhiều ở khớp xương.
- Một nguyên nhân thường gặp khác đó là các chấn thương ở vùng răng hàm mặt do vấp ngã, tai nạn hoặc va đập mạnh khi chơi thể thao.
- Các thói quen xấu như: nghiến răng lúc ngủ, há miệng quá rộng một cách đột ngột, ăn nhai một bên,… cũng có thể gây ra áp lực lớn đến khớp thái dương hàm và tăng nguy cơ sưng viêm, đau nhức.
- Bên cạnh đó, ở những trường hợp răng mọc chen chúc, khấp khểnh nặng, răng khôn mọc kẹt, mọc ngầm, mọc đâm ngang, rối loạn khớp cắn,… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này.
- Ngoài ra, viêm khớp thái dương hàm còn do nhiều nguyên nhân khác gây nên như: sang chấn tâm lý, căng thẳng quá mức, đau đầu kéo dài, biến dạng bẩm sinh của vùng xương mặt,….
III. Các triệu chứng của bệnh viêm khớp thái dương hàm
Các triệu chứng của bệnh viêm khớp thái dương hàm dễ bị nhầm lẫn với một vài bệnh lý khác. Ban đầu các dấu hiệu bệnh diễn ra khá âm thầm và sau một thời gian mới có các triệu chứng khó chịu rõ rệt hơn.
Dưới đây là một số triệu chứng bệnh thường gặp nhất:
- Tình trạng đau khớp thái dương hàm có thể xuất hiện ở 1 hoặc cả 2 bên mặt. Cơn đau lúc đầu chỉ xuất hiện nhẹ nhàng và tự khỏi.
- Khi bệnh nặng hơn các cơn đau sẽ xảy ra liên tục trong thời gian dài, nhất là khi cắn xé thức ăn, nhai nuốt sẽ rất khó chịu.
- Đau nhức ở phía trong và những vùng xung quanh tai, ù tai.
- Cơn đau có thể lan sang nhiều vị trí khác khiến bệnh nhân có cảm giác đau mắt, hoa mắt, đau đầu, đau xuống cả vùng cổ và vai gáy.
- Bệnh nhân khó đóng mở miệng, cử động cơ hàm kém linh hoạt. Khi nhai có thể phát ra tiếng kêu lục cục. Nếu tình trạng nặng bệnh nhân không thể há miệng được.
- Viêm khớp thái dương hàm có thể gây nổi hạch dẫn đến phì đại cơ nhai, sưng to mặt, mặt mất cân đối, biến dạng.
- Ngoài ra, bệnh còn có thể gây tình trạng nóng sốt, khó chịu, mệt mỏi trong người, nhức răng nhất là các vùng răng hàm,…
IV. Hậu quả của viêm khớp thái dương hàm
Bệnh viêm khớp thái dương hàm ảnh hưởng trực tiếp đến các chức năng ăn nhai, giao tiếp của người bệnh.
Điều này tác động rất xấu đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, chất lượng công việc, học tập cũng như việc đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
Ăn nhai giảm sút sẽ làm cơ thể trở nên suy nhược, mệt mỏi, dễ phát sinh các bệnh lý ở dạ dày, đường ruột,….
Khi càng để bệnh kéo dài lâu ngày sẽ có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm như: mòn bề mặt khớp, thoái hóa khớp, dính khớp, teo đĩa đệm. Thậm chí gây thủng đĩa khớp, phá hủy đầu xương, xơ cứng khớp, bệnh nhân không thể há miệng được nữa.
V. Các phương pháp điều trị viêm khớp thái dương hàm
Sau khi thăm khám, chẩn đoán tình trạng bệnh cụ thể bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị viêm khớp thái dương hàm hiệu quả cho bệnh nhân. Tùy vào từng nguyên nhân mà sẽ có thể điều trị bằng các biện pháp như:
1. Điều trị nha khoa
Trường hợp viêm khớp thái dương hàm xuất phát từ các bệnh lý ở răng miệng sẽ có các phương pháp khắc phục như: niềng răng chỉnh nha, nhổ răng khôn, chỉnh khớp cắn, tạo hình thẩm mỹ răng,….
2. Điều trị bằng thuốc tây
Để giảm triệu chứng đau nhức ở khớp và các cơ bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc kháng viêm corticoid.
Trong một số trường hợp bệnh nhân có thể phải dùng thuốc chống trầm cảm để giảm đau, kiểm soát tật nghiến răng và mất ngủ tốt hơn.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp thực hiện thêm một số phương pháp vật lý trị liệu như: massage cơ, chiếu tia hồng ngoại, chườm nóng để gia tăng kết quả điều trị tốt như mong đợi.
3. Phẫu thuật hàm
Khi bệnh nhân bị viêm khớp thái dương hàm nghiêm trọng, đau nhức dữ dội nhiều ngày nhưng không thuyên giảm, há mở cơ miệng khó khăn. Đồng thời các biện pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả.
Lúc này bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật hàm để khắc phục hiệu quả tình trạng này.
Phẫu thuật hàm có kỹ thuật rất phức tạp đòi hỏi sự chuẩn xác cao. Do đó, cần chú ý chọn lựa địa chỉ bệnh viện chuyên khoa lớn, uy tín có đội ngũ bác sĩ giỏi, dày dặn kinh nghiệm, đầy đủ trang thiết bị, máy móc, công nghệ hiện đại mới đảm bảo được an toàn và kết quả phẫu thuật thành công, không xảy ra biến chứng.
VI. Bài tập giảm đau khớp thái dương hàm
Để có thể cải thiện được tình trạng đau nhức, khó chịu giúp chức năng của khớp thái dương hàm được tốt hơn. Bệnh nhân có thể lựa chọn thực hiện một số bài tập thực hiện khá đơn giản như sau:
1. Bài tập mở miệng với lực cản
Bằng bài tập này có thể đem lại hiệu quả giúp cơ hàm được chắc khỏe, cải thiện độ linh hoạt trong hoạt động của cơ thái dương hàm khá tốt.
Cách thực hiện:
– Ngồi hoặc nằm thẳng.
– Đặt ngón tay cái một cách nhẹ nhàng phía bên dưới cằm.
– Mở miệng từ từ và ấn nhẹ ngón tay cái vào cằm. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 5 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
2. Bài tập khép miệng với lực cản
Bài tập này cũng đem lại hiệu quả tăng cường độ chắc khỏe cho khớp thái dương hàm.
Cách thực hiện:
– Ngồi hoặc nằm thẳng, vùng miệng mở vừa phải.
– Dùng ngón trỏ và ngón cái ở cùng một bên tay bóp trên phần sống hàm nằm giữa cằm và môi dưới.
– Vừa bóp vừa khép miệng từ từ lại.
– Thực hiện lại động tác trên 3 lần.
3. Bài tập thư giãn hàm
Khi thực hiện bài tập này sẽ giúp cho cơ hàm giãn ra, thư giãn các khớp cũng như cả cơ thể cũng sẽ thấy thư giãn, dễ chịu hơn.
Cách thực hiện:
– Ngồi thẳng, mở miệng vừa phải sao cho cảm thấy thoải mái nhất.
– Hơi ngả lưng về phía sau, vùng trán ngửa lên trời. Lúc này miệng vẫn hé. Hít sâu và thở ra nhẹ nhàng bằng mũi.
– Trở về tư thế ban đầu.
– Lặp lại động tác trên 3 lần.
VII. Khi nào thì cần gặp bác sĩ?
Bệnh nhân cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để thăm khám ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường như:
– Cảm giác đau nhức, khó chịu dài hơn 1 tuần nhưng không thuyên giảm.
– Đau khi mở miệng hoặc chải răng.
– Há miệng có tiếng khớp kêu lục cục.
– Không há hoặc đóng được miệng. Nhai nuốt, nói chuyện khó khăn.
VIII. Biện pháp phòng ngừa viêm khớp thái dương hàm
Để phòng ngừa bệnh viêm khớp thái dương hàm bạn nên chú ý thực hiện tốt một số hướng dẫn dưới đây:
- Nên bổ sung vào trong thực đơn ăn uống hằng ngày các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, chất xơ giúp tăng cường độ chắc khỏe cho hệ răng và xương của cơ thể.
- Lựa chọn đồ ăn mềm, lỏng, dễ nhai nuốt. Chú ý chế biến thức ăn mềm, chín kỹ càng, cắt nhỏ thức ăn để không cần dùng lực nhai quá nhiều.
- Không nên ăn các thực phẩm quá khô cứng, quá dai, dẻo vì dễ gia tăng áp lực lên cơ hàm gây đau nhức, sưng viêm.
- Hạn chế tối đa các chất kích thích có hại từ bia rượu, cà phê, thuốc lá.
- Chia đều lực nhai cho cả 2 bên hàm, tuyệt đối không nên nhai về 1 bên quá nhiều để tránh lệch cơ hàm.
- Mỗi khi ngáp hãy dùng tay để nâng đỡ hàm dưới, tránh há miệng quá to một cách đột ngột.
- Tìm đến nha sĩ để thăm khám và làm máng chống nghiến nếu có thói quen nghiến răng khi ngủ. Việc đeo dụng cụ này khi ngủ sẽ giúp bảo vệ răng hàm khỏi các tác động quá lớn do nghiến răng gây ra tốt hơn.
- Từ bỏ các thói quen gây hại cho răng hàm, dễ làm phát sinh các vấn đề bệnh lý ở răng miệng, khớp thái dương hàm. Điển hình như việc dùng răng để mở nắp chai, nhai đá lạnh, cắn bút bi, giật mác quần áo,…
- Thường xuyên luyện tập, vận động để tăng đề kháng cho cơ thể. Luôn duy trì một tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh tình trạng áp lực, căng thẳng, stress kéo dài.
- Chú ý ngủ đủ giấc, không nên thức quá khuya.
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc với bàn chải mềm, dùng kem đánh răng chứa flour. Dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng để loại bỏ sạch mảng bám, vi khuẩn còn tồn đọng.
- Thăm khám sức khỏe tổng quát cũng như thăm khám răng miệng định kỳ để tầm soát tốt mọi vấn đề bệnh lý bất thường có thể xảy ra. Từ đó sẽ sớm có biện pháp khắc phục hiệu quả nhanh chóng, tránh nguy cơ phát sinh biến chứng khó lường.
Trên đây là các thông tin liên quan đến bệnh viêm khớp thái dương hàm: nguyên nhân và phương pháp điều trị. Nếu vẫn còn có thắc mắc gì bạn có thể liên hệ đến tổng đài 19007141 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn tận tình, miễn phí.
Xem thêm bệnh răng miệng: