Cạo vôi răng là một trong những thủ thuật nha khoa đơn giản nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì sức khỏe răng miệng, ngăn ngừa những bệnh lý nguy hiểm. Vậy bao nhiêu tuổi thì lấy cao răng được?
I. Bao nhiêu tuổi thì lấy cao răng được?
Lấy vôi răng là việc làm cần thực hiện định kỳ nhằm loại bỏ vôi răng, mảng bám giúp răng miệng sạch sẽ, phòng ngừa các bệnh viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng,…
Vậy bao nhiêu tuổi thì lấy cao răng? Theo các chuyên gia nha khoa, độ tuổi không phải là yếu tố quyết định việc lấy cao răng mà điều quan trọng là tình trạng răng miệng của bạn như thế nào. Nếu bạn có nhiều mảng bám, cao răng, hoặc nướu bị viêm, thì nên đi lấy cao răng, bất kể bạn bao nhiêu tuổi.
Hiện nay, lấy vôi răng bằng máy siêu âm hiện đại giúp loại bỏ hoàn toàn mảng bám, vôi răng, kể cả những vị trí khó tiếp cận một cách nhanh chóng, nhẹ nhàng, không làm ảnh hưởng đến cấu trúc răng nướu.
II. Vì sao trẻ lại dễ hình thành vôi răng?
Vôi răng là sự tích tụ của vi khuẩn, thức ăn thừa và các khoáng chất có trong nước bọt. Chúng bám cứng chắc trên bề mặt răng và đường viền nướu. Trẻ em là một trong những đối tượng rất dễ hình thành vôi răng, nguyên nhân là vì:
- Vệ sinh răng miệng kém: Trẻ em thường chải răng không kỹ, chải răng vội vàng, không sử dụng chỉ nha khoa khiến thức ăn thừa và mảng bám tồn đọng lâu ngày hình thành vôi răng.
- Chế độ ăn uống: Bánh kẹo, nước ngọt, nước trái cây, các loại hạt sấy, thực phẩm chế biến sẵn là những món khoái khẩu của trẻ em. Chúng rất dễ bám dính trên răng, tạo môi trường axit cho vi khuẩn phát triển. Thêm vào đó, chế độ ăn hằng ngày thiếu rau xanh, trái cây cũng làm tăng nguy cơ bị vôi răng.
- Răng của trẻ mới mọc: Răng sữa thường có bề mặt nhám nên dễ bám dính thức ăn và vi khuẩn, kết hợp với thói quen ăn vặt và chải răng không kỹ tạo điều kiện cho vôi răng hình thành.
- Mắc một số bệnh lý: Một số bệnh lý như suy hô hấp, dị ứng, rối loạn chuyển hóa,… có thể cũng là nguyên nhân khiến vôi răng ở trẻ em dễ hình thành.
Ngoài ra, thực tế chứng minh dù có vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng thì chỉ ngăn chặn khoảng 80% vi khuẩn mảng bám. Do đó, việc cạo vôi răng định kỳ tại nha khoa là vô cùng quan trọng để răng miệng được sạch sẽ, ngăn ngừa bệnh lý nguy hiểm.
III. Bao lâu nên lấy vôi răng một lần?
Nếu bạn có các dấu hiệu như mảng bám, vôi răng ố vàng, nâu đen bám trên răng, hơi thở có mùi hôi, nướu sưng đỏ, chảy máu chân răng,… thì nên sớm đến nha khoa để lấy vôi răng.
Theo khuyến cáo của nha sĩ, nên lấy vôi răng định kỳ khoảng 6 tháng/lần. Với những người có cơ địa dễ hình thành vôi răng nên lấy cao răng định kỳ khoảng 3 tháng/lần. Còn với trẻ em, tần suất ít hơn, thường 1 – 2 năm/lần.
Lưu ý, tránh tình trạng để vôi răng tích tụ nhiều năm mới đến nha sĩ. Bởi vì:
- Vôi răng bám lâu ngày sẽ trở nên cứng đầu, bám chặt vào răng khiến việc loại bỏ bằng dụng cụ nha khoa trở nên khó khăn hơn, có thể sẽ xảy ra hiện tượng chảy máu, ê buốt. Tuy nhiên tình trạng này sẽ hết hẳn sau 2 – 3 ngày.
- Quá trình lấy vôi răng lâu hơn, tốn nhiều thời gian và công sức hơn cho cả nha sĩ và bệnh nhân.
- Ngoài ra, vôi răng lâu ngày còn là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý răng miệng nguy hiểm như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng, mất răng, bệnh tim mạch, nguy cơ sinh non,…
Quá trình cạo vôi răng tại Nha khoa Đông Nam:
Như vậy, bao nhiêu tuổi thì lấy cao răng đã được giải đáp chi tiết trên bài viết. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm nha chu viêm nướu:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?