Viêm nha chu là bệnh lý nướu răng nghiêm trọng có thể dẫn đến mất răng hàng loạt nếu không được điều trị. Tuy nhiên có một số cách chữa viêm nha chu răng tại nhà để kiểm soát và cải thiện tình trạng bệnh.
I. Tìm hiểu về bệnh viêm nha chu
Theo thống kê, gần một nửa số người trưởng thành từ 30 tuổi trở lên có dấu hiệu mắc bệnh nướu răng. Và khoảng 9% người trưởng thành mắc bệnh nướu răng nghiêm trọng.
1. Bệnh viêm nha chu là gì?
Có nhiều loại bệnh nướu răng khác nhau. Viêm nướu liên quan đến tình trạng nướu sưng viêm, tấy đỏ, chảy máu. Nó phát triển như một phản ứng với vi khuẩn tích tụ trên răng.
Nếu không được điều trị, viêm nướu có thể phát triển thành một dạng bệnh nướu răng nghiêm trọng hơn gọi là viêm nha chu. Đây là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng, tạo thành các túi nha chu phá hủy mô nướu và xương nâng đỡ răng, dẫn đến tình trạng răng lung lay, gãy rụng hàng loạt.
2. Triệu chứng viêm nha chu
Bệnh viêm nha chu thường có những dấu hiệu cảnh báo sau:
- Cao răng tích tụ
- Nướu sưng đỏ, chảy máu
- Tụt nướu, chân răng lộ ra
- Đau khi nhai
- Hơi thở có mùi hôi
- Thay đổi vị giác
- Nhạy cảm với thức ăn nóng lạnh
- Khoảng cách giữa các răng ngày càng thưa
3. Nguyên nhân gây viêm nha chu
Mảng bám, cao răng là nguyên nhân chính gây bệnh viêm nha chu, quá trình này xảy ra như sau:
- Sau khi ăn, nhất là thức ăn ngọt hoặc giàu tinh bột, vi khuẩn tích tụ trên răng.
- Nếu không chải răng và dùng chỉ nha khoa, những vi khuẩn này sẽ tạo thành màng dính gọi là mảng bám trên răng.
- Mảng bám lắng đọng thành cao răng dọc theo nướu của bạn. Vi khuẩn trong cao răng tiết ra độc tố làm nướu kích ứng, đỏ và sưng tấy.
- Càng lâu, cao răng tích tụ ngày càng nhiều, bám chặt vào răng, làm nướu bị đẩy xuống và tạo thành những cái “túi nhỏ”. Những túi này chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh và mủ, gây viêm nhiễm.
II. Các cách chữa viêm nha chu răng tại nhà
Các cách chữa viêm nha chu răng tại nhà hỗ trợ kiểm soát và cải thiện tình trạng bệnh bao gồm:
1. Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng
Cần đánh răng ít nhất 2 lần/ngày hoặc sau khi ăn 30 phút. Lưu ý, sử dụng bàn chải lông mềm để tránh làm nướu kích ứng thêm.
Đừng quên sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa, mảng bám giữa các kẽ răng.
Sử dụng nước súc miệng có chứa chlorhexidine gluconate 2 lần/ngày. Hoạt chất chlorhexidine gluconate có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trong miệng, giảm các triệu chứng sưng nướu.
2. Dùng nước muối ấm
Muối có đặc tính sát khuẩn tự nhiên, giảm sưng tấy, chảy máu nướu răng. Vì vậy, súc miệng bằng nước muối ấm có thể giảm cảm giác khó chịu do viêm nướu, viêm nha chu.
Pha 1/2 muỗng cà phê muối vào 1 cốc nước ấm rồi súc miệng trong 30 giây, mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần.
3. Nước cốt chanh
Pha loãng nước cốt của một quả chanh trong 1 cốc nước ấm và súc miệng trong 30 giây. Thực hiện 1- 2 lần mỗi ngày. Vitamin C trong chanh có tác dụng chống viêm và giúp tăng cường hệ miễn dịch.
4. Gừng tươi
Từ xa xưa, gừng tươi đã được biết đến với nhiều đặc tính y học, bao gồm khả năng hỗ trợ điều trị viêm nướu. Bạn có thể cắt một lát gừng tươi mỏng và nhai trong vài phút. Gừng có chứa gingerol và shogaol, những hợp chất có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm sưng tấy và chảy máu nướu.
Hoặc bạn có thể gọt vỏ, cắt gừng thành lát mỏng và đem hãm trong nước sôi khoảng 10 – 15 phút. Để nước nguội bớt rồi súc miệng trong 30 giây, thực hiện 2 – 3 lần/ngày.
5. Tinh dầu đinh hương
Không chỉ có tác dụng chống viêm, giảm sưng tấy mà trong tinh dầu đinh hương còn chứa thành phần gây tê tự nhiên nhẹ, giúp giảm bớt cảm giác nhạy cảm ở nướu.
Trộn tinh dầu đinh hương với dầu nền (dầu dừa hoặc dầu hạnh nhân), nhúng tăm bông vào hỗn hợp và thoa lên nướu trong 1 – 2 phút, nên thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày.
Hoặc bạn có thể cho 1 – 2 giọt tinh dầu đinh hương vào kem đánh răng và thực hiện chải răng như bình thường.
6. Dùng gel nha đam
Bên cạnh đặc tính kháng viêm, lô hội còn có khả năng thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, giúp nướu mau lành hơn, giảm tình trạng chảy máu.
Để giảm sưng nướu bằng phương pháp này, bạn lấy phần gel trong lá lô hội tươi, bôi lên nướu và massage nhẹ trong 2 – 3 phút. Sau khoảng 10 phút súc miệng lại với nước ấm.
Lưu ý, những biện pháp điều trị tại nhà chỉ mang tính chất tạm thời, bạn cần đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám chẩn đoán nguyên nhân và có phương pháp điều trị triệt để.
III. Có thuốc chữa viêm nha chu không?
Tùy vào tình trạng viêm nha chu cụ thể của mỗi người, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng viêm hoặc kháng sinh để giảm sưng và cải thiện việc nhiễm khuẩn tốt nhất.
- Thuốc giảm đau giảm cảm giác khó chịu của viêm nha chu: Acetaminophen, Paracetamol,…
- Thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm nướu: Amoxicillin, Metronidazole, Tetracycline, Clindamycin,…
- Thuốc chống viêm giảm sưng tấy và đau nhức: Ibuprofen, Naproxen, Celecoxib,…
Lưu ý, việc sử dụng thuốc cần có kê toa từ bác sĩ nha khoa và nghiêm túc tuân thủ hướng dẫn. Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, do đó hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào.
IV. Một số lưu ý khi chữa viêm nha chu răng tại nhà
Khi thực hiện chữa viêm nha chu tại nhà, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Các biện pháp khắc phục tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ, cải thiện các triệu chứng, hoàn toàn không thể thay thế cho việc điều trị chuyên nghiệp. Nếu muốn điều trị triệt để, bạn cần đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và có biện pháp xử lý phù hợp.
- Việc tự ý sử dụng thuốc hoặc các biện pháp điều trị không rõ nguồn gốc có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm.
- Bạn nên theo dõi tình trạng bệnh của mình và ghi chép lại bất kỳ triệu chứng nào mới xuất hiện, chẳng hạn như sưng tấy, chảy máu nướu, đau nhức, hoặc nới lỏng răng.
- Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào, chẳng hạn như sưng tấy nướu dữ dội, chảy máu nướu nhiều, hoặc đau nhức không thuyên giảm, hãy đến gặp nha sĩ ngay lập tức.
V. Phương pháp điều trị viêm nha chu dứt điểm tại nha khoa
Viêm nướu răng, viêm nha chu hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm bằng các phương pháp chuyên khoa. Bệnh càng nặng, quá trình điều trị càng phức tạp và mất nhiều thời gian.
Chính vì thế, ngay từ khi nướu răng có dấu hiệu bất thường như sưng đỏ, sờ vào thấy mềm, bạn nên đến nha khoa để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
1. Phương pháp điều trị không phẫu thuật
Nếu bệnh nha chu chưa tiến triển nặng, bệnh nhân có thể không cần phẫu thuật. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành cạo vôi răng để xử lý mặt gốc răng cho bệnh nhân.
Cụ thể, bác sĩ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ cao răng và mảng bám vi khuẩn trên bề mặt răng, khe nướu. Sóng siêu âm từ thiết bị chỉ tác động loại bỏ cao răng hoàn toàn không ảnh hưởng men răng.
Loại bỏ mảng bám răng chính là cách làm sạch gốc răng – nơi tiếp xúc với nướu, giúp ngăn ngừa hiệu quả viêm nướu tái phát. Đồng thời, xử lý túi nha chu ở mức nhẹ, sâu ít hơn 5mm, nếu sâu hơn buộc thực hiện các biện pháp can thiệp phức tạp hơn.
2. Phương pháp điều trị phẫu thuật
a. Nạo túi nha chu
Tình trạng nướu hoặc chân răng có dấu hiệu bị áp xe răng (ổ mủ), thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị khẩn cấp bởi đây là biểu hiện cấp tính của bệnh. Những ổ mủ là biến chứng của tình trạng viêm nha chu nặng, tiềm ẩn nguy cơ lung lay và mất răng đến rất nhanh.
Bằng cách loại bỏ vi khuẩn gây bệnh đang “ẩn náu” trong răng, nướu, răng của bạn sẽ tiếp tục được giữ lại trên cung hàm. Chỉ cần chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi nạo túi nha chu, bạn sẽ có một hàm răng chắc khỏe.
b. Phẫu thuật tái tạo nướu
Các túi nha chu chính là những ổ nhiễm trùng đang dần phá hủy răng và xương hàm. Nếu không điều trị kịp thời, răng sẽ bị lung lay và rụng.
Phẫu thuật tái tạo nướu giúp loại bỏ những mô đã tổn thương, tạo điều kiện cho xương và nướu phục hồi, giúp răng chắc khỏe trở lại.
Nếu tủy răng bị tổn thương và viêm nhiễm, phương pháp điều trị tủy kết hợp với bọc răng sứ sẽ được thực hiện để bảo tồn răng thật cho bệnh nhân.
c. Phẫu thuật ghép mô mềm
Viêm nha chu dẫn tới tình trạng chân răng bị lộ, tụt lợi. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật ghép mô mềm giúp phục hồi và ngăn chặn sự tụt lợi tiếp tục gây phá hủy mô lợi và ổ xương quanh răng.
Tùy vào tình trạng cụ thể của mỗi người mà việc phẫu thuật có thể thực hiện ở một hoặc nhiều răng sao cho mang lại thẩm mỹ tối ưu.
d. Nhổ răng
Nếu tình trạng viêm nhiễm quá nặng nề, làm răng lung lay không giữ lại được, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để tránh lây lan và giảm đau đớn cho bệnh nhân.
Sau khi nhổ răng, bạn nên nhanh chóng trồng lại chiếc răng đã mất để tránh ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của hàm. Các phương pháp trồng răng giả thường được sử dụng hiện nay bao gồm: răng giả tháo lắp, cầu răng sứ hoặc trồng răng Implant.
VIDEO QUÁ TRÌNH CẠO VÔI RĂNG TẠI NHA KHOA ĐÔNG NAM
VI. Cách chăm sóc răng miệng giúp ngăn ngừa viêm nha chu
Chăm sóc răng miệng đúng cách có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa viêm nha chu.
1. Vệ sinh răng miệng
- Nên chải rằng với bàn chải lông mềm và thực hiện ít nhất 2 lần/ngày.
- Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa làm sạch mảng bám thức ăn trong kẽ răng.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng kháng khuẩn theo hướng dẫn của nha sĩ.
2. Chế độ ăn uống lành mạnh
- Hạn chế thức ăn ngọt, cay nóng và đồ uống có ga.
- Ăn nhiều trái cây, rau xanh và các thực phẩm giàu vitamin C, canxi giúp tăng cường sức khỏe nướu.
- Uống nhiều nước ngăn ngừa tình trạng khô miệng.
3. Bỏ thói quen xấu
- Hút thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến viêm nha chu. Việc bỏ thuốc lá có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và cải thiện sức khỏe răng miệng.
- Không dùng tăm xỉa răng tránh làm tổn thương nướu và thưa kẽ răng.
- Không dùng răng nhai đá hoặc cắn móng tay, cắn xé bao bì,…
4. Khám nha sĩ định kỳ
- Nên đi khám nha sĩ ít nhất 6 tháng một lần để được kiểm tra và vệ sinh răng miệng chuyên nghiệp.
- Nha sĩ sẽ phát hiện sớm các dấu hiệu của viêm nha chu và có biện pháp điều trị kịp thời ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Như vậy, cách chữa viêm nha chu răng tại nhà chỉ là biện pháp giảm các triệu chứng đau tạm thời, tốt nhất bạn vẫn nên đến nha khoa để điều trị triệt để. Nếu còn thắc mắc nào khác, hãy liên hệ đến tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm nha chu viêm nướu:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?