Lá lốt không chỉ là một loại rau quen thuộc trong ẩm thực Việt mà còn là bài thuốc dân gian dùng để chữa bệnh, trong đó có viêm chân răng. Nhưng liệu chữa viêm chân răng bằng lá lốt có hiệu quả và an toàn? Hãy tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.
I. Tổng quan về viêm lợi chân răng
Viêm lợi chân răng là tình trạng mô nướu xung quanh chân răng có dấu hiệu sưng viêm, chảy máu. Nguyên nhân chính là sự tích tụ của vi khuẩn trong mảng bám, cao răng. Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ làm tổn thương các mô mềm và xương hàm, lâu dần dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:
- Viêm nhiễm làm phá hủy xương hàm, dây chằng nha chu khiến răng trở nên lỏng lẻo.
- Trong trường hợp nặng, răng có thể bị rụng do viêm nhiễm lan rộng.
- Vi khuẩn gây viêm lợi chân răng có khả năng xâm nhập vào máu và gây ra các vấn đề sức khỏe khác như tim mạch, tiểu đường…
II. Công dụng của lá lốt trong chữa viêm lợi chân răng
Chữa viêm chân răng bằng lá lốt hiệu quả không là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Theo y học cổ truyền, lá lốt với vị cay, tính ấm cho khả năng tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm và sưng đau hiệu quả. Không chỉ vậy, các nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã chứng minh lá lốt chứa lượng tinh dầu lớn với nhiều hoạt chất như benzyl axetat, alkaloid và beta caryophyllene.
Những chất này có tác dụng kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm lợi, làm dịu các mô nướu bị tổn thương và giảm nhanh các triệu chứng khó chịu.
Điều đặc biệt là, từ rễ đến lá của cây lá lốt đều chứa các hoạt chất có lợi cho sức khỏe răng miệng. Chính vì vậy, đây được xem là một bài thuốc dân gian hữu hiệu trong việc hỗ trợ điều trị viêm lợi.
III. Các cách chữa viêm lợi chân răng bằng lá lốt hiệu quả
Bạn có thể tham khảo 2 cách từ lá lốt để khắc phục cơn đau do viêm chân răng gây ra:
Cách 1: Súc miệng bằng nước lá lốt
Chuẩn bị:
- 1 thìa cà phê muối biển
- 1 nắm lá lốt khoảng 20 lá
- 100 ml nước ấm
Cách làm:
- Lá lốt rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng để diệt vi khuẩn, bụi bẩn.
- Dùng dao thái nhỏ từng khúc, cho vào máy xay sinh tố, nghiền sao cho thật nhuyễn. Tiếp tục cho vào 1 thìa muối biển và 100ml nước ấm. Sau đó, xay đều hỗn hợp, dùng rây lọc hoặc khăn xô để lọc lấy nước cốt.
- Sử dụng hỗn hợp nước lá lốt súc miệng, mỗi ngày từ 3 – 4 lần để đạt kết quả tối ưu nhất.
Cách 2: Đắp lá lốt tươi
Lấy một nắm lá lốt tươi rửa sạch, dùng cối giã nát cùng một nhúm muối biển. Sau đó dùng hỗn hợp đắp lên vùng răng bị viêm. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày, cơn đau do viêm lợi gây ra sẽ thuyên giảm.
IV. Lưu ý khi chữa viêm chân răng bằng lá lốt
Mặc dù lá lốt mang lại nhiều lợi ích trong việc hỗ trợ điều trị viêm chân răng, nhưng bạn cần lưu ý một số điểm sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả:
- Lá lốt chỉ là biện pháp hỗ trợ, giúp giảm các triệu chứng đau chứ không loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân gây bệnh. Trong khi đó, viêm chân răng là một bệnh lý nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn đến biến chứng áp xe, mất răng,… Do đó bạn vẫn cần thăm khám nha sĩ để được chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị phù hợp.
- Trước khi sử dụng lá lốt, bạn nên thử một lượng nhỏ lên vùng da mỏng để kiểm tra xem có xảy ra phản ứng dị ứng hay không. Nếu xuất hiện dấu hiệu ngứa, nổi mẩn đỏ, sưng môi, khó thở,… cần ngưng sử dụng và đến bệnh viện.
- Bên cạnh việc sử dụng lá lốt, bạn vẫn cần duy trì thói quen chăm sóc răng miệng tốt và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh.
- Không áp dụng cho trẻ em và phụ nữ mang thai vì có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
Tóm lại, chữa viêm chân răng bằng lá lốt chỉ có thể giảm các triệu chứng sưng đau, không thể điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh. Để có kết quả tốt nhất, bạn cần thăm khám nha khoa. Nếu còn thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn miễn phí.
Xem thêm nha chu viêm nướu:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?