Các triệu chứng đau rát, ngứa chân răng có thể là dấu hiệu cảnh báo răng miệng cũng như sức khỏe đang có các vấn đề bệnh lý. Khi không sớm có biện pháp khắc phục kịp thời có thể gây nhiều ảnh hưởng nguy hại cho bệnh nhân. Vậy nguyên nhân gây ngứa chân răng là do đâu? Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả là gì?
I. Nguyên nhân gây ngứa chân răng
Nguyên nhân gây ngứa chân răng có thể do nhiều yếu tố như:
1. Chấn thương nướu
Khi nướu bị chấn thương có thể khiến cho bệnh nhân gặp các cơn đau nhức, ngứa rát vô cùng khó chịu.
Thông thường tình trạng chấn thương ở răng có thể xảy ra do tai nạn, va đập mạnh, thói quen xỉa răng bằng tăm, nghiến răng khi ngủ.
Bên cạnh đó nướu cũng cũng dễ bị tổn thương nếu đánh răng quá mạnh bằng bàn chải có lông cứng hay ăn nhai các món quá dai cứng, dùng răng cắn mở đồ vật,…
2. Mảng bám
Một chế độ ăn uống không lành mạnh với nhiều đường, nhiều axit, nhiều tinh bột. Cùng với ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng kém sẽ khiến cho vụn thức ăn, mảng bám tích tụ nhiều trên răng.
Lâu ngày vi khuẩn sẽ phát triển mạnh, hình thành mảng bám cao răng cứng chắc khiến cho nướu bị sưng viêm, nhạy cảm, dễ bị chảy máu nướu và ngứa rát dai dẳng.
3. Viêm nướu
Đây là một trong các bệnh răng miệng thường gặp gây sưng đau, ngứa ngáy vùng nướu răng.
Dấu hiệu ban đầu của viêm nướu đó là sưng tấy, chảy máu vùng nướu răng, nướu có tình trạng ê buốt, đau nhói khi ăn uống các món nóng hay lạnh.
Viêm nướu khi phát triển nặng sẽ hình thành viêm nha chu, xuất hiện ổ mủ xung quanh chân răng khiến bệnh nhân gặp những cơn đau nhức, ngứa chân răng dữ dội, chảy máu nướu liên tục, tụt nướu, ăn uống và nói chuyện gặp nhiều khó khăn,…
4. Dị ứng
Việc sử dụng các sản phẩm kem đánh răng, nước súc miệng không phù hợp có thể khiến cho răng lợi dễ bị kích ứng dẫn đến viêm loét, sưng ngứa vô cùng khó chịu.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bị ngứa rát vùng chân răng do dị ứng với một số thành phần có trong thực phẩm, thuốc chữa bệnh.
Với những bệnh nhân có cơ địa mẫn cảm với kim loại nhưng khi phục hình răng chọn các mão sứ kim loại hoặc chỉnh nha với mắc cài kim loại cũng không đảm bảo an toàn cao. Bởi có nguy cơ cao gặp phải các kích ứng khiến cho răng lợi dễ bị viêm nhiễm, sưng ngứa,…
5. Thay đổi hormone
Sự thay đổi hormone trong cơ thể cũng gây ra các ảnh hưởng nhất định đến răng nướu.
Cụ thể là nữ giới trong giai đoạn dậy thì, đến kỳ kinh nguyệt, mãn kinh hay trong thời gian mang thai đều có thể bị ê buốt, ngứa nướu răng thường xuyên hơn. Bên cạnh đó, những đối tượng này cũng dễ gặp các triệu chứng khó chịu khác như: sưng đau, viêm nướu, chảy máu nướu,…
6. Khô miệng
Khi khoang miệng bị khô có thể tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn dễ dàng sinh sôi, tấn công răng lợi và gây tình trạng nóng rát, ngứa ngáy nhiều hơn.
Khô miệng thường do nhiều yếu tố như: tác dụng phụ của việc dùng một số thuốc chữa bệnh mãn tính, ăn quá nhiều đồ cay nóng, uống ít nước, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia,….
7. Răng giả
Khi đeo răng giả không phù hợp, vừa vặn với hàm rất dễ bị bám dính nhiều thức ăn thừa ở vùng tiếp giáp giữa răng giả với nướu. Nếu không chú ý làm sạch kỹ lưỡng sẽ khiến vi khuẩn trong khoang miệng phát triển mạnh làm cho nướu răng bị viêm nhiễm, nhạy cảm và ngứa rát nhiều hơn.
II. Cách điều trị ngứa chân răng
1. Cách trị ngứa chân răng tại nhà
Khi bị ngứa rát vùng chân răng không quá nghiêm trọng bệnh nhân có thể tham khảo và áp dụng một số biện pháp điều trị tại nhà sau đây:
a. Sử dụng nước muối
Nước muối không chỉ giúp loại bỏ vi khuẩn, chống viêm mà nó còn giúp khoang miệng được sạch sâu, thuyên giảm các triệu chứng kích ứng, đau ngứa ở vùng nướu răng khá tốt.
Súc miệng với nước muối 2 – 3 lần/ngày sẽ giúp loại bỏ các mảng bám, vi khuẩn tồn đọng có khả năng gây ngứa chân răng và giảm nhanh các triệu chứng khó chịu ở răng miệng.
b. Sử dụng mật ong
Mật ong được đánh giá có công dụng giảm viêm, kháng khuẩn cao nên sẽ giúp ức chế sự sản sinh của vi khuẩn. Từ đó mang lại hiệu quả chữa viêm, ngứa chân răng khá tốt.
Bạn có thể thoa mật ong lên vùng chân răng bị tổn thương để loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm gây sưng viêm, ngứa ngáy khó chịu ở răng lợi.
c. Sử dụng túi trà
Sau khi uống trà xong bạn có thể giữ lại phần túi lọc của trà để đắp lên vị trí răng bị sưng viêm, ngứa ngáy. Nhờ vào hoạt chất tanin dồi dào có trong túi trà sẽ đem lại hiệu quả giảm sưng đau, kháng viêm rõ rệt.
d. Sử dụng chanh
Chanh có đặc tính kháng viêm, sát khuẩn cao sẽ giúp đem lại được nhiều công dụng trong hỗ trợ chữa sưng viêm, đau ngứa nướu răng.
Theo đó, bạn có thể dùng nước cốt chanh trộn chung với một ít muối tinh rồi dùng bông tăm thấm hỗn hợp nào thoa lên nướu răng. Để yên trong vài phút và súc miệng lại với nước ấm sẽ thấy khoang miệng dễ chịu hơn rất nhiều.
e. Sử dụng tỏi
Thành phần của tỏi có chứa allicin dồi dào với khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm nhanh các cơn đau nhức, viêm ngứa ở răng.
Khi bị ngứa chân răng bạn có thể cắt tỏi thành từng lát mỏng rồi chà xát nhẹ nhàng lên vị trí bị tổn thương. Thực hiện trong khoảng 3 phút rồi dùng nước ấm để súc sạch lại. Kiên trì áp dụng 2 – 3 lần/ngày để thấy hiệu quả đáng kể.
f. Ngậm đá
Ngậm vài viên đá lạnh có thể làm xoa dịu cảm giác đau rát, ngứa nướu răng khá tốt.
Nhờ vào hơi lạnh sẽ giúp làm tê tạm thời các cảm giác tại vùng nướu nên sẽ giúp bạn thấy dễ chịu hơn và không còn ngứa rát hay đau nhức quá nhiều.
g. Thay đổi cách vệ sinh răng miệng
Để ngăn ngừa tình trạng ngứa ngáy, khó chịu ở vùng nướu răng diễn ra nghiêm trọng bạn nên thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng hợp lý hơn.
Hãy chọn mua các loại kem đánh răng, nước súc miệng phù hợp với tình trạng răng của mình. Có thể chọn các sản phẩm thảo dược thiên nhiên lành tính để dùng an toàn, hiệu quả hơn.
Bàn chải phải có đầu lông mềm mượt, khi chải răng tránh dùng lực mạnh và không chải theo chiều ngang để không gây các tổn thương cho men răng và nướu răng.
2. Điều trị ngứa chân răng bằng phương pháp y khoa
Để điều trị dứt điểm ngứa chân răng cần phải gặp bác sĩ để thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả.
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân, tình trạng ngứa nướu răng sẽ có các giải pháp khắc phục khác nhau. Cụ thể:
- Nếu ngứa nướu răng do viêm lợi, mảng bám cao răng tích tụ nhiều bác sĩ sẽ tiến hành cạo vôi răng, vệ sinh răng miệng để loại bỏ hoàn toàn nơi trú ngụ của vi khuẩn. Nhờ đó răng nướu sẽ dần hồi phục khỏe mạnh và không còn bị viêm ngứa nữa.
- Các bác sĩ có thể chỉ định nạo túi nha chu, làm sạch gốc răng, ghép thêm vạt lợi nếu viêm nướu đã phát triển thành viêm nha chu. Bệnh nhân có thể được hướng dẫn dùng thêm một số thuốc kháng sinh, kháng viêm (nếu cần thiết).
- Trong trường hợp bệnh nhân có tật nghiến răng khi ngủ bác sĩ sẽ thăm khám, lấy dấu hàm để chế tác máng chống nghiến phù hợp. Khi ngủ bệnh nhân sẽ đeo dụng cụ nào vào răng giúp phòng tránh nguy cơ răng nướu bị tổn thương nặng hơn.
- Đối với ngứa chân răng do dị ứng với mão sứ kim loại hay mắc cài kim loại, đeo răng giả không phù hợp. Bác sĩ sẽ tháo phục hình cũ và thay thế bằng các chất liệu an toàn hơn để bệnh nhân sử dụng hiệu quả, thoải mái mà không lo tình trạng kích ứng ảnh hưởng không tốt cho răng miệng.
III. Cách phòng ngừa tình trạng ngứa chân răng
Cách phòng ngừa tình trạng ngứa chân răng đó chính là xây dựng được cho mình thói quen chăm sóc răng miệng khoa học theo hướng dẫn sau:
- Chải răng sạch sẽ đúng cách 2-3/ngày. Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng. Súc miệng với nước muối sinh lý để làm sạch răng miệng tối ưu, diệt khuẩn, ngừa hôi miệng và bệnh lý ở răng tốt hơn.
- Loại bỏ ngay các thói quen: xỉa răng bằng tăm, dùng răng ăn nhai, cắn xé đồ quá cứng, hút thuốc lá, uống rượu bia,…
- Hạn chế ăn uống đồ ngọt nhiều đường, các món có tính axit cao, đồ ăn quá cay nóng.
- Uống nhiều nước lọc để không bị khô miệng.
- Bổ sung đầy đủ canxi, chất xơ, vitamin C, D có từ thịt cá, hải sản, trứng sữa, rau củ quả,…
- Đến nha khoa thăm khám, lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh lý ở răng tốt hơn.
Hy vọng qua những thông tin vừa chia sẻ đã giúp mọi người hiểu rõ được về tình trạng ngứa chân răng: nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Mọi thắc mắc hãy gọi ngay đến hotline 19007141 để được giải đáp nhanh chóng.
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?