Nhiều người thường chủ quan khi đánh răng bị chảy máu và cho rằng đây là chuyện nhỏ. Trên thực tế, các bác sĩ nha khoa cảnh báo tình trạng này có thể là dấu hiệu của các vấn đề răng miệng nghiêm trọng. Vậy đánh răng bị chảy máu nguyên nhân do đâu và điều trị như thế nào hiệu quả?
I. Nguyên nhân đánh răng bị chảy máu
Tình trạng đánh răng bị chảy máu xuất phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, từ việc vệ sinh răng miệng không đúng cách cho đến các bệnh lý nghiêm trọng hơn như viêm nướu, viêm nha chu.
1. Viêm nướu
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây chảy máu chân răng. Viêm nướu xảy ra khi mảng bám và cao răng tích tụ trên răng, gây kích ứng nướu, khiến nướu sưng đỏ và dễ chảy máu.
2. Viêm nha chu
Là giai đoạn nặng hơn của bệnh viêm nướu. Khi viêm nướu không được điều trị kịp thời sẽ tiến triển thành viêm nha chu, vi khuẩn xâm nhập vào các mô nâng đỡ răng gây tổn thương xương hàm, rụng răng.
3. Áp xe răng
Là một dạng nhiễm trùng răng nghiêm trọng, xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào bên trong răng thông qua vết sâu, vết nứt nhỏ hoặc tổn thương nướu. Triệu chứng của áp xe chân răng không chỉ dừng lại ở việc chảy máu mà còn là những cơn đau liên tục, xuất hiện dịch mủ tại chân răng.
4. Đánh răng quá mạnh
Sử dụng bàn chải quá cứng hoặc thao tác chải răng mạnh, chải theo chiều ngang có thể làm tổn thương nướu. Hoặc thói quen dùng tăm xỉa răng cũng khiến nướu bị sưng đỏ, chảy máu.
5. Thay đổi nội tiết tố
Trong những giai đoạn đặc biệt như tuổi dậy thì, mang thai hoặc mãn kinh, cơ thể phụ nữ trải qua những thay đổi nội tiết tố rất lớn. Lúc này, lượng progesterone, một loại hormone nữ tăng cao, khiến cho máu lưu thông đến nướu nhiều hơn. Điều này làm cho nướu trở nên nhạy cảm và dễ chảy máu hơn khi đánh răng.
6. Sử dụng thuốc khi điều trị bệnh
Nhiều loại thuốc có tác dụng phụ làm thay đổi quá trình đông máu của cơ thể, khiến cho nướu trở nên dễ tổn thương và chảy máu hơn. Đây là tình trạng khá phổ biến ở những người phải dùng thuốc điều trị bệnh tim mạch, ung thư,…
7. Thiếu vitamin C, K
Vitamin C và K là hai thành phần vô cùng quan trọng trong việc giúp máu đông lại khi có vết thương. Nếu cơ thể bạn thiếu hụt hai loại vitamin này, khả năng đông máu sẽ kém đi. Một trong những biểu hiện rõ nhất là chân răng dễ bị chảy máu khi đánh răng.
8. Hút thuốc lá gây chảy máu răng
Các chất độc hại trong khói thuốc lá làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của nướu, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây viêm.
9. Chảy máu chân răng do phẫu thuật nha khoa
Sau khi thực hiện các thủ thuật nha khoa như nhổ răng, chữa tủy hoặc cấy ghép Implant, bạn có thể thấy chân răng hơi chảy máu khi đánh răng. Đây là một phản ứng hoàn toàn bình thường của cơ thể khi vết thương còn đang trong quá trình lành lại.
II. Đánh răng bị chảy máu có nguy hiểm không?
Việc chảy máu chân răng thi thoảng xảy ra có thể tự khỏi nên không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, đó có thể là dấu hiệu của viêm nướu.
Lúc này, việc chậm trễ điều trị, viêm nướu có thể tiến triển thành viêm nha chu, gây tiêu xương hàm và tổn thương các cấu trúc quanh răng, thậm chí răng có thể lung lay, gãy rụng.
Đặc biệt, với người mắc bệnh tiểu đường, viêm nha chu sẽ làm tăng lượng đường trong máu khiến việc kiểm soát bệnh trở nên khó khăn hơn.
Với người mắc bệnh tim mạch, viêm nha chu có thể gây ra biến chứng viêm nội tâm mạch, tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ.
Nguy hiểm hơn, ở phụ nữ đang mang thai, viêm nha chu có khả năng dẫn đến sinh non, con sinh ra nhẹ cân, suy dinh dưỡng,…
III. Cách khắc phục chảy máu chân răng khi đánh răng
Để khắc phục tình trạng chảy máu khi đánh răng, bạn cần kết hợp thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng, ăn uống hằng ngày và thăm khám nha khoa.
Vệ sinh răng miệng đúng cách: Sử dụng kem đánh răng có fluor để chải răng hai lần mỗi ngày. Chọn bàn chải lông mềm và chải nhẹ nhàng theo chuyển động tròn. Kết hợp dùng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước muối.
Điều chỉnh chế độ ăn uống: Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin C để tăng cường sức khỏe của nướu.
Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ: Bạn có thể sử dụng thêm nước súc miệng kháng khuẩn hoặc gel bôi nướu theo chỉ định của bác sĩ.
Hạn chế căng thẳng: Căng thẳng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và tăng nguy cơ viêm nhiễm nướu. Để giảm căng thẳng, bạn có thể thường xuyên tập thể dục, đọc sách, nghe nhạc, thiền,…
Thay đổi thói quen xấu: Nếu có thói quen hút thuốc lá, bạn cần từ bỏ ngay từ hôm nay để cải thiện tình trạng chảy máu chân răng.
Thay đổi loại thuốc sử dụng: Trường hợp bạn bị chảy máu khi đánh răng xuất phát từ tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh, hãy liên hệ với bác sĩ điều trị để cân nhắc việc thay đổi thuốc.
Thăm khám nha khoa: Bác sĩ sẽ tiến hành cạo vôi răng và kết hợp nhiều phương pháp điều trị tùy vào mức độ viêm nướu.
IV. Làm sao để phòng ngừa chảy máu chân răng khi đánh răng?
Chảy máu chân răng khi đánh răng có thể phòng ngừa bằng các biện pháp đơn giản sau:
- Chải răng đều đặn ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng bàn chải lông mềm và chải nhẹ nhàng theo chuyển động tròn.
- Dùng chỉ nha khoa loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa ở kẽ răng giúp hạn chế sự hình thành cao răng.
- Súc miệng bằng nước muối hằng ngày có tác dụng kháng khuẩn, làm dịu nướu và giảm viêm.
- Thay bàn chải đánh răng định kỳ 3 – 4 tháng/lần để đảm bảo hiệu quả làm sạch tốt hơn.
- Hạn chế tiêu thụ đồ ngọt vì đường là thức ăn chính của vi khuẩn gây hại trong miệng.
- Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin, canxi và khoáng chất như hải sản, cam, quýt, sữa, trứng, cá, phô mai,…
- Cạo vôi răng và kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 3 – 6 tháng/lần giúp phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý về nướu.
Như vậy, hiểu được nguyên nhân vì sao đánh răng bị chảy máu sẽ giúp bạn có được phương pháp điều trị và phòng ngừa hợp lý. Nếu còn thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn miễn phí.
Xem thêm nha chu viêm nướu:
- Lấy cao răng giá bao nhiêu tiền?
- Bị chảy máu chân răng nên ăn gì để mau hết?
- Bị viêm nướu ngậm nước muối được không?
- Sau khi cạo vôi răng có cần kiêng cử gì không?
Xem thêm chăm sóc răng miệng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?