Mảng bám răng, vấn đề tưởng chừng đơn giản khiến nhiều người chủ quan bỏ qua nhưng thực chất lại tiềm ẩn vô vàn những tác hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Vậy mảng bám trên răng là gì? Loại bỏ như thế nào?
I. Mảng bám răng là gì?
Mảng bám răng là một màng dính vi khuẩn liên tục hình thành trên răng của bạn. Mảng bám răng không chỉ đơn thuần là một lớp màng nhầy trên răng mà còn là nơi trú ngụ của vô số vi khuẩn, thức ăn thừa và nước bọt.
Sau mỗi bữa ăn, vi khuẩn trong khoang miệng sẽ “dùng bữa” từ những mảnh vụn thức ăn, đặc biệt là đường và carbohydrate. Quá trình này tạo ra một lớp màng axit dính bám lên bề mặt răng. Chúng không màu nhưng đôi khi có thể khiến răng bị đổi màu do mảnh vụn thức ăn.
Mảng bám nếu không được loại bỏ thường xuyên sẽ lắng đọng, cứng lại thành cao răng. Và lúc này, bạn không thể chải răng hay dùng chỉ nha khoa để loại bỏ cao răng mà chỉ có nha sĩ cùng thiết bị chuyên dụng mới xử lý được.
II. Nguyên nhân gây ra mảng bám trên răng
Mảng bám hình thành khi vi khuẩn trong miệng kết hợp với thức ăn có đường hoặc tinh bột như nước trái cây, nước ngọt, bánh mì, mì ống, bánh ngọt, kẹo,…
Những vi khuẩn này giải phóng axit phá vỡ carbohydrate hình thành một lớp màng dính, không màu gọi là mảng bám.
III. Tác hại mảng bám trên răng
Mảng bám nếu không được kiểm soát, xử lý sẽ gây ra nhiều rủi ro đối với sức khỏe răng miệng:
- Mất thẩm mỹ: Mảng bám, cao răng tích tụ nhiều khiến răng trở nên ố vàng, làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của hàm răng.
- Hơi thở có mùi: Vi khuẩn tạo ra hợp chất sulfur gây ra tình trạng hôi miệng.
- Sâu răng: Vi khuẩn tạo ra axit tấn công, phá hủy men răng, dẫn đến lỗ sâu răng. Nếu không điều trị, sâu răng có thể lan rộng vào tủy gây đau nhức dữ dội, áp xe, thậm chí là mất răng.
- Viêm nha chu: Sự tích tụ mảng bám làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nướu răng với biểu hiện nướu sưng tấy, chảy máu. Theo thời gian, viêm nướu sẽ phát triển thành viêm nha chu khiến mô nướu không còn bám chắc vào chân răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phá hủy phần xương nâng đỡ răng gây mất răng hàng loạt.
- Ngoài ra, trong nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm thấy mối liên hệ giữa bệnh nha chu với một số bệnh lý khác bao gồm: bệnh tim, tiểu đường, chứng mất trí nhớ, viêm khớp dạng thấp, sinh non,…
IV. Cách điều trị mảng bám trên răng
Điều trị mảng bám trên răng, bạn có thể áp dụng 2 cách sau:
1. Điều trị mảng bám trên răng tại nhà
Đánh răng 2 lần/ngày
- Thực hiện chải răng đúng cách 2 lần/ngày với kem đánh răng chứa fluor, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng sẽ giúp ngăn ngừa, giảm thiểu sự hình thành của mảng bám.
Làm sạch mảng bám bằng chanh
- Thành phần axit citric trong chanh có khả năng giảm mảng bám khá tốt. Bạn vắt lấy nước cốt của một quả chanh, sau đó nhúng bàn chải vào và thực hiện thao tác chải răng nhẹ nhàng.
- Chải răng theo chiều dọc hoặc xoay tròn để cho tất cả bề mặt răng đều được tiếp xúc với dung dịch.
- Sau khi chải răng bằng chanh, bạn cần súc miệng lại với nước để tránh axit làm mòn men răng. Với phương pháp này, chỉ thực hiện 1 – 2 lần/tuần.
Loại bỏ mảng bám bằng muối
- Không chỉ có tác dụng làm sạch, muối còn có tính chất kháng khuẩn, giảm thiểu tình trạng sưng viêm hiệu quả.
- Chuẩn bị một ít muối tinh mịn, rắc lên bàn chải đã có kem đánh răng. Sau đó chải răng nhẹ nhàng trong 2 – 3 phút rồi súc miệng kỹ với nước sạch.
- Thực hiện 2 – 3 lần/tuần, tránh sử dụng thường xuyên vì có khả năng làm mòn men răng và tổn thương đến nướu.
Làm sạch mảng bám với Baking Soda
- Baking Soda (bột nở) vừa có tác dụng làm sạch mảng bám vừa có khả năng cải thiện màu sắc răng hiệu quả.
- Cách dùng Baking Soda khá đơn giản, bạn chỉ cần rắc chúng lên bàn chải và thực hiện chải răng như bình thường. Hoặc có thể trộn Baking Soda với nước cốt chanh để tạo thành hỗn hợp sệt, sau đó sử dụng hỗn hợp này để chải răng.
- Lưu ý, phương pháp này cũng chỉ nên áp dụng 1 – 2 lần/tuần để không làm ảnh hưởng đến răng và nướu.
Việc điều trị mảng bám tại nhà bằng các nguyên liệu từ thiên nhiên chỉ có tác dụng với những mảng bám vừa mới hình thành. Với những mảng bám tích tụ lâu ngày và lắng đọng thành cao răng cứng chắc, bạn phải kết hợp với phương pháp vệ sinh răng miệng chuyên nghiệp tại nha khoa mới mang lại hiệu quả.
2. Điều trị mảng bám tại nha khoa
Cạo vôi răng là phương pháp đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả nhất để điều trị mảng bám. Thiết bị cạo vôi răng sử dụng sóng siêu âm với đầu rung tần số cao phá vỡ liên kết mảng bám, cao răng tích tụ ở bề mặt răng, nướu và kẽ răng.
Chúng giúp loại bỏ mảng bám nhẹ nhàng ngay cả ở những vị trí khó tiếp cận, không gây tổn thương nướu và men răng, không đau nhức khó chịu.
Trung bình một ca cạo vôi răng thường dao động từ 15 – 30 phút tùy thuộc vào mức độ vôi răng tích tụ.
Nha sĩ khuyến cáo, trung bình 1 năm bạn nên cạo vôi răng 2 lần, hoặc 3 lần với người có tình trạng răng dễ tích tụ mảng bám.
VI. Làm thế nào để giảm mảng bám trên răng
Để ngăn ngừa mảng bám, bạn cần thực hành vệ sinh răng miệng tốt và gặp nha sĩ định kỳ.
- Chải răng đúng cách: Mỗi ngày, bạn nên làm sạch răng bằng bàn chải lông mềm ít nhất 2 lần, mỗi lần khoảng 2 phút và cần thao tác nhẹ nhàng theo chuyển động tròn.
- Làm sạch kẽ răng: Dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một. Các nghiên cứu cho thấy dùng chỉ nha khoa giúp hạn chế mảng bám hình thành rất tốt.
- Dùng nước súc miệng: Súc miệng hằng ngày bằng nước súc miệng sát khuẩn không kê đơn hoặc theo toa (nếu răng miệng nhạy cảm).
- Nhai kẹo cao su không đường: Nếu bạn thường xuyên có thói quen ăn vặt hãy thay bằng kẹo cao su không đường. Chọn loại được Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) cấp phép.
- Chọn thực phẩm lành mạnh: Cắt giảm thực phẩm và đồ uống có đường, tinh bột. Thay vào đó, hãy chọn thực phẩm tốt cho răng như sữa chua, phô mai, rau xanh, trái cây,…
- Gặp nha sĩ: Thăm khám răng miệng và cạo vôi răng ít nhất 2 lần/năm để sức khỏe răng miệng được kiểm soát tốt nhất.
Mảng bám răng là tác nhân gây ra nhiều vấn đề răng miệng nghiêm trọng nhưng rất may chúng có thể phòng ngừa bằng cách vệ sinh răng miệng và thăm khám nha khoa định kỳ. Nếu còn thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm nha chu viêm nướu:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?