Tiêu xương hàm có trồng răng Implant được không? Cần lưu ý gì?

Tiêu xương hàm xảy ra trong trường hợp mất răng lâu năm, kéo theo nhiều vấn đề như móm , tụt nướu, méo lệch miệng,… ảnh hưởng đến ăn nhai và thẩm mỹ. Vậy người bị tiêu xương hàm có trồng răng Implant được không? Nha khoa Đông Nam sẽ giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây. 

I. Tiêu xương hàm có trồng răng Implant được không?

Tiêu xương hàm vẫn có thể trồng răng Implant được bằng cách cấy ghép thêm xương. Tuy nhiên việc điều trị sẽ phức tạp hơn và phụ thuộc vào mức độ tiêu xương cụ thể. Các trường hợp tiêu xương và phương pháp phục hình như sau:

  • Tiêu xương hàm nhẹ: Với xương hàm tiêu ít, mật độ và chất lượng vẫn đảm bảo để trụ Implant tích hợp chắc chắn thì trồng Implant có thể thực hiện ngay mà không cần ghép xương. 
  • Tiêu xương hàm nhiều hoặc nặng: Nếu xương hàm tiêu nhiều, không đủ điều kiện để đặt trụ Implant, bác sĩ sẽ chỉ định ghép xương trước khi cấy Implant hoặc ghép xương đồng thời cùng lúc đặt trụ . Ghép xương là kỹ thuật bổ sung xương vào vùng thiếu hụt, tái tạo xương đã mất để trụ Implant ổn định trong xương hàm.

Do đó quan trọng nhất, bạn phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chụp CT và đánh giá tình trạng chính xác nhất. 

tiêu xương hàm có trồng răng implant được không
Tiêu xương hàm có thể khắc phục bằng phương pháp cấy Implant

II. Nguyên nhân và tác hại của tiêu xương hàm

1. Nguyên nhân tiêu xương hàm

Tiêu xương hàm xuất phát từ 2 nguyên nhân chính sau đây:

  • Mất răng lâu ngày

Khi mất răng, tại vị trí đó tạo ra một khoảng trống, không còn nhận lực tác động từ quá trình ăn nhai. Xương hàm sẽ bị tiêu biến theo thời gian do không có kích thích cơ học. Tỷ lệ tiêu xương trong năm đầu trung bình khoảng 25% và tiếp tục giảm sau mỗi năm.

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu xương hàm. Ngoài ra, khi sử dụng hàm giả tháo lắp hay cầu răng sứ cũng dẫn đến tiêu xương do không có chân răng. Lâu dần, vùng xương teo lại, nướu mỏng, gây khó khăn cho việc trồng răng về sau.

  • Viêm nha chu

Viêm nha chu là tình trạng viêm nhiễm mô nướu bao quanh răng. Điều này làm suy yếu khả năng nâng đỡ của nướu dẫn đến răng lung lay, mất đi và tiêu xương sau 3 tháng. Nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến những tác hại nguy hiểm.

2. Tác hại khi bị tiêu xương hàm

Tiêu xương hàm nếu không được khắc phục sớm sẽ dẫn đến những tác hại như:

  • Xô lệch răng

Trường hợp răng bị mất nằm giữa những răng khỏe mạnh, theo thời gian xương hàm bị tiêu đi. Răng còn lại sẽ nghiêng về vị trí mất răng dẫn đến xô lệch răng trên khung hàm. 

  • Mất răng lân cận

Răng kế bên răng bị mất lâu năm cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng như dễ tụt nướu, ê buốt khi ăn nhai, răng lung lay và nguy cơ mất răng rất cao. 

  • Cản trở phục hình răng 

Khi xương hàm bị tiêu quá nhiều, mật độ xương cố định trụ Implant không đủ vững chắc. Lúc này, bạn cần phải kết hợp thêm các thủ thuật khác ,… để tối ưu kết quả điều trị, mức phí điều trị sẽ cao hơn.

  • Suy giảm sức khỏe và thẩm mỹ

Tiêu xương hàm giảm chức năng ăn nhai, cơ thể không hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng nên suy giảm sức khỏe đáng kể. Khi tiêu xương lâu, vùng cơ má sẽ bị chảy xệ, mặt lệch, bị hóp gây mất thẩm mỹ khuôn mặt.

Tiêu xương hàm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thẩm mỹ
Tiêu xương hàm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thẩm mỹ

III. Điều kiện xương hàm như thế nào để trồng răng Implant?

Chất lượng xương hàm là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của ca cấy ghép Implant. Theo đó, xương hàm cần đáp ứng một số tiêu chí quan trọng như sau:

  • Xương hàm chắc khỏe, đảm bảo đủ chiều cao, thể tích và độ cứng phù hợp để cố định trụ Implant. 
  • Vùng xương hàm không  tổn thương, không viêm nhiễm và mắc các bệnh lý răng miệng. 

Nếu xương hàm không đủ chiều cao hay độ dày, bác sĩ sẽ ghép thêm xương hoặc nâng xoang hàm để khắc phục tình trạng này trước cấy ghép.

  • Ghép xương là bổ sung xương vào vùng thiếu hụt để tăng thể tích và mật độ xương bị mất. Có thể ghép xương tự thân (lấy từ cơ thể để tích hợp nhanh chóng hơn) và ghép xương nhân tạo (được sản xuất từ vật liệu tổng hợp). 
  • Nâng xoang: Khi xương hàm trên tiêu nhiều khiến xoang hàm hạ thấp. Bác sĩ sẽ nâng màng xoang lên và ghép xương vào khoảng trống ở giữa đó.
Ghép xương hàm là bước quan trọng trong quy trình cắm Implant khi tiêu xương hàm
Ghép xương hàm là bước quan trọng trong quy trình cắm Implant khi tiêu xương hàm

IV. Quy trình trồng răng Implant khi bị tiêu xương

Quy trình ghép xương trồng răng Implant được thực hiện như sau: 

  1. Thăm khám và chụp phim CT Cone Beam

Bác sĩ sẽ thăm khám và xác định tình trạng cũng như vị trí tiêu xương hàm của khách hàng. Đồng thời, khách hàng cần tiến hành một số xét nghiệm để xem điều kiện sức khỏe. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp. 

  1. Ghép xương – nâng xoang 

Ghép xương, nâng xoang được thực hiện trước khi trồng răng Implant và chờ xương tích hợp (khoảng 4 – 6 tháng) rồi mới đặt trụ. 

  1. Đặt trụ Implant 

Sau khi kiểm tra xương hàm đủ điều kiện, bác sĩ sẽ tiến hành đặt trụ tại vùng cấy ghép. Thời gian cấy ghép Implant mất khoảng 7 – 10 phút cho 1 trụ.  

  1. Tái khám sau đặt trụ

Trong thời gian chờ trụ Implant tích hợp với xương hàm, khách hàng cần đến nha khoa tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra tình trạng tích hợp xương, kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề răng miệng (nếu có) để không ảnh hưởng đến kết quả cấy ghép. 

  1. Lấy dấu răng làm mão sứ

Sau khi trụ Implant đã tích hợp chắc chắn, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu hàm bằng máy scan kỹ thuật số để chế tác răng sứ phù hợp. 

  1. Gắn mão sứ hoàn chỉnh

Đây là bước cuối cùng, mão sứ hoàn chỉnh được gắn lên khớp nối Abutment ngay sau khi hoàn thành. Như vậy, quá trình cấy ghép Implant trong trường hợp tiêu xương hàm đã hoàn tất. 

Gắn mão sứ lên trụ Implant là hoàn tất quy trình
Gắn mão sứ lên trụ Implant là hoàn tất quy trình

V. Lưu ý khi trồng răng Implant bị tiêu xương hàm

Khi trồng răng Implant bị tiêu xương hàm cần lưu ý những điều sau:

  • Lựa chọn nha khoa uy tín, chất lượng 

Trồng răng Implant bị tiêu xương là kỹ thuật nha khoa phức tạp, đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao và kinh nghiệm thực hiện. Do vậy, nếu chọn phải cơ sở thiếu uy tín và chuyên nghiệp thì rất dễ gặp rủi ro và biến chứng.

Nha khoa Đông Nam  chuyên cấy ghép Implant, đáp ứng đủ các tiêu chí của cơ sở nha khoa uy tín. Với hơn 20 năm phát triển, Nha khoa Đông Nam thực hiện thành công hàng ngàn ca cấy ghép Implant, khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho khách hàng. 

  • Bác sĩ có tay nghề cao 

Tay nghề bác sĩ quyết định sự thành công của ca cấy ghép Implant. Bác sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên môn giỏi, dày dặn kinh nghiệm sẽ nâng cao tỉ lệ thành công, giảm thiểu rủi ro trong quá trình điều trị. Đặc biệt khi ghép xương hay nâng xoang. 

Bác sĩ tại Nha khoa Đông Nam đang tư vấn trồng răng Implant cho khách hàng
Bác sĩ tại Nha khoa Đông Nam đang tư vấn trồng răng Implant cho khách hàng
  • Giữ tâm lý thoải mái, bình tĩnh

Khách hàng cần chuẩn bị tâm lý thoải mái và sức khỏe tốt trước và sau khi cấy ghép. Tâm lý hay tinh thần có vai trò quan trọng, hỗ trợ vết thương hồi phục nhanh chóng, kết quả phục hình Implant thành công.

  • Chăm sóc răng miệng đúng cách

Sau khi đặt trụ Implant, khách hàng nên chăm sóc răng miệng với chỉ nha khoa, tăm nước, nước súc miệng diệt khuẩn,… để giúp vết thương mau lành và ngăn ngừa những bệnh lý khác. 

Hy vọng qua bài viết của Nha khoa Đông Nam, bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi “Tiêu xương hàm có trồng răng Implant được không?”. Nếu bạn đang gặp tình trạng mất răng, tiêu xương hãy cố gắng phục hình răng sớm để ngăn chặn những biến chứng. Liên hệ với Nha khoa Đông Nam qua hotline 1900.7141 để được hỗ trợ nhanh chóng.