chương trình giảm giá liên kết ngân hàng

Trám Răng Composite Có Bền Không?

Câu hỏi:Chào bác sĩ, cháu có một cái răng cấm bị sâu khiến cho lúc nhai cắn thức ăn bị đau nhức. Cháu muốn trám lại nhưng không biết trám răng Composite có bền không ạ? Miếng trám này có gây hại gì cho răng không? Chi phí thực hiện bao nhiêu tiền? Mong bác sĩ tư vấn giùm cháu ạ! ” – Mỹ An (18 tuổi, quận 4)

trám răng composite có bền không

NHA KHOA ĐÔNG NAM TRẢ LỜI

Chào bạn Mỹ An,

Trám răng là phương pháp phổ biến thường được áp dụng để điều trị răng sâu. Vật liệu trám được sử dụng nhiều nhất hiện nay chính là Composite với nhiều ưu điểm về tính thẩm mỹ, bền chắc và an toàn cho sức khỏe răng miệng hơn các loại vật liệu trám cũ.

I. Ưu nhược điểm của trám răng Composite

1. Ưu điểm

  • Màu sắc của vật liệu trám khá giống với màu của men răng thật nên sẽ khôi phục được thẩm mỹ tối ưu cho răng sau phục hình. Đồng thời, với đặc tính mềm dẻo nên rất dễ dàng trong việc tái tạo hình thể răng bị khiếm khuyết.
  • Độ cứng và khả năng chịu lực của Composite được đánh giá khá tốt, độ mài mòn thấp. Do đó, sau khi trám răng vẫn đảm bảo được khả năng ăn nhai hiệu quả cho bệnh nhân.
  • Vật liệu trám Composite đã thông qua kiểm định nghiêm ngặt đảm bảo được tính an toàn, lành tính với răng miệng, sức khỏe, hoàn toàn không gây ra tình trạng dị ứng khi sử dụng.
  • Chất trám được gắn cố định lên mô răng bị khiếm khuyết, không xâm lấn đến cấu trúc răng thật hay làm tổn thương gì đến tủy răng bên trong.
  • Chi phí trám răng Composite cũng tương đối tiết kiệm.
Trám răng Composite có thẩm mỹ tự nhiên như răng thật trước đó
Trám răng Composite có thẩm mỹ tự nhiên như răng thật trước đó

2. Nhược điểm

  • Trám răng Composite chỉ phù hợp trong các trường hợp răng bị sâu hỏng, tổn thương, khiếm khuyết nhẹ, dễ xử lý.
  • Không thể ăn nhai thoải mái các món dai, cứng vì có thể gây sứt mẻ, gãy vỡ miếng trám.
  • Độ bền không cao, tuổi thọ trung bình của miếng trám chỉ duy trì được khoảng 3 – 5 năm.
  • Sau một thời gian dùng miếng trám sẽ dần bị bong tróc, đổi màu, nhiễm màu từ thực phẩm. Khi đó cần mất thêm thời gian và chi phí thay miếng trám mới để dùng được bền đẹp như ban đầu.

II. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của miếng trám Composite

1. Tình trạng răng miệng

Nếu răng bị hư tổn nhẹ, không gây ảnh hưởng đến vùng tủy bên trong thì miếng trám có thể duy trì được tuổi thọ sử dụng được lâu hơn so với răng tổn thương nặng và cần chữa tủy.

2. Vị trí răng được trám

Đối với răng hàm đảm nhận chức năng ăn nhai nhiều hơn nên độ bền chắc cũng sẽ không được cao bằng trám răng ở các vị trí răng cửa.

3. Cách chăm sóc miếng trám

Khi đảm bảo chế độ chăm sóc răng miệng tốt, vệ sinh răng miệng khoa học, ăn uống lành mạnh, không có các thói quen xấu sẽ giúp duy trì thời gian sử dụng miếng trám được lâu dài hơn.

Đối với bệnh nhân có thói quen chải răng quá mạnh, chải răng bằng bàn chải cứng theo chiều ngang, ăn nhai quá dai cứng, thường xuyên dùng răng để cắn mở đồ vật,… rất dễ khiến cho miếng trám nhanh hư hỏng, thậm chí gây ảnh hưởng không tốt đến răng nướu.

Chải răng sai cách sẽ khiến cho miếng trám nhanh hư hỏng
Chải răng sai cách sẽ khiến cho miếng trám nhanh hư hỏng

4. Kỹ thuật thực hiện của bác sĩ điều trị

Cần lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, sử dụng công nghệ hiện đại, chất liệu trám có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để thực hiện quy trình trám răng an toàn, hiệu quả cao.

Đồng thời, việc trám răng cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm nhằm đảm bảo kỹ thuật chuẩn xác với kết quả như mong đợi.

III. Quy trình trám răng Composite

Quy trình trám răng Composite đạt chuẩn sẽ diễn ra theo trình tự đầy đủ các bước như sau:

Bước 1: Thăm khám, chụp x-quang răng và tư vấn

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám răng miệng tổng quát, chụp phim x-quang để xác định chính xác tình trạng bệnh lý, tổn thương ở răng. Từ đó lập ra phác đồ điều trị hiệu quả và tư vấn bệnh nhân chọn chất liệu trám phù hợp nhất.

Chụp phim x-quang xác định tình trạng tổn thương cụ thể ở răng
Chụp phim x-quang xác định tình trạng tổn thương cụ thể ở răng

Bước 2: Gây tê, vệ sinh răng miệng

Dựa trên từng tình trạng răng thực tế của mỗi bệnh nhân mà có thể gây tê hoặc không.

Việc gây tê thường thực hiện trong trường hợp phải lấy tủy hay điều trị các bệnh lý khác. Điều này nhằm mục đích tránh gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân trong suốt quá trình bác sĩ thực hiện.

Sau đó bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ chuyên dụng để làm sạch vụn thức ăn, mô răng sâu hỏng, mảng bám cao răng dính ở răng để tránh lây nhiễm.

Bước 3: Tiến hành trám răng

Bác sĩ sẽ dùng vật liệu Composite để tạo hình lại phần mô răng bị khiếm khuyết để răng có được hình dáng như ban đầu. Tiếp đến chiếu đèn Halogen để miếng trám đông cứng lại và bám chắc vào thân răng thành một khối đồng nhất với nhau.

Bước 4: Chỉnh sửa lại miếng trám

Khi miếng trám đã chắc chắn trên bề mặt răng, bác sĩ sẽ thực hiện thao tác mài để loại bỏ phần vật liệu trám dư thừa.

Đồng thời kiểm tra lại khớp cắn cho đến khi bệnh nhân cảm thấy thoải mái, không bị cộm hay khó chịu gì thì có thể kết thúc quá trình trám răng.

Trám răng sâu
Trám răng sâu

IV. Tuổi thọ của miếng trám Composite

Với kĩ thuật trám răng hiện đại Composite kết hợp với đèn chiếu đông Halogen tại Nha Khoa Đông Nam sẽ giúp phục hồi về thẩm mỹ, độ bền chắc của miếng trám cao nhất. Tuổi thọ của miếng trám có thể kéo dài từ 2-4 năm.

trám răng thẩm mỹ composite
Trám răng Composite có thể sử dụng từ 2-4 năm

Tuy nhiên, độ bền chắc này cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào việc bạn vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống và tình trạng răng ban đầu của mình.

  • Dù răng thật hay miếng trám thì cũng đều có nguy cơ bị sứt, mẻ, gãy nếu chịu lực quá lớn khi ăn nhai các loại thực phẩm cứng. Chính vì vậy, trường hợp bạn hay ăn nhai đồ ăn cứng vào vị trí trám hay bị các va chạm sẽ khiến miếng trám bị bong trật ra ngoài nhanh hơn so với thời gian dự tính.
  • Một số trường hợp răng bị sâu quá nặng, lỗ sâu răng to hoặc vi khuẩn đã len lỏi phá hủy tủy răng khiến chúng bị viêm thì việc trám răng bằng Composite sẽ không có hiệu quả. Tốt nhất trong trường hợp này là sau khi chữa trị hết các bệnh lý, bác sĩ sẽ trám bít ống tủy và bọc một mão răng sứ bên ngoài.

Trong trường hợp của bạn Mỹ An, bạn chưa nói rõ tình trạng sâu răng như thế nào nên chúng tôi chưa có đủ thông tin để trả lời chính xác được. Bạn nên dành thời gian đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và tư vấn cụ thể.

V. Chi phí trám răng Composite tại Nha khoa Đông Nam

Tại Nha Khoa Đông Nam, chi phí để trám răng thẩm mỹ Composite được niêm yết cố định như sau:

DỊCH VỤ CHI PHÍ GHI CHÚ
Trám răng Composite 400.000 VNĐ/1 Răng Không bao gồm tiền chữa tủy
Trám răng trẻ em 100.000 VNĐ/1 Răng
Trám kẽ răng 500.000 VNĐ/1 Răng
Đắp mặt răng 500.000 VNĐ/1 Răng

Trám răng bằng Composite đã ngày càng thay thế cho các phương pháp trám răng xưa cũ. Nếu bạn còn thắc mắc nào khác về trám răng Composite hay các vấn đề nha khoa khác hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 để được giải đáp một cách nhanh nhất. Hoặc đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám tư vấn miễn phí!

Xem thêm trám răng:

close
Nha Khoa Đông Nam Đồng Hành Cùng Hệ Thống Các Ngân Hàng Áp Dụng Chính Sách Ưu Đãi 30% Tất Cả Các Dịch Vụ Foxit PDF Editor Full Crack Mới Nhất | Tải Và Dùng Không Giới Hạn Download ProShow Producer 9.0 Full Crack Vĩnh Viễn