Bệnh viêm lợi có lây không, có duy truyền từ cha mẹ sang con cái không là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm vì bệnh này khá phổ biến và có những diễn biến hết sức âm thầm, khó phát hiện bệnh sớm. Hãy cùng chúng tôi trả lời cho câu hỏi trên qua bài viết dưới đây nhé!
1. Bệnh viêm lợi có lây không?
Bệnh viêm nướu răng hay viêm lợi thường ít lây nhiễm giữa người này qua người khác. Tuy nhiên, khi bệnh viêm lợi đã phát triển thành bệnh nha chu thì có thể lây truyền giữa các thành viên trong gia đình: từ cha mẹ sang con, vợ sang chồng hoặc có thể giữa các bạn tình với nhau.
Theo các nghiên cứu về nha khoa nhận thấy, vi khuẩn gây bệnh nha chu có thể truyền qua nước bọt, nghĩa là khi một người tiếp xúc với nước bọt của người bị bệnh nha chu thì sẽ bị lây bệnh.
2. Bệnh viêm lợi có di truyền không?
Theo điều tra của Tổ chức Nha khoa thế giới thì có đến 30% trường hợp bị bệnh viêm lợi là do yếu tố di truyền.
Thực chất, bệnh viêm lợi không phải là bệnh di truyền, nhưng các yếu tố của miệng đều có tính di truyền. Các yếu tố này đều có liên quan đến sự phát sinh bệnh viêm lợi như chất men răng, hình thái răng, độ nông sâu của rãnh răng và lượng nước bọt.
Nếu hình thái răng không tốt, các rãnh răng sâu, gây khó khăn cho việc làm sạch mảng bám thức ăn thì cho dù có vệ sinh răng miệng tốt đến mức nào đi chăng nữa thì vẫn dễ có nguy cơ mắc bệnh viêm lợi cao.
3. Làm cách nào để phòng ngừa bệnh viêm lợi tại nhà
Để tránh những biến chứng mà bệnh viêm lợi gây nên bạn cần thực hiện một số cách phòng ngừa sau:
– Chăm sóc răng miệng hàng ngày:
Việc đầu tiên và cũng là việc quan trọng nhất mà người mắc bệnh viêm nướu cần thực hiện để thoát khỏi tình trạng này là vệ sinh răng miệng thật tốt bằng việc đánh răng đúng cách ít nhất 2 lần một ngày.
Sử dụng bàn chải đánh răng lông mịn, đặt bàn chải ở một góc 45 độ so với đường viền nướu của bạn và massage nướu răng trong một vài phút. Sau đó, di chuyển bàn chải lên xuống và qua lại để làm sạch các bề mặt bên ngoài, bên trong và bề mặt nhai của răng.
Hãy nhớ thay bàn chải đánh răng của bạn mỗi 3 tháng hoặc khi bạn nhìn thấy lông bàn chải trở nên sờn.
– Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng:
Sau khi đánh răng xong, dùng chỉ nha khoa để làm sạch hoàn toàn thức ăn còn dính trong các kẽ răng.
Đừng bỏ quên việc súc miệng với nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn có hại và các mảng bám còn sót lại. bệnh viêm lợi có lây không
– Chế độ ăn uống hợp lý:
Cần hạn chế ăn các loại đồ ăn ngọt và các thức uống có gas vì chúng không tốt cho răng lợi. Không hút thuốc, hay uống rượu bia và các chất kích thích khác.
Bổ sung các Vitamin để giúp cho răng nướu tốt hơn. Đặc biệt là vitamin C, vì chúng giúp vết thương lành nhanh hơn và giải quyết triệt để những vấn đề về chảy máu chân răng.
– Khám răng định kỳ:
Cần lên lịch khám răng định kỳ và cạo vôi răng 3-6 tháng/lần tại các trung tâm nha khoa để giúp bảo vệ và phòng ngừa các bệnh lý răng miệng.
Như vậy có thể thấy, bệnh viêm lợi không lây từ người này sang người khác cho đến khi bệnh phát triển thành viêm nha chu. Để phòng ngừa bệnh viêm lợi hiệu quả, chúng ta cần có chế độ chăm sóc răng miệng thật tốt và định kỳ thăm khám nha khoa để phát hiện sớm những bệnh lý về răng miệng.
Xem thêm nha chu viêm nướu:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?