Bệnh nha chu tưởng chừng như rất đơn giản song nếu để lâu không được chữa trị sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm, nhất là có thể gây hủy hoại răng hoàn toàn. Vậy bệnh nha chu có chữa được không? Hậu quả của bệnh nha chu mang lại là gì? Dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh này ra sao? Cùng đi tìm câu trả lời cho vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục
I. Tác hại của bệnh nha chu
Bệnh nha chu là tình trạng bệnh lý của mô nha chu bao gồm viêm nướu và viêm nha chu phá hủy. Là tình trạng nhiễm trùng bắt đầu từ nướu lan dần xuống các cấu trúc của mô nha chu bên dưới, làm nướu mất bám dính vào răng, xương ổ răng bị tiêu hủy và túi nha chu được thành lập làm răng suy yếu, giảm chức năng ăn nhai, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Ngoài việc phá hủy các mô nâng đỡ răng, làm tiêu xương ổ răng, lệch răng, làm răng lung lay và mất răng, bệnh còn gây hôi miệng làm người bệnh thiếu tự tin trong giao tiếp. Bên cạnh đó, bệnh còn có biến chứng như làm đau vùng thái dương, gây khó khăn cho bệnh nhân trong việc ăn uống và tạo chứng đau dạ dày.
II. Triệu chứng của bệnh viêm nha chu:
– Nướu chuyển từ màu hồng sang màu đỏ sẫm, sưng đỏ, dễ chảy máu.
– Đau răng, đau nướu.
– Hơi thở có mùi khó chịu.
– Đau răng khi nhai thức ăn.
– Răng bị lung lay.
– Có cao răng tính tụ gần chân răng.
Bệnh viêm nha chu diễn biến từ nhẹ tới nặng. Ở những giai đoạn đầu, bệnh tiến triển lặng lẽ, hầu như không xuất hiện triệu chứng, chỉ tới giai đoạn cuối, khi viêm nha chu gây nên những tổn thương khó có thể được phục hồi được cho răng, nướu, người bệnh mới cảm thấy những triệu chứng rõ rệt, lúc đó việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn.
III. Bệnh nha chu có chữa được không?
Bệnh viêm nha chu có thể chữa khỏi được bằng thuốc hoặc cạo vôi răng làm sạch các túi nha chu để chúng không gây ra viêm nhiễm nữa. Tuy nhiên, bệnh có tính chất tái phát lại nên có thể chữa khỏi nhưng khó có thể chữa khỏi hẳn trong 1 lần được.
Dấu hiệu quan trọng nhất của viêm nha chu là các “túi nha chu” bao quanh răng. Túi này là do xương ổ răng bao quanh chân răng bị tiêu đi trầm trọng, khiến bao quanh răng lúc này là 1 “túi” có thành ngoài là nướu, thành trong là bề mặt răng, đáy túi là xương ổ.
Sau khi áp dụng các biện pháp đặc biệt để trị viêm nha chu, bệnh nhân hết sạch vôi răng, vi khuẩn gây hại không phát triển nữa, việc tiêu xương, dây chằng… dừng hẳn lại -> giai đoạn này được xem là trị “khỏi” viêm nha chu.
Tuy nhiên xương đã tiêu không sinh sản lại được nữa nên “túi” vẫn còn và là yếu tố thuận lợi để vôi răng tiếp tục bám vào. Vôi bám đủ lâu để vi khuẩn gây hại bắt đầu sinh sôi thì viêm nha chu sẽ quay lại. Chính vì thế, sau khi điều trị cần định kỳ thực hiện cạo vôi răng 6 tháng/lần tại nha khoa để vôi răng mới hình thành chưa kịp gây hại cho bạn.
Vôi răng đóng quá nhiều và cứng giống như “bức tường đá” khiến chân răng bạn giữ yên, bây giờ cạo đi thì chân răng bị lung lay. Nhưng nếu không điều trị thì xương ngày một tiêu đi đến lúc không còn xương bao quanh nữa răng sẽ tự rụng. Các bạn có thể yên tâm rằng sau khi điều trị Nha Khoa đầy đủ răng bạn sẽ cứng lại thôi.
IV. Cách điều trị bệnh nha chu
Nếu phát hiện các dấu hiệu của bệnh nha chu, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được các nha sĩ thăm khám càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ có phương án và quy trình chữa bệnh viêm nha chu an toàn và hiệu quả:
1. Chữa bệnh nha chu bằng thuốc
Viêm nướu hay viêm nha chu điều trị sẽ đạt hiệu quả cao khi phát hiện sớm và có thể điều trị bằng thuốc:
– Có một số loại thuốc điều trị viêm nha chu tại chỗ bệnh viêm nha chu như gel giảm đau, chống viêm bôi vào vùng đau như Kamistad-Gel; Viên ngậm chống nhiễm khuẩn, giảm đau trong các trường hợp viêm nướu răng, viêm nha chu như Lemocin… Ngoài ra còn nhiều loại thuốc cho tác dụng tổng quát để trị các bệnh nhiễm trùng, kháng viêm giảm đau trong các bệnh răng miệng như kháng sinh, thuốc giảm đau.
– Ngoài các loại thuốc kháng sinh thì người bệnh cần bổ sung thêm các loại Vitamin C, E để tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng và điều trị bệnh scorbut gây viêm nha chu.
2. Chữa bệnh nha chu bằng cạo vôi răng
Nha Khoa Đông Nam là trung tâm chăm sóc và điều trị răng miệng chất lượng cao có đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, nhiệt tình và trang thiết bị điều trị hiện đại sẽ đem đến kết quả điều trị răng miệng tối ưu nhất cho mọi người.
** Quy trình điều trị bệnh nha chu tiêu chuẩn như sau:
– Bước 1: Bác sĩ tư vấn và thăm khám trực tiếp với bạn để phát hiện mức độ trầm trọng của bệnh.
– Bước 2: Xác định mức độ của bệnh và đưa ra chỉ định phù hợp thông qua chụp phim.
– Bước 3: Bác sĩ khắc phục bệnh nha chu bằng phương pháp phù hợp:
+ Làm sạch khoang miệng, các mảng bám trên răng bằng phương pháp lấy vôi răng siêu âm. Bởi nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm nha chu là các mảng bám trên răng không được sạch, từ đó gây viêm nướu. Từ đây, có thể sẽ gây ra hiện tượng tiêu xương ở răng làm cho lợi mất chỗ bám dẫn đến càng ngày răng càng dài, để lộ ra vùng xương răng không được tổ chức quanh răng bảo vệ.
VIDEO Quá Trình Cạo Vôi Răng Tại Nha Khoa Đông Nam:
+ Với những người bệnh xuất hiện những túi nha chu (ổ mủ), các nha sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị khẩn cấp. Bởi vì tuy ổ mủ chỉ là cơn cấp tính của viêm nha chu, nhưng nếu để ổ mủ tồn tại lâu, hoặc tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nhiễm mạn tính, khiến cấu trúc bảo vệ răng ngày càng lỏng lẻo, răng sẽ rụng xuống nếu không được điều trị kịp thời.
+ Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân mà sau đó bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp như: chỉnh sửa, thay thế những cấu trúc bị vi khuẩn phá hủy; cố định răng lung lay; phẫu thuật cấy ghép mô, nướu răng.
– Bước 4: Kiểm tra lại tình trạng răng miệng và hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc, vệ sinh sau khi chữa bệnh viêm nha chu.
3. Trường hợp nha chu nặng khiến răng không giữ lại được thì điều trị như thế nào?
Bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng và vệ sinh làm sạch vùng nướu bị viêm. Cần trồng lại răng giả thay thế răng mất để tránh những hậu quả nghiêm trọng về ăn nhai và thẩm mỹ. Cấy ghép răng Implant là giải pháp thay thế răng mất tối ưu nhất hiện nay được nhiều người thực hiện khôi phục lại sức nhai, vẻ ngoài y hệt răng thật.
Video cận cảnh quá trình cấy ghép răng Implant tại nha khoa
4. Dự phòng, ngăn chặn bệnh nha chu
Bệnh nha chu là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây mất răng nên vấn đề dự phòng bệnh nha chu còn cần thiết hơn cả việc điều trị:
– Khi chưa mắc bệnh, phải dự phòng không để bệnh xảy ra.
– Nếu đã mắc phải bệnh viêm nha chu, cần tích cực điều trị sớm ở một bác sĩ chuyên khoa nha chu với thái độ hợp tác triệt để, nhất là khi đã chuyển sang giai đoạn điều trị duy trì.
– Nếu bệnh nhân tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ thì bệnh nha chu là hoàn toàn có thể chữa trị một cách triệt để.
Chăm sóc vệ sinh răng miệng ngăn ngừa bệnh nha chu bằng cách:
– Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, sử dụng kem đánh răng có công thức bảo vệ nướu với các thành phần như vitamin E và hợp chất kẽm.
– Dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn nơi chân răng thay vì dùng vật nhọn như tăm xỉa răng.
– Ngoài ra, cần đi khám nha khoa định kỳ 6 tháng một lần và thăm khám ngay khi có dấu hiệu viêm nướu, nướu sưng đỏ, thường xuyên chảy máu chân răng, tụt nướu… .
Nếu còn thắc mắc nào khác hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Xem thêm nha chu viêm nướu: