Hạt cau ngâm rượu từ lâu đã được biết đến như một bài thuốc dân gian hiệu quả trong việc điều trị các bệnh về răng miệng. Vậy cụ thể hạt cau ngâm rượu có tác dụng gì và cách thực hiện như thế nào?
I. Hạt cau ngâm rượu có tác dụng gì với răng miệng?
Hạt cau ngâm rượu có tác dụng gì với răng miệng mà được nhiều người truyền tai nhau áp dụng tại nhà? Trong y học cổ truyền, quả cau được xem là vị thuốc tốt mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe như cải thiện tình trạng ợ chua, chữa lỵ, mụn nhọt lở loét, đại tiện khó,…
Đặc biệt, đối với sức khỏe răng miệng, quả cau có khả năng:
- Giảm hôi miệng nhờ chứa các thành phần ức chế vi khuẩn gây hại, làm sạch mảng bám trên răng.
- Những hoạt chất có tính sát khuẩn cao trong quả cau còn hỗ trợ cải thiện các triệu chứng sưng đau của sâu răng, viêm lợi.
- Thêm vào đó, rượu trắng cũng có tác dụng sát khuẩn, khi kết hợp với hạt cau, hiệu quả sát khuẩn càng được tăng cường.
II. Cách sử dụng rượu cau trị các bệnh lý răng miệng
Dưới đây là cách sử dụng rượu cau trị hôi miệng, sâu răng, viêm nướu tại nhà đơn giản, hiệu quả.
Nguyên liệu:
- 20 – 25 quả cau tươi, không bị mốc, thối
- 1 lít rượu trắng nguyên chất có độ rượu từ 40 độ trở lên
- 1 hũ thủy tinh ngâm rượu
Ngâm rượu cau:
- Đem cau rửa sạch, loại bỏ phần vỏ xanh bên ngoài, cắt quả cau thành từng miếng nhỏ.
- Cho toàn bộ phần hạt cau đã sơ chế vào hũ thủy tinh. Đổ rượu trắng vào hũ sao cho ngập hết phần cau.
- Đậy kín nắp hũ và đặt ở nơi thoáng mát, không để ánh nắng mặt trời chiếu vào.
- Khoảng 1 tháng, khi rượu chuyển sang màu vàng cánh gián thì bạn có thể sử dụng.
Cách sử dụng:
- Sau khi đã chải răng và dùng chỉ nha khoa sạch sẽ, bạn rót rượu cau ra ly rồi ngậm một ngụm trong khoảng 3 – 5 phút.
- Lưu ý, rượu cau có hơi cay và nồng nên lần đầu sẽ gây khó chịu. Sau khi ngậm đủ thời gian, bạn súc miệng lại bằng nước sạch cho thật kỹ và không nuốt rượu cau.
III. Những lưu ý khi chữa bệnh lý răng miệng bằng rượu cau
Rượu cau chữa bệnh răng miệng là phương pháp dân gian nên hiệu quả và mức độ an toàn của nó vẫn còn nhiều tranh cãi. Vì vậy khi sử dụng, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Rượu cau chỉ nên sử dụng như một bài thuốc hỗ trợ, không nên sử dụng thay thế cho việc khám và điều trị nha khoa chuyên nghiệp.
- Khi mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… rượu cau chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau, bạn cần kết hợp các phương pháp điều trị nha khoa để điều trị triệt để bệnh lý.
- Không nên lạm dụng quá nhiều rượu cau để chữa đau nhức răng vì có thể gây tổn thương, mài mòn men răng khiến bệnh lý thêm trầm trọng hơn.
- Không uống rượu cau vì có nguy cơ gây ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Rượu cau có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, đau bụng, thậm chí ngộ độc nếu sử dụng liều lượng cao. Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào sau khi sử dụng, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức.
- Chống chỉ định sử dụng cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ em. Người mắc bệnh lý tim mạch, huyết áp, tiểu đường, gan thận,… cần cẩn trọng khi dùng rượu cau.
- Bên cạnh việc sử dụng rượu cau, bạn cũng nên điều chỉnh thói quen vệ sinh răng miệng, ăn uống phù hợp để đảm bảo duy trì sức khỏe răng miệng tốt hơn, tránh nguy cơ bệnh lý tái phát.
Hạt cau ngâm rượu có tác dụng gì với răng miệng đã được chia sẻ chi tiết trên bài viết. Nếu còn thắc mắc nào khác, hãy gọi tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm nha chu viêm nướu:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?