Từ xưa, ông bà ta đã truyền nhau nhiều bài thuốc dân gian chữa đau răng, trong đó có lá lốt. Với thành phần sát khuẩn tự nhiên, lá lốt không chỉ giúp giảm đau mà còn lành tính cho răng miệng. Dưới đây là 3 cách chữa đau răng bằng lá lốt hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.
I. Công dụng của lá lốt
Cây lá lốt thuộc họ hồ tiêu, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp. Đây là loại cây gia vị quen thuộc được nhiều chị em nội trợ yêu thích sử dụng.
Theo y học cổ truyền, lá lốt với vị nồng, tính ấm, được xem là một vị thuốc quý có tác dụng trong việc điều trị bệnh:
- Giảm đau, kháng viêm Tinh dầu trong lá lốt có tác dụng giảm đau, kháng viêm hiệu quả, đặc biệt hữu ích trong việc giảm các cơn đau nhức do viêm khớp, đau lưng, đau răng.
- Kích thích tiêu hóa Hương vị thơm nồng của lá lốt kích thích các tế bào vị giác, giúp tăng tiết nước bọt và dịch vị, từ đó hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn.
- Chữa bệnh ngoài da Lá lốt được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da như mụn nhọt, eczema, ngứa.
- Trị cảm lạnh, sổ mũi Dùng lá lốt để nấu nước uống hoặc xông hơi giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh.
II. Cách chữa đau răng bằng lá lốt hiệu quả
Tinh dầu trong lá lốt, đặc biệt là thành phần Bezylacetat có khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ và giảm viêm hiệu quả. Điều này giúp lá lốt trở nên hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị các vấn đề về răng miệng như đau răng, viêm nướu. Bạn có thể tham khảo những cách chữa đau răng bằng lá lốt dưới đây:
1. Súc miệng bằng nước lá lốt
Súc miệng nước lá lốt là phương pháp dân gian đơn giản, hiệu quả để giảm đau nhức răng. Bạn chỉ cần giã nhuyễn lá lốt với muối, lọc lấy nước và ngậm trong vài phút. Thành phần kháng khuẩn trong lá lốt sẽ giúp làm dịu các mô viêm, mang lại cảm giác dễ chịu.
2. Chữa đau răng bằng rễ lá lốt
Bên cạnh lá, rễ lá lốt cũng là phương thuốc dân gian hiệu quả trong việc chăm sóc răng miệng. Để tận dụng công dụng của rễ lá lốt, bạn chỉ cần rửa sạch rễ, giã nhuyễn cùng muối, lọc lấy nước cốt và chấm lên vùng răng sâu.
Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần trong ngày sẽ giúp giảm đau nhức và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.
3. Dùng lá lốt ngâm rượu
Với khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ, rượu ngâm lá lốt có tác dụng giảm thiểu các triệu chứng sưng đau. Để thực hiện, bạn chỉ cần rửa sạch lá lốt, cho vào bình thủy tinh, đổ rượu ngập và đậy kín nắp. Sau một tuần, bạn có thể sử dụng để súc miệng hàng ngày.
4. Chữa đau răng bằng lá lốt khô
Nếu không tìm được lá lốt tươi, bạn có thể chọn mua lá lốt khô ở các quầy thuốc Đông y. Lấy một nắm nhỏ lá lốt khô đun cùng 600ml nước. Cho lửa nhỏ trong khoảng 15 phút rồi thêm một ít muối ăn vào và tắt bếp. Để nước nguội, sau đó lấy súc miệng mỗi ngày.
Lưu ý, khi dùng lá lốt bạn nên chọn lá lốt còn nguyên vẹn, không bị dập nát và luôn chú ý rửa sạch nguyên liệu.
III. Một số lưu ý khi dùng lá lốt chữa sâu răng
Bạn cần lưu ý một số điểm sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng lá lốt chữa đau răng:
- Lá lốt chỉ là phương pháp hỗ trợ giảm đau tạm thời, không thể thay thế việc điều trị đau răng chuyên nghiệp tại nha khoa. Do đó, bạn cần sắp xếp thời gian, sớm đến nha khoa thăm khám xác định nguyên nhân gây đau răng để có phương pháp điều trị phù hợp.
- Bên cạnh sử dụng lá lốt, bạn cũng cần chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách, khoa học. Duy trì thói quen chải răng 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm, kem đánh răng chứa nồng độ fluor phù hợp, dùng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước muối sinh lý.
- Hạn chế ăn vặt, đặc biệt là bánh kẹo, nước ngọt,… vì những thực phẩm này rất dễ hình thành mảng bám tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển khiến tình trạng sâu răng thêm trầm trọng.
- Tăng cường bổ sung các loại rau xanh, hoa quả giòn, thực phẩm giàu canxi, vitamin và khoáng chất tốt cho răng nướu.
Như vậy, cách chữa đau răng bằng lá lốt tuy hiệu quả nhưng vẫn chỉ là giải pháp tạm thời, vẫn cần kết hợp với điều trị tại nha khoa để đạt kết quả tốt nhất. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn miễn phí.
Xem thêm sâu răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?