Có nên nhổ răng khểnh không? Theo khuyến cáo của các bác sĩ không phải trường hợp nào cũng nên nhổ răng khểnh. Chỉ khi răng khểnh bị sâu nặng hay mắc các bệnh lý không thể điều trị khỏi mới được chỉ định nhổ bỏ để bảo tồn các răng kế bên một cách tốt nhất.
Răng khểnh dễ gây các bệnh lý răng miệng
Răng khểnh chính là răng nanh hàm trên mọc lệch. Do quá trình trồi lên của răng không thuận lợi, mọc chếch ra ngoài. Người Châu Á thường cho rằng răng khểnh là nét duyên ngầm.
Tuy nhiên, theo quan niệm khoa học các nước Châu Âu thì ngược lại. Họ cho rằng răng khểnh là chiếc răng không đẹp và gây ra nhiều rắc rối khi chăm sóc răng miệng:
– Nhiều người có răng khểnh mọc lệch nhiều ra phía ngoài làm cho hàm răng mất đi tính thẩm mỹ và kém duyên hơn.
– Đôi khi chiếc răng này bị nghiêng xéo hơn hẳn so với các răng bên cạnh. Lúc thức ăn giắt vào kẽ răng khó làm sạch. Lâu ngày tạo thành các mảng bám thì đây sẽ là môi trường cho vi khuẩn phát sinh và gây ra các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,….
Cần lưu ý những gì sau khi nhổ răng khểnh
Sau khi nhổ răng khểnh bạn nên lưu ý các vấn đề sau đây:
- Cắn chặt bông gòn 30p sau đó bỏ ra.
- Uống thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc để sử dụng khi chưa hỏi qua ý kiến bác sĩ.
- Nếu bị sưng nhẹ có thể chườm đá vào những ngày đầu và chườm ấm vào những ngày kế tiếp để khắc phục hiệu quả tình trạng này.
- Không súc miệng bằng nước muối. Chỉ nên súc miệng bằng nước ấm.
- Không dùng tay, lưỡi hoặc bất cứ vật gì khác chạm vào vị trí răng vừa mới nhổ.
- Nên ăn những món ăn mềm, lỏng tránh ăn thực phẩm quá nóng, cứng, dai,…
- Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải có đầu lông mềm, tránh tác động lên vùng vừa mới nhổ răng.
- Thông thường sau khi nhổ răng khểnh sẽ để ại một khoảng trống trên cung hàm. Lúc này bạn có thể lựa chọn giải pháp cấy ghép Implant để phục hình răng một cách hiệu quả mà không cần tác động đến các răng kế cận. Vừa giúp khôi phục thẩm mỹ, khả năng ăn nhai mà còn ngăn ngừa được nguy cơ bị tiêu xương hàm có thể xảy ra.
Chi phí nhổ răng khểnh hiện nay bao nhiêu?
Để biết được chi phí điều trị nhổ răng khểnh bạn có thể tham khảo bảng giá sau đây:
(Bảng giá cập nhật 05/04/2022)
NHỔ RĂNG – TIỂU PHẪU | CHI PHÍ | GHI CHÚ |
---|---|---|
Nhổ răng thường | 500.000 – 1.000.000 VNĐ | 1 răng |
Nhổ răng sữa | 100.000 VNĐ | 1 răng |
Nhổ răng khôn hàm trên | 1.500.000 VNĐ | 1 Răng |
Bên cạnh đó, Nha khoa Đông Nam còn có nhiều chính sách hỗ trợ về chi phí điều trị bệnh lý và chăm sóc răng miệng cho khách hàng. Do đó, bạn không cần phải quá lo lắng về vấn đề chi phí.
Quy trình nhổ răng khểnh tại Nha khoa Đông Nam
Răng khểnh thường chỉ có một chân răng nên quá trình nhổ răng diễn ra khá nhanh chóng và không mất nhiều thời gian.
Tại Nha khoa Đông Nam, trước khi nhổ răng, bệnh nhân sẽ được thăm khám, chụp X – Quang MIỄN PHÍ để xác định mức độ tổn thương, cấu trúc, vị trí của chiếc răng khểnh cần nhổ và vùng xương hàm xung quanh.
Nếu răng bị tổn thương quá nghiêm trọng và không thể bảo tồn được nữa, bác sĩ sẽ sử dụng máy siêu âm để tách răng ra khỏi nướu. Sau đó, loại bỏ hoàn toàn cả thân và chân răng bằng kìm chuyên dụng. Quá trình nhổ răng diễn ra khá nhẹ nhàng, nhanh chóng, chỉ khoảng 10 – 15 phút cho mỗi răng.
Thuốc tê được sử dụng trong kỹ thuật nhổ răng tại Nha khoa Đông Nam có hiệu lực trên diện rộng với các vùng xung quanh răng.
Lượng thuốc tê được tiêm vào vùng răng cần nhổ cũng được điều chỉnh phù hợp với cơ địa của từng người. Do đó, bệnh nhân hoàn toàn không cảm thấy đau đớn trong suốt quá trình thực hiện.
Các câu hỏi thường gặp khi nhổ răng khểnh
1. Khi nào nên nhổ răng khểnh?
Cũng giống như các răng khác, răng khểnh cũng cần phải hạn chế tối đa việc nhổ bỏ. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khểnh đối với những trường hợp răng có bệnh lý sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu nặng khiến ăn nhai khó khăn và ảnh hướng đến các răng kế cận.
Do đó, nếu răng khểnh của bạn mọc bình thường, không mắc các bệnh lý thì nên cân nhắc kỹ lưỡng. Bởi mỗi chiếc răng đều có một chức năng nhất định trên cung hàm và có liên quan mật thiết đến các cơ quan khác.
Bạn có thể đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và tư vấn trước khi đưa ra quyết định có nên nhổ răng khểnh hay không.
2. Nhổ răng khểnh có đau không?
Bệnh nhân sẽ được gây tê cục bộ trước khi điều trị nên sẽ không có bất kỳ cảm giác khó chịu hay đau đớn gì trong suốt thời gian bác sĩ thực hiện nhổ răng.
Sau khi thuốc tê hết tác dụng bạn có thể thấy ê nhẹ tại vị trí vừa mới nhổ răng. Tuy nhiên cảm giác này sẽ nhanh khỏi sau một thời gian ngắn nên bạn không cần phải quá lo lắng.
3. Có nên nhổ răng khểnh không?
Việc bảo tồn răng thật luôn được bác sĩ đặt lên hàng đầu. Chỉ bắt buộc phải nhổ răng khểnh trong trường hợp răng bị sâu răng, hư hỏng, viêm nha chu quá nặng mà không thể bảo tồn được bằng các biện pháp điều trị thông thường.
Nếu răng khểnh đẹp, không mắc bệnh lý, không ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai thì không nên nhổ. Nhưng bạn phải chú ý chăm sóc vệ sinh kỹ lưỡng, đừng để răng bị sâu và ố vàng.
Trong trường hợp răng khểnh với kích thước lớn, mọc lệch với các răng xung quanh,… ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ của gương mặt. Bạn có thể cân nhắc khắc phục bằng biện pháp niềng răng để đạt hiệu quả tốt.
Để biết chính xác răng khểnh có nên nhổ hay không bạn nên đến các trung tâm nha khoa để bác sĩ thăm khám, chụp x-quang. Khi có kết quả thăm khám cụ thể bác sĩ mới đưa ra chỉ định điều trị phù hợp nhất.
4. Nhổ răng khểnh có nguy hiểm không?
Nhổ răng khểnh là một tiểu phẫu không quá phức tạp và có thời gian thực hiện nhanh chóng. Hoàn toàn không gây bất kỳ nguy hiểm nào cho sức khỏe nên bạn có thể yên tâm khi nhổ răng khểnh.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối bệnh nhân nên lựa chọn các nha khoa uy tín, có bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm và trang thiết bị, máy móc hiện đại.
Tại đây, bệnh nhân sẽ được thăm khám tổng quát và chụp X-quang để xác định tình trạng hiện tại của răng, vị trí, cách thức mọc của răng. Sau đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất giúp quá trình nhổ diễn ra một cách nhanh chóng và suôn sẻ.
Qua những thông tin trên, hi vọng mọi người đã biết được Có nên nhổ răng khểnh không.
Nếu còn thắc mắc nào khác cần giải đáp hãy đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí. Mọi chi tiết xin vui liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 để được giải đáp ngay lập tức!
Xem thêm nhổ răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?