Có nên trám răng cho trẻ hay không? Trường hợp nào thì nên trám?

15/12/2022
Có nên trám răng cho trẻ không? Trường hợp nào nên trám?

Thông thường, răng trẻ nhỏ rất dễ gặp phải tình trạng sâu răng, mòn men răng, viêm tủy,… Nhiều bố mẹ băn khoăn không rõ có nên trám răng cho trẻ hay không và những trường hợp nào thì nên trám. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

Có nên trám răng cho trẻ không? Trường hợp nào nên trám?
Có nên trám răng cho trẻ không? Trường hợp nào nên trám?

I. Tại sao nên điều trị sâu răng kịp thời cho trẻ

Theo thống kê, có khoảng 85% trẻ em Việt Nam bị sâu răng do chăm sóc răng miệng không đúng cách. So với răng vĩnh viễn thì răng sữa khi bị sâu tốc độ phát triển sẽ nhanh hơn.

Răng sữa có nhiệm vụ giúp trẻ thực hiện ăn nhai hằng ngày và hỗ trợ phát âm rõ ràng. Nếu tình trạng sâu răng không được điều trị sớm sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề:

  • Sâu răng gây ra những cơn đau nhức khó chịu làm ảnh hưởng đến quá trình ăn uống hằng ngày, tăng nguy cơ biếng ăn, suy dinh dưỡng.
Sâu răng gây đau nhức ở trẻ
Sâu răng gây đau nhức ở trẻ
  • Nếu không điều trị sâu răng kịp thời còn có khả năng làm tổn thương đến tủy răng. Nhiều trường hợp tủy răng bị viêm nhiễm gây hoại tử, áp xe răng, thậm chí là nhiễm trùng máu, ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Bên dưới mỗi chiếc răng sữa đều có một mầm răng vĩnh viễn. Do đó mà khi răng sữa bị sâu lan đến chân răng, vi khuẩn có thể làm hại đến mầm răng vĩnh viễn bên dưới nướu.
  • Mặt khác, răng sữa ở trẻ còn có nhiệm vụ giữ cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí. Nếu chiếc răng sữa mất quá sớm, các răng bên cạnh nghiêng lệch về khoảng trống làm răng vĩnh viễn mọc lên không đúng vị trí từ đó gây sai lệch khớp cắn.
Mất răng sữa sớm sẽ khiến răng vĩnh viễn mọc lệch
Mất răng sữa sớm sẽ khiến răng vĩnh viễn mọc lệch

II. Có nên trám răng cho trẻ không?

Có nên trám răng cho trẻ không là băn khoăn của rất nhiều bố mẹ vì họ quan niệm răng sữa là răng tạm sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn.

Như đã phân tích ở trên, răng sữa giữ vai trò rất quan trọng trong việc ăn nhai, thẩm mỹ và tâm lý của trẻ. Đặc biệt, răng sữa còn có chức năng định hướng cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí.

Do đó, khi răng sữa chưa đến tuổi thay mà gặp các tổn thương gãy vỡ hoặc mắc bệnh lý sâu răng, cần được trám răng sớm để giữ răng chắc khỏe đến thời điểm thay răng.

Trám răng là kỹ thuật nha khoa đơn giản, nhanh chóng và không gây đau đớn nào. Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám răng chuyên dụng để bổ sung vào vị trí thiếu khuyết, tạo hình lại để khôi phục hình thể của chiếc răng như ban đầu, khắc phục tình trạng đau nhức và đảm bảo ăn nhai ngon miệng.

Nếu răng sữa của trẻ bị sâu hay sứt mẻ việc điều trị trám bít là rất cần thiết
Nếu răng sữa của trẻ bị sâu hay sứt mẻ việc điều trị trám bít là rất cần thiết

III. Trường hợp nào nên trám răng cho trẻ?

Thông thường, khi trẻ gặp các vấn đề răng miệng sau sẽ được bác sĩ chỉ định trám răng:

  • Răng bị vỡ mẻ do chấn thương
  • Răng sâu nhưng vẫn còn khả năng phục hồi
  • Răng bị viêm tủy
Chỉ định trám răng trong trường hợp răng sữa bị sâu
Chỉ định trám răng trong trường hợp răng sữa bị sâu

Trong trường hợp chiếc răng bị tổn thương, viêm nhiễm không thể phục hồi, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ để ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan sang các răng khỏe mạnh bên cạnh.

Nếu chiếc răng sữa cần nhổ bỏ nhưng chưa đến thời điểm thay răng, bác sĩ sẽ tư vấn làm hàm giữ khoảng cho răng. Cách này có tác dụng ngăn các răng kế cận nghiêng về khoảng trống, giữ chỗ cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí.

IV. Nên trám răng cho trẻ bằng phương pháp nào?

Thủ thuật trám răng được thực hiện bằng cách sử dụng vật liệu trám để phục hồi lại hình thể ban đầu của răng. Tùy vào tình trạng tổn thương răng cụ thể mà bác sĩ sẽ có những chỉ định phương pháp trám phù hợp.

1. Trám răng phòng ngừa

Với những trẻ gặp vấn đề về men răng, răng mới chớm sâu hoặc những chiếc răng hàm có rãnh sâu, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám Sealant để bảo vệ thân răng được tốt hơn, ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn.

Trám răng phòng ngừa cho trẻ khi răng mới chớm sâu
Trám răng phòng ngừa cho trẻ khi răng mới chớm sâu

2. Trám răng điều trị

Trong trường hợp những chiếc răng sâu diễn biến nặng, tổn thương đến tủy bác sĩ sẽ làm sạch các mô sâu răng, loại bỏ phần tủy viêm nhiễm rồi tạo hình lại ống tủy và lấp đầy buồng tủy.

Sau đó, bác sĩ sử dụng vật liệu Composite để trám bít những lỗ răng sâu, hư vỡ, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào bên trong. Việc trám răng điều trị giúp trẻ ăn nhai tốt hơn và duy trì đến thời điểm thay răng.

Trám răng điều trị với trường hợp răng sâu nặng
Trám răng điều trị với trường hợp răng sâu nặng

V. Cách phòng ngừa sâu răng cho trẻ

Sâu răng ở trẻ hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng hằng ngày:

Cần tập cho con thói quen chải răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa lượng fluor phù hợp với độ tuổi.

Tập cho con thói quen chải răng hằng ngày
Tập cho con thói quen chải răng hằng ngày

Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều đường như bánh ngọt, kẹo, kem, nước ngọt có ga,…

Thay vào đó nên tăng cường bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày của con những thực phẩm giàu vitamin, canxi và khoáng chất có trong các loại rau củ, cá biển, thịt, trứng, sữa,…

Khám răng định kỳ cho trẻ 3 – 6 tháng/lần. Điều này không chỉ giúp kiểm soát được sức khỏe răng miệng của con mà còn khắc phục được nỗi sợ gặp nha sĩ.

Cho con thăm khám định kỳ tại phòng khám nha khoa uy tín
Cho con thăm khám định kỳ tại phòng khám nha khoa uy tín

Như vậy, với tầm quan trọng của răng sữa nếu đang gặp tình trạng tổn thương thì bố mẹ không cần phải băn khoăn tới việc có nên trám răng cho trẻ hay không. Thay vào đó, hãy sắp xếp thời gian để đưa con đến gặp nha sĩ sớm nhất.

Nếu còn thắc mắc nào khác liên quan đến có nên trám răng cho trẻ hay không vui lòng liên hệ vào số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm răng miệng trẻ em:

Xem thêm trám răng:

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
- Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
- Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

(*Lưu ý: các hình ảnh mang tính chất tham khảo. Tùy từng tình trạng bệnh nhân khác nhau sẽ có kết quả thực hiện khác nhau)
Incon facebook
Incon facebook