Việc xác định giải pháp điều trị hư răng cấm phụ thuộc vào tình trạng răng miệng cụ thể của mỗi người, có thể tạm chia thành hai trường hợp, có thể điều trị và không thể điều trị. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.
Giải pháp điều trị cho trường hợp bị hư răng cấm
Răng cấm là các răng có kích thước lớn nhất trong cung hàm, mặt nhai rộng, có nhiều múi răng. Mỗi người trưởng thành thường có 8 răng cấm, chia đều cho hai hàm, mỗi hàm 4 răng.
Trong y khoa, chúng được gọi là răng hàm chính, nằm ở vị trí số 6, số 7 trên cung răng, tính từ ngoài vào trong. Đây là các răng ăn nhai chủ lực trong cung hàm, giúp chúng ta xay, nghiền thức ăn thành từng mảnh nhỏ trước khi đưa vào dạ dày.
Chính vì thế, khi các răng cấm bị hư, bị sâu,… bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám, xác định mức độ tổn thương của chiếc răng và có biện pháp điều trị phù hợp.
– Trường hợp hư răng cấm có thể điều trị được, bác sĩ sẽ loại bỏ các mô răng bị ảnh hưởng. Sau đó bọc sứ để bảo tồn răng.
– Trong trường bị hư răng cấm quá nặng, không thể điều trị được nữa, bác sĩ buộc phải nhổ bỏ răng.
1. Bọc răng sứ cho răng cấm bị hư
Bọc răng sứ thẩm mỹ là một kỹ thuật nha khoa, thường được chỉ định để thiết kế, khôi phục lại hình dáng của các răng bị sâu, mẻ, nứt, gãy…
Để thực hiện, bác sĩ sẽ mài chỉnh chiếc răng cần điều trị theo tỷ lệ đã được tính toán từ trước, sau đó bọc lại bằng răng sứ.
Với các răng bị viêm nhiễm hoặc hoại tử tủy, trước đó, bác sĩ sẽ loại bỏ tủy và ổ vi khuẩn để phòng ngừa các biến chứng không mong muốn.
Nếu răng sau chữa tủy quá yếu, không đủ khỏe để nâng đỡ, cố định cho răng sứ, bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật đóng chốt răng để giúp chúng được cứng chắc hơn.
Trường hợp thân của chiếc răng cần điều trị bị tổn thương quá nghiêm trọng, không còn đủ chiều cao để gắn răng sứ, bác sĩ sẽ gắn thêm cùi giả để tăng kích thước răng thật.
2. Nhổ răng cấm bị hư
Nhổ răng được xem là phương án cuối cùng, thường được chỉ định khi chiếc răng bị tổn thương quá nghiêm trọng, không thể điều trị được nữa.
Quá trình nhổ răng cấm diễn ra khá đơn giản nhanh chóng. Sau khi vệ sinh răng miệng và gây tê cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị phát sóng siêu âm để tách răng ra khỏi mô mềm, sau đó nhấc chúng ra ngoài bằng dụng cụ chuyên dụng.
Chức năng của răng cấm là nhai và nghiền thức ăn. Sau khi nhổ răng, chức năng ăn nhai của hàm ít nhiều đều bị ảnh hưởng, khiến bệnh nhân ăn uống khó khăn hơn. Lâu dài có thể gây chán ăn và làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý tiêu hóa.
Song song với đó, sau khi nhổ răng, vùng xương hàm ở bên dưới không còn nhận được kích thích từ hoạt động ăn nhai của răng sẽ thoái hóa và tiêu dần đi, khiến nướu răng dần hõm xuống, không còn đầy đặn như trước.
Ngoài ra, các răng bên cạnh cũng có xu hướng đổ nghiêng vào khoảng mất răng, lâu dài sẽ làm hỏng khớp cắn tự nhiên của hàm.
Chính vì thế, việc trồng lại răng sau khi nhổ là hết sức cần thiết và nên thực hiện càng sớm càng tốt.
3. Các giải pháp trồng lại răng cấm
Các phương pháp trồng răng cấm thường được sử dụng hiện nay là: răng giả tháo lắp, cầu răng sứ và trồng răng Implant.
a) Trồng răng cấm bằng Implant
Trồng răng Implant là giải pháp phục hình răng toàn diện và tối ưu nhất hiện nay. Răng giả được trồng bằng phương pháp này có cấu tạo tương tự như răng thật mọc tự nhiên từ nướu, với đầy đủ thân và chân răng. Mỗi chiếc răng Implant thường có cấu tạo gồm 3 phần:
– Trụ Implant: Là các trụ nhỏ được làm từ Titanium, với thiết kế đặc biệt. Chúng sẽ được cấy vào xương hàm của bệnh nhân để thay thế cho chân răng thật đã mất.
– Khớp nối Abutment: Bộ phận này được xem là chiếc cầu nối giữa trụ Implant và răng sứ. Nó được gắn lên trụ Implant sau khi chúng đã tích hợp cứng chắc vào xương hàm trước khi bác sĩ cố định răng sứ lên trên.
– Răng sứ: Răng sứ là một chiếc răng giả rỗng ruột. Chúng được phục hình lên trên các trụ Implant để tạo thành một chiếc răng mới hoàn chỉnh.
Sau khi hoàn thiện, răng Implant tồn tại độc lập với các răng khác trong cung hàm và hoạt động như một chiếc răng thực thụ. Bệnh nhân có thể ăn nhai bình thường như trước khi mất răng.
Dưới đây là một số lợi ích của việc trồng răng Implant:
✅ Hạn chế tối đa hiện tượng tiêu xương hàm
✅ Khôi phục chức năng ăn nhai của răng, lực nhai gần như tương đương răng tự nhiên
✅ Giá trị thẩm mỹ cao và gần như không thay đổi theo thời gian
✅ Thời gian sử dụng lâu dài, lên đến vài mươi năm hoặc vĩnh viễn nếu chăm sóc tốt
✅ Có thể áp dụng cho mọi tình huống phục hình răng
Chính vì những ưu điểm trên nên trong đa số trường hợp trồng răng giả để phục hình răng cấm, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên trồng răng Implant để có được hiệu quả phục hình toàn diện và tối ưu nhất.
b) Phục hình răng cấm bằng cầu răng sứ
Cầu răng sứ là một dạng khác của bọc răng sứ. Để thực hiện, bác sĩ sẽ mài nhỏ ít nhất hai răng thật kế cận răng mất để tạo trụ. Sau đó gắn cố định cầu răng sứ lên trên, vắt ngang qua vị trí răng bị mất để lắp đầy khoảng trống bị khuyết trên cung hàm.
Kỹ thuật này thường không áp dụng cho răng số 7 vì răng số 8 không đủ điều kiện để làm trụ răng.
Đặc điểm:
✅ Thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ khoảng 2 – 4 ngày
✅ Lực nhai tương đối cao, khoảng 60 – 70 răng tự nhiên
✅ Không ngăn chặn được hiện tượng tiêu xương hàm
✅ Thời gian sử dụng tương đối ngắn, trung bình khoảng 5 – 7 năm
Kỹ thuật bắc cầu răng sứ đòi hỏi phải mài răng thật để tạo trụ. Các răng đã được mài chỉnh sẽ không thể trở về hình dạng như ban đầu.
Song song với đó, sau một thời gian nâng đỡ và chịu lực cho toàn bộ cầu răng, kèm theo đó là ảnh hưởng của hiện tượng tiêu xương hàm, các răng trụ sẽ yếu dần đi và không còn đủ khỏe để làm trụ. Khi đó, bệnh nhân nên thay cầu răng sứ mới để đảm bảo chức năng ăn nhai cho cung hàm.
c) Làm răng giả tháo lắp cho răng cấm
Răng giả tháo lắp là một cấu trúc phục hình thân răng, gồm răng và nền hàm nhân tạo. Chúng được gắn trực tiếp lên nướu để phục hình các răng bị thiếu khuyết trên cung hàm.
Đặc điểm:
✅ Thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ khoảng 5 – 7 ngày
✅ Chi phí tương đối thấp, chỉ khoảng 300 – 500 mỗi răng
✅ Lực nhai tương đối thấp, chỉ khoảng 30 – 40% răng thật
✅ Ít xâm lấn đến răng thật, không cần mài răng
✅ Có thể áp dụng cho mọi tình huống phục hình răng
Vì lực nhai không cao nên răng giả tháo lắp rất ít được áp dụng để phục hình cho răng cấm, ngoại trừ trường hợp bệnh nhân có nguyện vọng thực hiện phương pháp này hoặc không đủ điều kiện để trồng răng Implant hoặc làm cầu răng sứ.
»» Dưới đây là đặc điểm cơ bản của các phương pháp trên:
Trên thực tế, việc xác định phương pháp điều trị khi bị hư răng cấm phụ thuộc nhiều vào tình trạng răng miệng của mỗi người, do đó bạn nên đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ thăm khám và tư vấn miễn phí.
Xem thêm mất răng: