Vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi cần phải thực sự kiên nhẫn, kỹ lưỡng bởi bé còn quá nhỏ khó có thể hợp tác tốt với cha mẹ trong quá trình thực hiện. Không chỉ vậy răng và nướu của bé lúc này cũng khá non nớt, dễ bị tổn thương nếu thao tác làm sạch răng miệng không đảm bảo đúng cách. Do đó, phụ huynh nên tham khảo hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi để có thể dễ dàng thực hiện một cách tốt nhất.
I. Lợi ích của việc vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi
Trẻ sẽ bắt đầu mọc những răng sữa đầu tiên khi được khoảng 6 tháng tuổi. Và thời gian mọc răng sữa thường kéo dài cho đến năm 3 tuổi sẽ hoàn thiện với tổng cộng 20 răng sữa chia đều ở cả 2 hàm trên và dưới.
Lợi ích lớn nhất của việc vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi đó chính là:
- Hình thành được thói quen tốt cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Trẻ khi lớn lên sẽ có ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng được tốt hơn.
- Thường xuyên vệ sinh răng, nướu, lưỡi cho trẻ được sạch sẽ mỗi ngày sẽ giúp loại bỏ các cặn sữa, mảng bám, vi khuẩn có hại. Từ đó hạn chế tối đa các nguy cơ phát sinh bệnh lý ở răng.
- Răng sữa được làm sạch hiệu quả, không mắc bệnh lý sẽ phòng ngừa được nguy cơ vi khuẩn có thể lây lan gây ảnh hưởng xấu đến mầm răng vĩnh viễn nằm bên dưới. Một hệ răng sữa khỏe mạnh thì khi răng vĩnh viễn mọc lên cũng sẽ được thuận lợi hơn rất nhiều, tránh các nguy cơ sai lệch có thể xảy ra.
II. Cách vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi
Trẻ 1 tuổi thường đã mọc răng sữa. Thế nhưng vẫn có nhiều trường hợp trẻ vẫn chưa mọc răng sữa khi đã được 1 tuổi. Chính vì vậy, việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho mỗi đối tượng cũng sẽ có phần khác nhau.
Dưới đây là hướng dẫn quy trình chăm sóc và vệ sinh răng miệng cơ bản cho bé 1 tuổi mà để phụ huynh dễ dàng tham khảo áp dụng:
1. Giai đoạn bé chưa mọc răng
Chuẩn bị:
1 – 2 miếng gạc mềm sạch.
Khăn lau khô mềm.
Nước ấm và nước muối sinh lý.
Thực hiện:
Bước 1: Các mẹ nên sát khuẩn, rửa tay sạch sẽ trước với xà phòng.
Bước 2: Dùng gạc mềm nhúng vào nước muối sinh lý.
Bước 3: Lau sạch nhẹ nhàng ở vùng nướu của bé vào các buổi sáng, tối và sau khi bé bú xong.
Bước 4: Sau khi lau nướu bằng nước muối sinh lý xong nên lại thêm bằng nước ấm để giúp trẻ không phải nuốt quá nhiều nước muối.
Bước 5: Dùng khăn khô lau sạch xung quanh miệng, cằm, cổ của bé để tránh nước bám dính làm ẩm ướt để nổi mẩn đỏ.
2. Giai đoạn bé mới nhú răng sữa
Chuẩn bị:
Nước muối sinh lý, nước ấm.
Bàn chải đánh răng mềm (loại gắn vào đầu ngón tay).
Khăn lau khô mềm, gạc sạch.
1 bát nhỏ.
Thực hiện:
Bước 1: Gắn bàn chải lông mềm vào ngón tay.
Bước 2: Đổ một ít nước muối sinh lý vào bát nhỏ.
Bước 3: Nhúng bàn chải vào nước muối sinh lý rồi chải nhẹ nhàng khắp các bề mặt của răng và toàn bộ vùng nướu.
Chú ý thao tác đặt lông bàn chải hướng về phía nướu, chênh một góc 45 độ so với răng. Thực hiện xoay bàn chải và chải cùng lúc 2 – 3 răng.
Bước 4: Vệ sinh lại răng nướu cho bé một lần nữa bằng gạc mềm nhúng với nước ấm. Cuối cùng dùng khăn mềm lau xung quanh miệng, mặt, cổ của bé.
3. Giai đoạn răng sữa đã mọc
Khi bước vào giai đoạn 1 tuổi, răng sữa của trẻ cũng đã mọc được nhiều hơn. Lúc này trẻ cũng đã có thể thực hiện các hành động học theo giống với người lớn.
Do đó, cha mẹ có thể bắt đầu dạy trẻ các thao tác chải răng cơ bản để trẻ làm quen dần và hình thành ý thức vệ sinh răng miệng về lâu dài tốt hơn.
Các thao tác chải răng cơ bản cũng tương tự như đối với vệ sinh cho trẻ mới nhú răng sữa nhưng có kết hợp dùng thêm kem đánh răng.
Tuy nhiên, giai đoạn đầu khi chải răng cho bé 1 tuổi, bé sẽ thấy khó chịu và dễ nuốt kem đánh răng.
Do đó, các mẹ cần cân nhắc chọn các loại kem đánh răng có thành phần thiên nhiên, an toàn, lành tính, có thể nuốt được để không gây nguy hiểm khi chẳng may bé nuốt phải.
Bàn chải cần chọn loại nhỏ gọn, đầu lông thật mềm mượt.
Khi chải răng chỉ dùng 1 lượng kem rất nhỏ chỉ khoảng hạt gạo. Trước khi chải răng hãy hướng dẫn kỹ lưỡng để trẻ ghi nhớ nhổ bọt kem ra ngoài.
III. Cách vệ sinh lưỡi cho bé 1 tuổi
Vùng lưỡi cũng là nơi dễ bám dính cặn sữa, mảng bám khiến vi khuẩn dễ sản sinh gây hại cho răng miệng.
Vậy nên, sau khi vệ sinh răng nướu xong, các mẹ cũng nên dùng gạc rơ lưỡi để làm sạch hiệu quả. Cách vệ sinh lưỡi cho bé khá đơn giản, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau đây:
Chuẩn bị: Gạc rơ lưỡi, nước ấm hoặc nước muối sinh lý
Thực hiện:
Đeo gạc vào ngón tay rồi nhúng với nước muối sinh lý.
Sau đó dùng tay nhẹ nhàng chà lên bề mặt lưỡi của trẻ. Xoay phần ngón tay đeo gạc để làm sạch luôn cả 2 bên má trong của bé.
Cuối cùng dùng nước ấm để lau sạch lại thêm một lần nữa là được.
IV. Lưu ý khi vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi
Vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi cần phải thực sự khéo léo, nhẹ nhàng để không làm trẻ khó chịu hay gây tổn thương đến răng nướu của trẻ.
Hình thành thói quen vệ sinh răng miệng 2 – 3 lần/ngày.
Trong khi chải răng hãy tạo ra một bầu không khí thật vui vẻ, có thể bật nhạc hay động viên khuyến khích khen thưởng để trẻ có cảm giác thích thú và làm sạch răng miệng tích cực hơn.
Lựa chọn bàn chải đánh răng phù hợp theo từng độ tuổi của trẻ. Cần chọn bàn chải có đầu tròn, kích cỡ nhỏ, lông bàn chải cũng phải mềm mượt.
Đồng thời chú ý thay bàn chải mới cho trẻ sau 2 – 3 tháng sử dụng. Bàn chải nếu dùng quá lâu sẽ tích tụ nhiều vi khuẩn không tốt cho sức khỏe răng miệng, đầu lông xơ mòn khả năng làm sạch sẽ giảm, dễ làm tổn thương răng nướu.
V. Lưu ý giúp bảo vệ răng bé phát triển khỏe mạnh
Bên cạnh việc chú ý vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng đúng cách, phụ huynh cũng cần quan tâm đến thói quen hằng ngày để bảo vệ răng bé luôn phát triển khỏe mạnh:
Không nên nhai, mớm thức ăn cho trẻ để tránh lây lan vi khuẩn từ miệng của mình sang miệng của trẻ. Tránh cho trẻ dùng chung dụng cụ ăn uống, bàn chải đánh răng với người thân khác trong gia đình.
Vệ sinh sạch sẽ bình sữa, núm vú, ti giả, tránh hôn vào vùng miệng của bé để ngăn ngừa khả năng lây lan vi khuẩn.
Khi bé đến giai đoạn ăn dặm các mẹ không nên cho bé dùng các món quá ngọt có hàm lượng đường cao.
Thói quen ngậm ti giả, mút ngón tay, ngậm bình sữa quá lâu đều có nguy cơ làm cho răng mọc lệch lạc nên phải chú ý loại bỏ.
Hướng dẫn trẻ ăn nhai ở cả 2 bên để phòng ngừa tình trạng lệch hàm khiến gương mặt trông mất cân đối.
Hãy đưa trẻ đến nha khoa Đông Nam khám răng định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng cụ thể của trẻ. Kịp thời đưa ra biện pháp khắc phục hiệu quả nhanh chóng nếu trẻ có vấn đề bệnh lý xảy ra ở răng miệng.
Trên đây là thông tin hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi. Mọi thắc mắc hãy gọi ngay đến tổng đài 19007141 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn tận tình, miễn phí.
Xem thêm chăm sóc răng miệng:
Xem thêm răng miệng trẻ em:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?