Loạn năng khớp thái dương hàm không chỉ gây khó chịu, đau đớn mà còn dẫn đến nhiều vấn đề khác, ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Vậy loạn năng khớp thái dương hàm là gì và điều trị như thế nào?
Mục Lục
I. Loạn năng khớp thái dương hàm là gì?
Khớp thái dương hàm là một trong những khớp phức tạp nhất trên hệ thống sọ mặt, chúng giữ vai trò quan trọng trong việc giúp hàm đóng mở để thực hiện hoạt động ăn nhai, nói chuyện.
Loạn năng khớp thái dương hàm là tình trạng mà cơ nhai, xương hoặc các cấu trúc khác thuộc khớp này bị tổn thương. Tình trạng này khiến bạn có cảm giác như hàm của mình nhô lên hơn so với bình thường, có tiếng lục cục khi nhai hoặc há miệng.
Những biểu hiện ban đầu của chứng loạn năng khớp thái dương hàm thường không rõ ràng, nhiều trường hợp chỉ xuất hiện thoáng qua nên bệnh nhân không để ý.
Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp bệnh phát triển âm thầm gây đau các cơ vận động hàm, tổn thương khớp thái dương hàm, làm nhuyễn sụn khớp, thoái hóa, thậm chí là có thể dẫn đến dính khớp thái dương hàm.
Tình trạng loạn năng khớp thái dương hàm có thể xuất hiện ở tất cả mọi đối tượng, trong đó nữ giới dậy thì và mãn kinh có tỷ lệ mắc cao hơn do sự thay đổi nội tiết tố.
II. Triệu chứng của loạn năng khớp thái dương hàm
Thông thường, những bệnh nhân gặp hội chứng loạn năng khớp thái dương hàm sẽ có những triệu chứng sau:
- Nghe có tiếng lục cục khi đóng mở miệng hoặc ăn nhai.
- Hàm có cảm giác như bị kẹt, cứng khớp hoặc khớp không vào đúng vị trí.
- Đau vùng trước tai hoặc trong tai, có thể lan đến vùng thái dương, đầu hoặc cổ vai gáy.
- Có hiện tượng cứng khớp hàm khiến người bệnh gặp khó khăn khi há miệng lớn.
- Cảm giác đau mỏi vùng cơ hàm khi thực hiện các hoạt động ăn nhai, nói chuyện.
Có thể thấy, bệnh lý này khá nhiều dấu hiệu, triệu chứng. Và những triệu chứng này lại tương đối phổ biến, rất khó để xác định chắc chắn rằng bạn có đang gặp chứng loạn năng khớp thái dương hàm hay không, vì những dấu hiệu liệt kê trên đây cũng có thể sẽ bắt gặp ở các vấn đề răng miệng khác.
Tuy nhiên, bác sĩ nha khoa sẽ giúp bạn chẩn đoán chính xác thông qua việc kiểm tra lịch sử bệnh án và sử dụng phương pháp chụp X-quang. Chính vì vậy mà ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường bạn nên sắp xếp thời gian đến nha khoa để được bác sĩ kiểm tra thăm khám.
III. Nguyên nhân bệnh loạn năng khớp thái dương hàm
Có rất nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan dẫn đến bệnh loạn năng khớp thái dương hàm, trong đó phổ biến nhất có thể kể đến:
- Yếu tố di truyền, bẩm sinh xương hàm đã bị sai lệch, từ đó dẫn đến chứng loạn năng khớp thái dương hàm.
- Tác động lực mạnh từ bên ngoài gây chấn thương xương hàm, thường là do lao động hoặc tham gia các hoạt động thể thao không đảm bảo an toàn.
- Thói quen siết chặt răng hoặc tật nghiến răng khi ngủ diễn ra trong thời gian dài làm gia tăng áp lực lên vùng cơ hàm và dẫn đến tổn thương khớp thái dương hàm.
- Liên tục gặp áp lực, căng thẳng trong công việc cuộc sống dẫn đến phản xạ co cơ hàm không tự chủ.
- Thói quen ăn uống thiếu khoa học, thường xuyên nhai 1 bên hoặc ăn nhiều thực phẩm dai cứng.
- Răng thưa, răng mọc khấp khểnh, lệch lạc hoặc tình trạng mòn răng, mất răng sớm cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng loạn năng khớp thái dương hàm.
- Bên cạnh đó, trường hợp phục hình răng giả không chính xác làm sai lệch khớp cắn cũng tăng nguy cơ loạn năng khớp thái dương hàm.
- Một số ít trường hợp bệnh còn có thể liên quan đến nghề nghiệp như nhạc sĩ violon, người trực tổng đài (thường xuyên kẹp điện thoại vào cổ),…
IV. Loạn năng khớp thái dương hàm có chữa được không?
Nhiều bệnh nhân lo lắng không rõ bệnh loạn năng khớp thái dương hàm có chữa được không. Theo các chuyên gia nha khoa, bệnh có thể chữa khỏi và tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ tiến triển của bệnh mà sẽ có phương pháp điều trị khác nhau.
Nhiều trường hợp bệnh sẽ được tiến hành điều trị kết hợp giữa nội khoa với các bài tập trị liệu; tư vấn chế độ dinh dưỡng; điều trị bằng thuốc hoặc áp dụng các giải pháp nha khoa;…
Việc can thiệp điều trị loạn năng khớp thái dương hàm sớm sẽ giúp cân chỉnh lại khớp cắn, không còn đau nhức, khó chịu và giúp ăn nhai được thoải mái, ngon miệng hơn.
V. Điều trị loạn năng khớp thái dương hàm như thế nào?
Mặc dù chứng loạn năng khớp thái dương hàm có thể chữa khỏi nhưng nếu được can thiệp sớm thì việc điều trị sẽ dễ dàng và đảm bảo mang lại kết quả tốt nhất. Ngược lại nếu chủ quan chậm trễ khiến bệnh tiến triển nặng hơn thì lúc này quá trình điều trị sẽ trở nên phức tạp, mất nhiều thời gian và chi phí thực hiện.
Chính vì vậy, ngay khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán xác định nguyên nhân và lên kế hoạch điều trị phù hợp.
Điều trị không phẫu thuật
Thông thường với những bệnh nhân bị loạn năng khớp thái dương hàm mức độ nhẹ, xuất phát từ yếu tố tâm lý hoặc những sai lệch, bất thường về răng bác sĩ sẽ chỉ định điều trị không phẫu thuật bằng các phương pháp như:
- Dùng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau, giãn cơ. Những loại thuốc này cần uống theo đúng liều lượng và thời gian mà bác sĩ chỉ định.
- Kết hợp liệu pháp vật lý triệu liệu như xoa bóp, chườm nóng. Bác sĩ có thể sẽ hướng dẫn các bài tập kéo căng cơ hàm, nâng cao đầu, cổ và tư thế vai đúng cách.
- Một số trường hợp bệnh nhân sẽ được chỉ định đeo máng nhai – khí cụ nha khoa làm bằng nhựa có thể tự ý tháo lắp. Loại máng này có tác dụng định vị lại khớp cắn.
- Trường hợp bệnh xuất phát từ việc răng gặp vấn đề, có thể sẽ áp dụng phương pháp niềng răng, mài răng điều chỉnh khớp cắn. Hoặc xem xét, chỉnh sửa lại các phục hình răng giả (nếu có).
Điều trị phẫu thuật
Nếu bệnh tiến triển nặng và đã điều trị tích cực bằng các phương pháp không phẫu thuật nhưng không mang lại kết quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật hàm nhằm sửa chữa, điều chỉnh lại khớp cắn.
Ngoài những phương pháp trên, người bệnh cũng có thể chủ động hỗ trợ điều trị bằng các cách sau:
- Ưu tiên những thực phẩm được chế biến mềm.
- Hạn chế những món ăn quá dai cứng khiến bạn phải nhai nhiều hơn, tăng gánh nặng cho khớp hàm.
- Tránh mở miệng quá rộng khi ngáp.
- Nếu có tật nghiến răng khi ngủ nên đến nha khoa tư vấn làm máng chống nghiến.
- Tập bỏ thói quen siết chặt quai hàm khi căng thẳng.
- Thư giãn cơ nhai bằng cách chườm ấm vùng hàm và thực hiện các bài tập xoa bóp.
Loạn năng khớp thái dương hàm nếu được can thiệp điều trị sớm sẽ giúp loại bỏ những cơn đau nhức hàm, ăn nhai ngon miệng hơn. Vì vậy mà bạn không nên chủ quan bỏ qua những dấu hiệu, triệu chứng bất thường ở vùng hàm mặt. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm bệnh răng miệng: