Mài răng nanh nhọn được đánh giá là một trong những phương pháp thẩm mỹ răng nanh nhanh chóng và hiệu quả. Nhưng phương pháp này có thật sự an toàn, hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.
1. Mài răng nanh là gì?
Mỗi người thường có 4 chiếc răng nanh. Chúng nằm ở vị trí số 3 trong cung hàm, tính từ răng cửa. Cũng giống như các răng khác, răng nanh có cấu tạo gồm 3 lớp. Trong đó, men răng là lớp ngoài cùng, bao bọc và bảo vệ cho ngà và tủy răng ở bên trong.
Mài răng nanh là quá trình bác sĩ loại bỏ một phần men răng bên ngoài chiếc răng cần điều trị để khắc phục các nhược điểm hình thái, giúp chúng được đều và đẹp hơn. Các răng nanh dài, thô sẽ ngắn lại. Tương tự, các răng to trở nên thon gọn và nhọn hơn.
Kỹ thuật này thường được thực hiện khi răng nanh của bạn mất cân đối với tổng thể. Giúp thay đổi diện mạo của hàm răng chỉ trong vòng một lần hẹn, chi phí thấp.
2. Mài răng nanh nhọn có ảnh hưởng gì không?
Mài răng nanh nhọn thường được áp dụng cho các răng to, tù, nhằm làm giảm kích thước và giúp chúng trở nên nhọn hơn.
Kỹ thuật này ít nhiều đều có xâm lấn đến cấu trúc răng. Nếu thực hiện không đúng kỹ thuật, ngà và tủy răng có thể bị lộ ra ngoài, khiến bạn cảm thấy đau đớn, ê buốt khi chúng tiếp xúc với nhiệt độ nóng, lạnh.
Bên cạnh đó, dưới sự tấn công của vi khuẩn và các hóa chất trong khoang miệng, sau khi mài chỉnh, men răng có thể bị yếu dần di theo thời gian, không còn chắc khỏe như ban đầu.
Cũng cần lưu ý rằng, sau khi mài, bề mặt răng cũng không còn nhẵn bóng như ban đầu, dễ tích tích đọng thức ăn, làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng.
Song song với đó, không giống như các bộ phận khác của cơ thể, men răng không “mọc lại”. Vì thế, các răng sau khi được mài chỉnh sẽ không thể trở về hình dáng ban đầu.
Chính vì thế, chỉ nên áp dụng kỹ thuật này cho những trường hợp răng có khuyết điểm nhỏ, mức độ vênh lệch ít. Ngay cả khi răng yếu, bị vỡ, mẻ, cũng nên cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện.
3. Giải pháp tối ưu để răng nhọn hơn
Cách tốt nhất để khắc phục các nhược điểm hình thái của răng nanh là bọc răng sứ. Kỹ thuật này cũng cần mài răng. Thế nhưng, sau đó, chúng sẽ được bọc lại bằng răng sứ có hình dáng, màu sắc, kích thước đúng với mong muốn của bạn.
Răng sứ có tác dụng như một tấm chắn, bảo vệ răng thật ở bên trong khỏi sự tấn công của vi khuẩn, các hóa chất có trong khoang miệng, cũng như kích thích từ bên ngoài.
** Dưới đây là một số lí do bạn nên bọc răng sứ:
✦ Thời gian thực hiện nhanh chóng: Quy trình bọc răng sứ thường chỉ diễn ra trong vòng 2 – 4 ngày. Bệnh nhân thường chỉ cần đến nha khoa 2 lần, lần thứ nhất để mài răng, lấy dấu hàm, lần thứ hai để gắn răng sứ.
✦ Giá trị thẩm mỹ cao: Răng sứ có hình dáng, màu sắc tự nhiên như răng thật, mang đến giá trị thẩm mỹ hoàn hảo cho mọi tình huống phục hình.
✦ Bảo vệ răng thật: Răng sứ sẽ bao bọc, bảo vệ các mô răng thật khỏi sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác, hạn chế đến mức tối đa nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng so với khi chỉ mài răng.
✦ Thời gian sử dụng lâu dài: Tuổi thọ trung bình của một chiếc răng sứ là 8 – 10 năm. Riêng một số loại răng sứ cao cấp như Zirconia hoặc Hi – Zirconia có thể sử dụng được hơn 20 năm hoặc duy trì cả đời nếu được chăm sóc tốt, đúng cách.
✦ Chi phí linh hoạt: Trên thị trường hiện nay có nhiều loại răng sứ với mức giá và đặc điểm phục hình khác nhau, đáp ứng tối đa nhu cầu và điều kiện kinh tế của nhiều người.
Chính vì những ưu điểm trên, nên trong đa số các tình huống phục hình răng nanh, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên bọc răng sứ thay vì chỉ mài răng.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về kỹ thuật mài răng nanh nhọn. Nếu cần thêm thông tin, bạn có thể tham khảo các bài viết khác của Nha khoa Đông Nam hoặc liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 7141 để được tư vấn một cách nhanh chóng, chính xác nhất.
Xem thêm thẩm mỹ răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?