Tỏi được xem như một loại kháng sinh tự nhiên mang lại khả năng giảm đau, kháng viêm hữu hiệu. Do đó trị đau răng bằng tỏi là phương pháp đã khá quen thuộc với nhiều bệnh nhân từ xưa đến nay. Trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cụ thể hơn về các cách trị đau răng bằng tỏi cực kỳ đơn giản mà lại không tốn kém chi phí quá nhiều.
I. Công dụng của tỏi trong việc chữa đau răng?
Theo y học cổ truyền, tỏi có tính ấm, vị cay, mùi hôi, hơi độc đi vào hai kinh Can và Vị đem lại công dụng tiêu nhọt, giải phong, sát trùng, giảm đau rất tốt.
Từ xưa tỏi đã là nguyên liệu được sử dụng phổ biến để chữa nhiều căn bệnh như: ho, cảm cúm, bệnh ngoài da, ngừa ung thư hoặc chữa các triệu chứng đau nhức ở răng và các vấn đề răng miệng liên quan.
Trong nghiên cứu của y học hiện đại cũng đã tìm thấy nhiều thành phần dưỡng chất của tỏi rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là allin, glucogen, fitonxit,… có tác dụng kháng khuẩn cao.
Bên cạnh đó, các hoạt chất khác của tỏi như Dianllil Disulfide, Azôene, Diallil-Trisulfide,… cũng giúp ức chế, ngăn chặn sự tấn công và phát triển của vi khuẩn có hại một cách hiệu quả.
Khi kiên trì sử dụng tỏi đúng cách sẽ giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng sưng viêm, đau buốt do sâu răng gây ra. Từ đó tránh nguy cơ bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng hơn.
II. Các cách trị đau răng bằng tỏi đơn giản tại nhà
Trị đau răng bằng tỏi mang lại sự an toàn cho nhiều đối tượng bệnh nhân do có nguồn gốc từ thiên nhiên. Hơn thế các cách dùng tỏi thường khá đơn giản với mức chi phí cực kỳ tiết kiệm.
Để giảm nhanh những cơn đau nhức, khó chịu ở răng sâu bạn có thể áp dụng một số mẹo hiệu quả tại nhà sau đây:
1. Cách thứ 1: Dùng trực tiếp tỏi tươi
Giã nát hoặc nghiền tỏi đã bóc vỏ, sau đó đắp lên vùng răng bị đau trong 10 – 15 phút để giảm cảm giác khó chịu.
Cuối cùng bạn hãy súc miệng kỹ lại bằng nước ấm. Hoặc tốt nhất là đánh răng như thường lệ bằng kem đánh răng sẽ giúp răng nướu sạch sẽ, giảm mùi hôi khó chịu từ tỏi một cách tốt nhất.
Khi áp dụng cách làm này bạn nên chú ý mỗi lần đắp tỏi nên cách nhau khoảng 3 giờ.
Nên thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần và liên tục trong nhiều ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
2. Cách thứ 2: Kết hợp tỏi với gừng
Theo Đông Y, gừng là vị thuốc dân gian có tác dụng chữa cảm cúm, sát khuẩn rất tốt.
Ngoài ra, gừng còn sở hữu các hợp chất Tecphen, Oleoresin và Menzingibain với đặc tính chống viêm và giảm đau vượt trội. Khi kết hợp với tỏi, hiệu quả giảm đau sẽ được nhân đôi.
Thực hiện: Tỏi và gừng bóc vỏ rồi đem đi băm nhỏ, trộn hỗn hợp lại với nhau rồi đắp lên chỗ răng bị sâu trong vòng 15 – 20 phút. Khi thực hiện xong cũng nên súc miệng lại thật sạch với nước ấm hoặc đánh răng để loại bỏ mùi hôi.
Hoặc bạn có thể xay 2 – 3 tép tỏi, vài lát gừng với 100ml nước. Sau khi lọc lấy phần nước cốt hãy ngậm dung dịch này này trong 6-7 phút rồi nhổ bỏ và súc miệng lại thật sạch.
3. Cách thứ 3: Kết hợp tỏi và muối
Muối có tính sát khuẩn, kháng viêm khá tốt thường được pha làm dung dịch nước muối trong vệ sinh hàng ngày. Kết hợp với tỏi sẽ giúp tăng khả năng giảm đau nhanh chóng.
Thực hiện: Chuẩn bị 2 – 3 tép tỏi bóc vỏ, đem giã nát chung với một ít muối và trộn đều. Dùng hỗn hợp này đắp lên chỗ nướu răng bị đau. Kiên trì thực hiện trong nhiều ngày tình trạng đau răng và viêm nhiễm sẽ dần thuyên giảm rõ rệt.
III. Một số lưu ý khi trị đau răng bằng tỏi
Tỏi có thể là nguyên liệu chữa đau răng sâu an toàn nhưng bạn cũng cần phải lưu ý một số vấn đề quan trọng sau đây:
- Lựa chọn tỏi tươi, không bị héo úng.
- Nếu bạn bị dị ứng với tỏi hay trong quá trình sử dụng xảy ra kích ứng cần tránh áp dụng phương pháp này.
- Các phương pháp trị đau răng bằng tỏi tại nhà thường đem lại tác dụng chậm và phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới đem lại hiệu quả đôi chút.
- Việc dùng tỏi chỉ đem lại hiệu quả giảm sưng đau tạm thời cho trường hợp sâu răng nhẹ chứ không thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh ở răng.
- Tỏi không thể thay thế cho việc điều trị nha khoa nên nếu có tình trạng sâu răng đau nhức cần đến gặp bác sĩ thăm khám để có biện pháp khắc phục dứt điểm. Việc trì hoãn khám chữa quá lâu có thể dẫn đến nguy cơ bệnh phát triển nặng, điều trị phức tạp, tốn kém nhiều chi phí hơn.
IV. Điều trị đau răng sâu triệt để tại nha khoa
1. Trám răng
Đối tượng áp dụng: Bệnh nhân có tình trạng răng mới chớm sâu, mô răng hư hỏng ít chưa gây tác động đến tủy răng phía trong.
Quy trình trám răng tương đối đơn giản, bác sĩ sẽ thực hiện thao tác lấy sạch mô răng sâu hỏng và vệ sinh sạch sẽ lỗ sâu. Tiếp đến dùng Composite trám bít lại, tạo hình thẩm mỹ cho răng và chiếu đèn để miếng trám đông cứng, bám chặt vào răng.
Sau khi trám răng sẽ mang lại thẩm mỹ và khả năng ăn nhai tốt hơn. Miếng trám cũng giúp bảo vệ răng khỏi sự tấn công từ vi khuẩn có hại bên ngoài một cách hiệu quả.
Trám răng thường không gây đau hay khó chịu gì nhiều cho bệnh nhân. Thời gian cho mỗi răng được trám chỉ khoảng 10 – 15 phút và chi phí tương đối tiết kiệm.
Tuy nhiên, thời gian sử dụng miếng trám thường không vượt trội. Bạn chỉ dùng được trung bình 3 – 5 năm là phải trám lại do miếng trám bị nhiễm màu và bong tróc trong quá trình ăn nhai, sinh hoạt hằng ngày.
2. Bọc răng sứ
Đối tượng áp dụng: Răng sâu mức độ nặng, lỗ sâu lớn, vùng tủy răng đã bị tổn thương, viêm nhiễm.
Nếu răng sâu viêm tủy trước hết cần ưu tiên điều trị tủy răng dứt điểm để loại bỏ được ổ vi khuẩn. Sau đó bác sĩ thường khuyến nghị bệnh nhân bọc răng sứ để phục hình cho răng sau lấy tủy nhằm đạt hiệu quả cao về thẩm mỹ, khôi phục được khả năng ăn nhai chắc chắn trong thời gian lâu dài.
Răng sứ được đánh giá cao với màu sắc, hình dáng tự nhiên giống như răng thật. Khả năng ăn nhai và tuổi thọ của răng sứ cũng vượt trội hơn nhiều so với răng trám.
Khi điều kiện cho phép bệnh nhân nên lựa chọn dùng các mão răng sứ toàn sứ để không gặp tình trạng đen viền nướu giống như răng sứ kim loại. Hơn thế nữa nếu chú ý chăm sóc răng miệng tốt sẽ duy trì thời gian sử dụng răng bền đẹp đến hơn 20 năm.
3. Nhổ răng và trồng lại răng giả bằng cấy ghép Implant
Đối tượng áp dụng: Sâu răng nghiêm trọng, mô răng thật gãy mẻ lớn chỉ còn chân răng, nhiễm trùng răng.
Trường hợp này việc nhổ răng là bắt buộc nhằm ngăn ngừa khả năng nhiễm trùng lan rộng khiến cho những răng khỏe mạnh xung quanh bị ảnh hưởng nguy hại.
Để tránh những hậu quả về lâu dài khi mất răng bệnh nhân cần trồng lại răng giả sớm nhất có thể. Trong đó giải pháp được khuyến nghị là cấy ghép răng Implant.
Đây là phương pháp trồng răng giả duy nhất có thể phục hình răng hoàn chỉnh với cấu tạo, chức năng giống hệt răng thật. Nhờ chân răng Implant cố định bên trong xương hàm sẽ giúp khắc phục hiệu quả tiêu xương hàm, tránh xảy ra lão hóa sớm.
Đặc biệt, bạn chỉ cần đầu tư thời gian, chi phí để phục hình một lần. Đồng thời đảm bảo chăm sóc răng khoa học là có thể duy trì tuổi thọ răng Implant được trọn đời nên sẽ hoàn toàn xứng đáng.
Trên đây là chia sẻ thông tin liên quan đến các cách trị đau răng bằng tỏi hy vọng có thể hữu ích với mọi người.
Khi có dấu hiệu đau răng sâu hãy liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Xem thêm sâu răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?