Nhổ 2 răng khôn cùng lúc có ảnh hưởng gì không – Việc nhổ bỏ răng khôn được xem là điều cần thiết khi những chiếc răng này có hiện tượng mọc lệch gây phiền phức cho người bệnh.
Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, thông thường trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc kẹt vào các răng kế bên chiếm tỉ lệ cao hơn răng khôn mọc bình thường. Khi răng khôn mọc không đúng vị trí sẽ gây chèn ép các răng bên cạnh và nướu, khiến nướu bị sưng tấy, răng đau nhức âm ỉ, thậm chí còn phát sốt cao.
Trường hợp nếu 2 răng khôn mọc lệch, mọc ngầm chen lấn, xô đẩy các răng khác là khá nhiều nên mọi người vẫn muốn nhổ bỏ 2 chiếc răng này cùng 1 lúc tiết kiệm được thời gian, không phải chịu đau hay uống thuốc 2 lần. Tuy nhiên, có người lại cho rằng điều này là không nên vì khá nguy hiểm.
I. Răng khôn là gì?
Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 (răng hàm lớn thứ ba) răng mọc cuối cùng trên cung hàm ở độ tuổi từ 17 – 25. Thường thì ở một người sẽ có 32 chiếc răng, 4 chiếc răng cuối cùng là răng khôn – 2 cái hàm trên và 2 cái ở hàm dưới.
Đây là chiếc răng gây ra rất nhiều tranh cãi bởi chức năng răng không rõ ràng nhưng lại gây nên rất nhiều vấn đề. Hiện nay, nha khoa vẫn chưa thực sự thống nhất về việc có nên giữ hay nhổ răng khôn.
II. Tại sao phải chỉ định nhổ răng khôn?
Răng khôn thường mọc sau cùng khi xương hàm đã phát triển cứng chắc và ổn định, ở giai đoạn này thì những răng mọc trước đó gần như đã chiếm hết chỗ trống trên cung hàm nên khi răng khôn mọc lên sẽ gặp nhiều khó khăn, dễ dẫn đến mọc lệch, mọc ngầm gây khó chịu.
Ngoài ra, lý do cần phải nhổ bỏ răng khôn sớm là vì vị trí của răng nằm quá sâu trong cung hàm, gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng, vô tình tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển tăng nguy cơ viêm nướu, sâu răng.
Đã có rất nhiều trường hợp người bệnh mọc răng khôn gây đau nhức nhưng không điều trị kịp thời, vô tình lây lan các viêm nhiễm sang các răng lân cận. Thường thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn trong các trường hợp sau:
- Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch gây biến chứng đau nhức, mưng mủ, có nguy cơ gây u nang gây ảnh hưởng sức khỏe răng miệng.
- Răng khôn gây biến chứng, có khe giắt giữa răng khôn và răng bên cạnh.
- Răng khôn mọc thẳng và đủ chỗ nhưng lại không có răng đối diện ăn khớp, nên răng dễ trồi dài xuống hàm, gây nhồi nhét thức ăn, lở loét nướu.
- Răng khôn mọc thẳng nhưng hình dáng răng bất thường, nhỏ, dễ gây sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu.
- Răng khôn bị sâu răng, vỡ lớn, có nguy cơ viêm tủy răng.
- Nhổ răng khôn để chỉnh nha niềng răng, làm răng giả.
III. Nhổ 2 răng khôn cùng lúc có ảnh hưởng gì không?
Nhổ 2 răng khôn 1 lúc có thể thực hiện được không thì trong từng trường hợp cụ thể cần có sự thăm khám của bác sĩ, chụp phim, phân tích và xác định có nguy hiểm hay ảnh hưởng gì không mới có thể kết luận được.
Do đó, trước khi quyết định nhổ răng khôn trước tiên bác sĩ cần thăm khám, xác định rõ thế răng, tình hình sức khỏe để tránh những nguy hiểm có thể xảy ra.
Việc nhổ 2 răng khôn cùng một lúc không ảnh hưởng hay nguy hiểm đến sức khỏe nếu như bạn đã được kiểm tra cẩn thận, chụp phim kỹ càng. Trong trường hợp răng khôn bị sâu, mọc ngầm, mọc kẹt gây đau đớn cho bệnh nhân thì việc nhổ răng còn có lợi giúp tránh đau nhức, ảnh hưởng đến các răng xung quanh, suy giảm sức khỏe của người bệnh.
Thông thường việc nhổ 2 răng khôn cùng lúc được thực hiện với 2 chiếc răng nằm cùng một phía của cung hàm. Nếu nằm về 2 phía có khả năng phải tiến hành nhổ răng 2 lần tránh ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai hàng ngày của bệnh nhân.
IV. Những lưu ý khi nhổ răng khôn cần phải biết
Trước nhổ răng: Nên nhổ răng khôn vào buổi sáng, ăn uống vừa đủ không quá no, có tâm lý thoải mái khi thực hiện. Thời gian nhổ răng buổi sáng cũng giúp bác sĩ kiểm soát, xử lý kịp thời các tình huống, biến chứng có thể xảy ra.
Trên thực tế, trước khi nhổ răng khôn bác sĩ sẽ vệ sinh làm sạch răng miệng, gây tê cục bộ giúp bệnh nhân không có cảm giác đau nhức trong suốt quá trình thực hiện nên bạn không cần quá lo lắng.
Nhổ 2 răng khôn cùng lúc tại Nha khoa Đông Nam
Sau nhổ răng: Điều cần lưu ý là chăm sóc đúng cách, kiêng cữ một số loại thức ăn dễ gây kích ứng nhằm rút ngắn thời gian lành thương.
– Vệ sinh răng miệng bình thường sau thời gian nhổ răng 24h đồng hồ, tránh đưa bàn chải đến vùng phẫu thuật dễ làm xước nướu, chảy máu.
– Dùng nước muối sinh lý một ngày 2-3 lần loại bỏ những mảng bám thức ăn nếu chúng có rơi vào vùng răng vừa nhổ (lưu ý sau nhổ răng 6h nhổ răng mới được dùng nước muối sinh lý, không dùng nước muối tự pha tại nhà).
– Ăn uống bình thường tránh các loại thức ăn cứng, dai, sử dụng nhiều lực nhai có khả năng tác động đến vùng nướu răng đang lành thương.
– Uống thuốc theo chỉ định, không khạc nhổ, không chọc tay vào chỗ vừa nhổ răng vì sẽ làm cục máu đông bị vỡ ra dẫn đến chảy máu.
– Đến Nha Khoa kiểm tra lại theo lịch hẹn của bác sĩ, cắt chỉ (nếu có).
Với câu hỏi nhổ 2 răng khôn cùng lúc có ảnh hưởng gì không cùng những thông tin trên có thể trả lời là không nếu như được thăm khám và điều trị cẩn thận. Do đó, việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng là ưu tiên hàng đầu để có một hàm răng chắc khỏe.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về nhổ răng khôn hoặc các bệnh lý răng miệng khác thì đừng ngần ngại hãy đến ngay Nha Khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 để được giải đáp một cách nhanh nhất.
»»» Xem chi tiết: Chi phí nhổ răng khôn tại Nha khoa Đông Nam
Xem thêm nhổ răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?