Câu hỏi: “Thưa bác sĩ, tôi được biết là sau khi nhổ răng sẽ bị tiêu xương hàm. Nhưng tôi không hiểu lý do vì sao? Và nhổ răng bao lâu thì sẽ bị tiêu xương? Tôi đã nhổ 2 chiếc răng cấm hàm dưới được 3 tháng rồi. Hiện tại chưa sắp xếp thời gian đi trồng răng được nên nhờ bác sĩ tư vấn để chuẩn bị. Cảm ơn bác sĩ.” Đăng Khôi (45 tuổi, quận 3)
NHA KHOA ĐÔNG NAM TRẢ LỜI
Chào anh Đăng Khôi,
Tiêu xương hàm sau khi nhổ răng là một hiện tượng sinh lý tự nhiên. Nguyên nhân là do những vấn đề sau đây:
Cấu tạo khung xương hàm
Thông thường, xương hàm có cấu tạo bám chắc vào chân răng. Tạo sự nâng đỡ qua lại để giúp cho quá trình vận động ăn nhai ở con người được tốt hơn. Xương hàm tại vị trí ổ cắm răng cũng được cân bằng và phát triển ổn định.
Tuy nhiên, khi nhổ bỏ răng đi thì xương hàm tại chỗ mất răng đó sẽ không còn lực nhai hằng ngày tác động, kích thích quá trình sinh trưởng của tế bào xương nữa. Vì thế dần dần xương hàm bị thoái hóa và tiêu biến đi.
Biểu hiện của tiêu xương hàm
Quá trình này diễn ra âm thầm và không gây đau đớn gì nên người bị mất răng rất khó phát hiện. Sau một thời gian sẽ nhận thấy tại vị trí mất răng với biểu hiện là sẽ lõm sâu xuống so với những vùng xung quanh. Làm lộ chân răng bên cạnh. Lúc đó xương đã thoái hóa khá nhiều.
Nhổ răng bao lâu thì sẽ bị tiêu xương?
Quá trình tiêu xương nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Thông thường, quá trình tiêu xương hàm sẽ bắt đầu diễn ra sau khi nhổ răng khoảng 3 tháng, mật độ xương bị tiêu sẽ diễn ra từ từ và khó nhận biết bằng mắt thường.
Trong 6 tháng đầu tiên sau khi mất răng, 25% xương hàm tại vị trí mất răng tiêu biến, hiện tượng này vẫn sẽ tiếp tục diễn ra. Sau 1 năm mất xương, xương bị tiêu có thể chiếm đến 45-60%, gây ra biến chứng với cơ mặt cũng như không đủ sức nâng đỡ răng dẫn đến xô lệch hàm.
Xương hàm bị tiêu dần sau 3 tháng nhổ răng
Hậu quả của tiêu xương hàm cũng đã được chúng tôi chia sẻ rất nhiều ở phần giải đáp các vấn đề liên quan đến việc mất răng của những bệnh nhân khác. Trong đó hậu quả nghiêm trọng nhất là “chạy răng”, các răng xô lệch vào vị trí mất răng làm sai lệch khớp cắn trầm trọng, ăn nhai khó khăn. Đặc biệt quá trình phục hình răng về sau sẽ phức tạp hơn, khó có thể đạt thẩm mỹ tối đa.
Hậu quả do tiêu xương hàm khi mất răng
Hậu quả của việc tiêu xương răng
Tiêu xương hàm có thể ảnh hưởng lớn đến ngoại hình cũng như sức khỏe răng miệng của bạn:
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Mất xương hàm đáng kể làm thay đổi các đặc điểm trên khuôn mặt của bạn theo nhiều cách, cụ thể là cơ mặt yếu đi, xuất hiện nhiều nếp nhăn quanh miệng, cằm nhọn và lùi vào trong, tương tự như tình trạng móm miệng. Tất cả những thay đổi này kết hợp với nhau khiến bạn trông già hơn so với tuổi thật.
Ảnh hưởng các răng còn lại: Sự tiêu xương kéo theo nướu cũng tụt xuống, làm ảnh hưởng đến sự ổn định của các răng còn lại và khiến chúng lệch khỏi vị trí, từ đó làm tăng nguy cơ sai lệch khớp cắn, gây khó khăn khi ăn nhai. Đồng thời, sự tiêu xương, bờ nướu mỏng dần còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh lý răng miệng.
Cản trở quá trình điều trị: Thời gian mất răng càng lâu, xương hàm càng tiêu biến nhiều hơn. Chất lượng và mật độ xương hàm sụt giảm sẽ khiến việc phục hình bằng phương pháp cấy ghép Implant trở nên khó khăn vì trụ Implant không thể trụ vững trong môi trường xương kém. Lúc này, nếu muốn cấy ghép Implant, bệnh nhân bắt buộc phải cấy ghép thêm xương.
Những dạng tiêu xương hàm khi mất răng
Tiêu xương hàm do mất răng gây ra thường có những dạng phổ biến sau:
Tiêu xương hàm theo chiều ngang: Độ rộng của xương hàm thu hẹp dần và các răng kế cận có xu hướng chạy về khoảng trống gây hiện tượng xô lệch, đổ nghiêng.
Tiêu xương hàm theo chiều dọc: Là tình trạng mà chiều cao của xương suy giảm, tiêu lõm xuống, thấp hơn so với vùng xương hàm bên cạnh. Tiêu xương hàm theo chiều dọc kéo theo mô nướu cũng teo nhỏ lại.
Tiêu xương khu vực xoang: Xảy ra khi bệnh nhân mất răng hàm trên, đỉnh xoang sẽ tràn xuống. Thời gian càng lâu, độ rộng của xoang càng lớn. Lúc này muốn trồng răng Implant, bệnh nhân phải thực hiện nâng xoang.
Tiêu xương toàn bộ khuôn mặt: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của tình trạng tiêu xương hàm. Khi mất quá nhiều răng sẽ làm tiêu xương toàn bộ khuôn mặt, miệng lõm vào trong, có nhiều nếp nhăn quanh khóe miệng.
Cách khắc phục tình trạng tiêu xương hàm sau khi mất răng
Để tránh được hiện tượng xương hàm bị tiêu đi sau khi nhổ răng, thì việc trồng lại răng giả là điều cần thiết và được các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân thực hiện càng sớm càng tốt, tránh để xương hàm tiêu đi quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến kết quả trồng răng sau này.
Trong tất cả các phương pháp trồng răng giả hiện nay thì chỉ có duy nhất phương pháp trồng răng bằng cấy ghép Implant mới có thể khắc phục được tình trạng tiêu xương sau khi mất răng.
Với trụ Implant được ghép sâu vào bên trong xương hàm nơi mất răng giữ chức năng như một chân răng thực thụ, trụ Implant sẽ giúp cho xương hàm có chỗ bám vững chắc và khả năng ăn nhai cũng được khôi phục đáng kể.
Trồng răng Implant là phương pháp duy nhất ngăn chặn tiêu xương hàm
Nếu trong trường hợp xương hàm của bệnh nhân bị tiêu quá nhiều thì vẫn có thể thực hiện trồng răng Implant được bằng cách ghép thêm xương nhân tạo hoặc phải nâng xoang hàm để tăng thêm độ dày của xương giúp cho việc cấy ghép được dễ dàng hơn.
Quá trình tiêu xương sau khi nhổ răng là một hiện tượng tự nhiên và cần được khắc phục sớm, vì vậy bệnh nhân cần sắp xếp thời gian và tham khảo ý kiến bác sĩ để thực hiện trồng răng Implant phục hồi lại răng đã mất.
Phục hình 2 răng hàm dưới bằng phương pháp cấy ghép Implant
Để biết thêm thông tin về dịch vụ cấy ghép răng Implant, anh hãy liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài nha khoa Đông Nam 1900 7141 để được giải đáp một cách nhanh nhất, hoặc anh có thể xem bài viết “Cấy ghép Implant là gì? Có tốt không?” để biết thêm những thông tin về phương pháp trồng răng này.
Xem thêm nhổ răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?