Răng khôn mọc ngầm là tình trạng tương đối phổ biến ở người trưởng thành. Thời gian đầu, dấu hiệu của bệnh không quá rõ ràng và thường dễ nhầm lẫn với hiện tượng mọc răng khôn thông thường. Vì vậy mà đa số các trường hợp tìm đến nha khoa khi chiếc răng mọc ngầm gây đau nhức và viêm nhiễm nghiêm trọng. Vậy răng khôn mọc ngầm có gây biến chứng gì không? Có nên nhổ răng khôn mọc ngầm?
Mục Lục
I. Răng khôn mọc ngầm là gì?
Răng khôn còn gọi là răng số 8, chiếc răng này thường xuất hiện vào độ tuổi trưởng thành, từ 17 – 25 tuổi. Bình thường mỗi người sẽ có 4 chiếc răng khôn, mọc đều ở phía trong cùng của mỗi phần tư cung hàm. Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai cũng mọc đầy đủ 4 chiếc răng khôn, có trường hợp chỉ mọc 1, 2 cái hoặc thậm chí là không có cái nào.
Không giống với những chiếc răng vĩnh viễn khác thường mọc thẳng, răng khôn rất hay mọc lệch, mọc ngầm. Trong đó, tình trạng mọc ngầm lại tương đối phiền toái. Đây là hiện tượng mà răng khôn bị lợi trùm, kẹt dưới nướu và không thể trồi lên được.
Răng khôn mọc ngầm có nhiều kiểu khác nhau như mọc lệch 90 độ (vuông góc với răng số 7), mọc lệch 45 độ, mọc nghiêng hoặc mọc ngược,…
II. Nguyên nhân răng khôn mọc ngầm
Như đã đề cập ở trên, răng khôn là chiếc răng mọc muộn nhất trên cung hàm khi chúng ta bước vào độ tuổi trưởng thành.
Lúc này, xương hàm đã cứng chắc, hầu như không có sự tăng trưởng về kích thước đồng thời lớp niêm mạc và mô mềm cũng khá dày nên răng khôn không thể trồi lên, dẫn đến tình trạng mọc ngầm, kẹt trong xương hàm. Hiện tượng này tương đối phổ biến ở hàm dưới.
Bên cạnh đó, trường hợp cung hàm nhỏ nhưng kích thước của các răng vĩnh viễn khác lại tương đối lớn, chiếm hết không gian trống, không còn chỗ cho răng khôn trồi lên.
III. Dấu hiệu nhận biết răng khôn mọc ngầm
Thời gian mọc răng khôn tương đối dài, có thể là vài tháng, thậm chí là vài năm. Trong suốt quá trình này, người bệnh thường có những dấu hiệu sau:
1. Nướu sưng đỏ
Thông thường, ngay tại vị trí răng khôn mọc ngầm, phần nướu sẽ có tình trạng sưng đỏ, sờ vào có cảm giác căng cứng. Vì răng không thể trồi lên khỏi nướu nên cứ cách một thời gian nướu sẽ sưng lại. Tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi chiếc răng khôn mọc ngầm được loại bỏ.
2. Đau nhức, ê buốt kéo dài
Cơn đau do răng khôn mọc ngầm thường nghiêm trọng hơn rất nhiều so với chiếc răng khôn mọc thẳng. Nhiều trường hợp răng khôn mọc ngầm làm tổn thương dây thần kinh gây cảm giác tê bì, đau nhức lan đến thái dương và phần đầu. Tương tự như sưng nướu, cơn đau nhức do răng khôn mọc ngầm sẽ tái đi tái lại nhiều lần cho đến khi được nhổ bỏ.
3. Hôi miệng đắng miệng
Tình trạng sưng đau do răng khôn mọc ngầm khiến người bệnh thường ngại vệ sinh răng miệng, thức ăn bị kẹt lại tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dẫn đến tình trạng hôi miệng, đắng miệng. Đồng thời còn làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu.
IV. Những biến chứng có thể gặp phải khi răng khôn mọc ngầm
Răng khôn mọc ngầm gây ra những cơn đau nhức dai dẳng làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Bên cạnh đó, việc chậm trễ can thiệp điều trị còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:
1. Viêm nhiễm
Không chỉ riêng răng khôn mọc ngầm mà đa phần các trường hợp mọc răng khôn nào thì đều xảy ra tình trạng viêm nướu. Tuy nhiên, ở chiếc răng khôn mọc thẳng, tình trạng viêm nướu sẽ chấm dứt khi chiếc răng mọc lên đầy đủ.
Nhưng ngược lại ở răng khôn mọc ngầm, viêm nướu sẽ tái phát nhiều lần, thậm chí còn có khả năng xuất hiện dịch mủ tại quanh vị trí răng khôn.
2. Tổn thương răng số 7
Trường hợp răng khôn mọc lệch và chếch về hướng răng số 7 khiến chân răng số 7 dần tiêu đi. Hiện tượng này rất khó nhận biết vì chúng diễn biến âm thầm bên dưới nướu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến răng số 7 bị lung lay và gãy rụng. Đồng thời còn xô lệch các răng khác.
3. U nang xương hàm
Răng khôn mọc ngầm trong xương hàm kèm với tình trạng nhiễm trùng mãn tính quanh thân răng hình thành u nang xương hàm. Trường hợp không được can thiệp điều trị sẽ gây tiêu xương hàm, nghiêm trọng hơn là gãy xương hàm.
4. Rối loạn cảm giác
Ngay tại vị trí răng khôn mọc, nhất là răng khôn hàm dưới, tập trung rất nhiều dây thần kinh mặt và dây thần kinh cảm giác. Vì vậy mà trường hợp răng khôn mọc ngầm chèn ép lên dây thần kinh sẽ làm tê hoặc mất cảm giác ở môi, mặt,…
V. Có nên nhổ răng khôn mọc ngầm
Từ những biến chứng trên, việc nhổ răng khôn mọc ngầm là vô cùng cần thiết. Và không chỉ riêng răng khôn mọc ngầm mà trong hầu hết các trường hợp mọc răng khôn, kể cả răng khôn mọc thẳng, bác sĩ luôn khuyến khích nhổ bỏ càng sớm càng tốt.
Vì chiếc răng này không có ý nghĩa rõ ràng về mặt ăn nhai. Thêm vào đó, do mọc sâu trong cung hàm nên việc vệ sinh gặp nhiều khó khăn, mảng bám và thức ăn tồn đọng làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu.
Do đó, ngay khi thấy vùng lợi có dấu hiệu sưng đau kéo dài, bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám, chụp X-quang để xác định tình trạng răng khôn mọc ngầm như thế nào, có gây tổn thương đến các mô xung quanh hay chưa,… từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Hiện nay, với sự phát triển của ngành nha khoa hiện đại, việc nhổ răng khôn diễn ra tương đối nhẹ nhàng và nhanh chóng. Đặc biệt, phương pháp nhổ răng khôn bằng máy siêu âm Piezotome còn giúp hạn chế tình trạng sang chấn mô, hỗ trợ quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng và đem lại độ an toàn cao.
Thời gian để loại bỏ một chiếc răng khôn mọc ngầm sẽ mất khoảng 30 – 45 phút tùy thuộc vào vị trí, hướng mọc của răng khôn cũng như sự tương quan đến các cấu trúc giải phẫu quan trọng như thần kinh ống răng dưới, xoang hàm trên,…
VI. Lưu ý sau khi nhổ răng khôn mọc ngầm
Sau khi nhổ răng khôn mọc ngầm, để không xảy ra tình trạng viêm nhiễm, rút ngắn thời gian lành thương, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Cắn chặt bông gạc trong khoảng 45 – 60 phút để cầm máu, tránh tình trạng khạc nhổ, chọc ngoáy vào vị trí vết thương.
- Dùng thuốc giảm đau, kháng viêm theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc giảm đau bên ngoài.
- Chải răng nhẹ nhàng nhàng tránh chạm vào vết thương. Trong khoảng 7 ngày đầu sau khi nhổ răng khôn mọc ngầm, không súc miệng bằng nước muối hay bất kỳ dung dịch súc miệng nào khác.
- Bạn có thể giảm đau bằng cách chườm lạnh ở má ngoài ngay tại vị trí nhổ răng. Lưu ý nên di chuyển nhẹ nhàng, không để yên một chỗ gây tình trạng phỏng lạnh.
- Về chế độ ăn uống, nên ưu tiên những món ăn được chế biến dạng lỏng, mềm, dễ nuốt như cháo, súp, bún, phở, sữa,… Hạn chế những thực phẩm cay nóng, dai cứng, nhiều vụn nhỏ.
- Không hút thuốc lá trong khoảng 10 ngày đầu sau khi nhổ răng khôn vì động tác hút sẽ làm vỡ cục máu đông và kéo dài thời gian lành thương. Ngoài ra bạn cũng nên hạn chế sử dụng rượu bia.
Nhổ răng khôn mọc ngầm kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm mọc răng:
- Quá trình trẻ mọc răng quá các giai đoạn
- Giảm đau khi mọc răng khôn
- Răng bé bị mòn
- Trẻ mấy tuổi thay răng
Xem thêm nhổ răng: