Đau răng khiến việc ăn uống trở nên khó khăn, nhiều người vì cơn đau nhức quá nghiêm trọng mà bỏ ăn, cơ thể không đủ năng lượng để hoạt động gây mệt mỏi, yếu ớt. Những món ăn mềm cho người đau răng sẽ kiểm soát cơn đau hiệu quả hơn và giúp cơ thể được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.
I. Chế độ ăn uống và sức khỏe răng miệng
Đau răng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như sâu răng, viêm nha chu, áp xe, răng sứt mẻ, mọc răng khôn,… Những cơn đau nhức răng này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
Do đó, người bệnh cần chú ý hơn đến chế độ ăn uống hằng ngày. Dinh dưỡng là yếu tố then chốt quyết định đến sức khỏe răng miệng. Vì vậy mà khi đau răng, nên lựa chọn thực phẩm sao cho khoa học để hạn chế tối đa sự hoạt động của răng và cơ hàm, tránh cơn đau bị tác động bộc phát dữ dội hơn.
Những món ăn trong thời điểm này cần thỏa mãn tiêu chí: mềm, dễ nuốt, không cần nhai nhiều, không quá ngọt và tránh thức ăn có tính axit cao.
Sở dĩ như vậy là vì thực phẩm nhiều đường sẽ tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển tiếp tục tấn công vào chiếc răng bị tổn thương. Đồng thời còn hư hại men răng của những chiếc răng khác.
Với những thực phẩm có tính axit cao sẽ khiến quá trình bào mòn men răng diễn ra nhanh hơn. Riêng việc tiêu thụ thực phẩm dai cứng chẳng những làm cơn đau răng trở nên nghiêm trọng mà còn có nguy cơ mẻ răng.
Bên cạnh đó, việc chăm sóc răng miệng cũng cần được chú trọng, không vì đau răng mà bỏ bê việc chải răng hằng ngày. Người bệnh cần chải răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa nồng độ fluor phù hợp. Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng một cách tốt nhất.
II. Những món ăn mềm cho người đau răng
Người bị đau răng có thể tham khảo những món ăn, thực phẩm dưới đây để hạn chế cơn đau chuyển biến nặng hơn:
1. Sữa và các chế phẩm từ sữa
Đa phần sữa và các chế phẩm từ sữa đều có kết cấu mềm, dễ tan trong miệng mà không cần lực nhai quá lớn, cực kỳ phù hợp cho người đau răng.
Mặt khác, sữa còn rất giàu canxi, phosphat, vitamin D có tác dụng củng cố men răng chắc khỏe. Đặc biệt, hai loại protein trong sữa là casein và lactoferrin còn hình thành lớp màng bảo vệ ngăn không cho vi khuẩn tấn công gây tổn thương men răng.
2. Cháo, súp loãng
Thức ăn lỏng vừa dễ nhai nuốt lại vừa dễ tiêu hóa, rất phù hợp cho những trường hợp bị đau răng kèm theo sốt. Cháo, súp giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và còn giúp bù nước.
Nguyên liệu dùng để nấu cháo tốt nhất là rau chân vịt hoặc các loại rau màu xanh đậm, hành tây, cà rốt, trứng,… đảm bảo những thực phẩm này cần được cắt nhỏ và nấu mềm mịn.
3. Cá béo
Những loại cá béo, có phần thịt mềm điển hình như cá hồi, cá ngừ không chỉ giàu dưỡng chất mà còn hỗ trợ cơn đau thuyên giảm đáng kể. Điều này là nhờ vào dưỡng chất axit béo omega-3 trong cá có khả năng giảm đau, kháng viêm.
Nếu không thích ăn cá, bạn có thể thay thế bằng dầu gan cá hoặc dầu hạt lanh, dầu đậu nành,… cũng mang lại hiệu quả giảm đau tương tự.
4. Trà xanh
Từ lâu trà xanh đã nổi tiếng là nguyên liệu có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ. Nhất là thành phần flavonoid có trong lá trà xanh còn có công dụng giảm đau, kháng viêm tốt. Vì vậy để giảm đau răng bạn có thể hãm lá trà uống hằng ngày. Hoặc để phát huy tối đa hiệu quả của flavonoid, bạn có thể cho lá trà vào nhai trực tiếp trong miệng.
5. Món ăn chế biến từ khoai tây
Khoai tây không những giàu chất dinh dưỡng mà còn chứa thành phần cho khả năng kháng viêm cao, giảm sưng đau hiệu quả. Vì vậy mà bạn có thể bổ sung khoai tây vào thực đơn ăn uống hằng ngày. Lưu ý, khoai tây cũng cần được nấu chín mềm, hoặc tốt hơn có thể ninh cho nhuyễn nhừ.
6. Sinh tố
Táo, lê, cam, dâu, nho, dưa hấu, mãng cầu,… là những loại trái cây rất giàu vitamin C, vitamin K, vitamin D có tác dụng xoa dịu cơn đau hiệu quả và tốt cho sức khỏe. Vì vậy mà bạn nên tăng cường những loại trái cây này vào thực đơn ăn uống hằng ngày. Tuy nhiên trong thời điểm đau răng, bạn nên xay sinh tố hoặc ép lấy nước uống để răng không cần phải hoạt động nhiều.
Bên cạnh trái cây, bạn có thể dùng một số loại rau củ ép lấy nước uống như cà rốt, cải xoăn, củ dền, rau mùi, rau bina, rau diếp cá, bắp cải,…
III. Đau răng không nên ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, trong thời gian đau răng bạn cũng cần kiêng một số món sau:
1. Thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh
Đây là những thực phẩm nằm trong danh sách hàng đầu cần kiêng cử khi đau răng. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ khiến răng bị tác động làm tình trạng đau nhức tệ hơn. Không chỉ vậy, thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh còn làm tổn thương men răng nhiều hơn.
2. Những món ăn cứng và dai
Các loại hạt, mứt dẻo, sụn heo, sụn bò, thịt gà,… cần hạn chế tuyệt đối khi bị đau răng. Bởi vì những thực phẩm này đòi hỏi răng phải hoạt động nhiều hơn. Đồng thời còn bám dính vào kẽ răng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển khiến cơn đau kéo dài.
3. Những món ăn cay nóng
Những món ăn cay nồng, nhiều tiêu ớt sẽ khiến vị trí đau răng bị kích thích, lúc này cảm giác đau sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều.
4. Món ăn có nhiều axit, đường
Bánh ngọt, kẹo, socola,… chứa hàm lượng đường rất cao, vi khuẩn trong miệng sẽ phân giải đường thành axit tấn công vào men răng gây sâu răng. Và với những bệnh nhân đang đau răng thì thực phẩm nhiều đường làm cơn đau nặng hơn. Tương tự, thức ăn nhiều axit cũng là nguyên nhân gây ra các vấn đề về răng miệng.
5. Không sử dụng rượu bia
Bệnh nhân bị đau răng được khuyến cáo nên hạn chế uống rượu bia, nhất là thời điểm triệu chứng đau răng bùng phát. Vì đồ uống chứa cồn sẽ làm răng yếu đi và tăng nguy cơ phát sinh biến chứng.
Lưu ý, đau răng xuất phát từ bệnh lý răng miệng hay chấn thương sẽ không thể tự khỏi hoàn toàn, vì vậy mà bên cạnh việc chú ý đến vấn đề ăn uống để giảm đau, bạn cần nhanh chóng đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có biện pháp khắc phục triệt để.
Hy vọng những món ăn mềm cho người đau răng gợi ý trên bài viết sẽ giúp bạn vượt qua cơn đau nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ vào số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm sâu răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?