khuyến mãi 30/4 - 1/5

Tại sao ăn kẹo lại bị sâu răng? Cách ngăn ngừa sâu răng hiệu quả

Thói quen ăn uống không điều độ cùng với việc vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ em rất dễ mắc phải bệnh sâu răng. Đặc biệt là ở những trẻ có thói quen ăn nhiều thức ăn ngọt như kẹo sẽ có nguy cơ cao bị sâu răng cùng nhiều vấn đề bệnh răng miệng nguy hiểm khác hơn so với bình thường. Vậy tại sao ăn kẹo lại bị sâu răng? Cách ngăn ngừa sâu răng hiệu quả là gì?

Tại sao ăn kẹo lại bị sâu răng? Cách ngăn ngừa sâu răng hiệu quả
Tại sao ăn kẹo lại bị sâu răng? Cách ngăn ngừa sâu răng hiệu quả

I. Vì sao ăn kẹo lại sâu răng?

Thực tế cho thấy, phần lớn trẻ em đều có nguy cơ cao mắc bệnh sâu răng là do thói quen vệ sinh răng miệng hằng ngày kém và chế độ ăn uống không khoa học.

Các món bánh kẹo ngọt nhiều đường được rất nhiều trẻ em yêu thích bởi có màu sắc bắt mắt, mùi vị thơm ngon.

Theo lý giải từ các chuyên gia, dưới đây là một số lý do khiến trẻ hay ăn kẹo ngọt thường dễ mắc phải sâu răng:

Các thức ăn ngọt nhiều đường nói chung cũng như kẹo nói riêng nếu tiêu thụ trong thời gian dài sẽ gây ra các tác động xấu đối với sức khỏe răng miệng.

Trong các loại kẹo sẽ có chứa một lượng đường khá cao cùng với nhiều chất tạo ngọt như: glucose, fructose, saccarose. Các chất này khi tiếp xúc với nước bọt, vi khuẩn trong khoang miệng sẽ dễ chuyển hóa thành axit khiến cho lớp men răng dần bị ăn mòn và gây ra sâu răng.

Và khi ăn kẹo ngọt xong trẻ không ý thức được việc phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ, hình thành mảng bám và khiến răng bị sâu hỏng.

Ở giai đoạn đầu của sâu răng quan sát sẽ thấy răng có sự thay đổi về màu, xuất hiện đốm trắng đục li ti trên bề mặt răng.

Những đốm trắng đục này theo thời gian sẽ lan sâu vào men răng, ngà răng và ảnh hưởng đến vùng tủy răng gây các cơn đau nhức, ê buốt vô cùng khó chịu.

Ngoài ra, cấu tạo men răng sữa ở trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện, vẫn còn khá mỏng và yếu nên khả năng chống chọi lại vi khuẩn sau khi ăn kẹo cũng không được cao. Đây cũng là yếu tố khiến cho quá trình hình thành sâu răng diễn ra nhanh hơn.

Ăn nhiều kẹo ngọt dễ khiến răng của trẻ bị sâu hỏng
Ăn nhiều kẹo ngọt dễ khiến răng của trẻ bị sâu hỏng

II. Các ảnh hưởng khi bé bị sâu răng

Tình trạng sâu răng ở trẻ kéo dài lâu ngày không có phương pháp điều trị hiệu quả sẽ vô cùng nguy hại. Khi đó, vi khuẩn sẽ phát triển ngày càng mạnh và gây ra nhiều hậu quả khó lường cho sức khỏe răng miệng của trẻ như:

  • Răng sâu sẽ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động ăn uống hằng ngày của trẻ. Việc cắn xé, nhai nghiền thức ăn diễn ra kém hiệu quả. Khi thức ăn không được nhai nghiền nhỏ trong thời gian dài sẽ cản trở đến hoạt động tiêu hóa, tăng nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa, dạ dày,…
  • Những cơn đau nhức, ê buốt răng dai dẳng còn làm trẻ ăn uống không ngon miệng, chán ăn, bỏ ăn. Việc ăn uống không đủ dinh dưỡng sẽ khiến cho sức đề kháng giảm sút, cơ thể mệt mỏi, dễ mắc thêm nhiều bệnh khác.
Trẻ bị sâu răng thường ăn uống kém ngon miệng, chán ăn
Trẻ bị sâu răng thường ăn uống kém ngon miệng, chán ăn
  • Cảm giác đau nhức răng còn làm trẻ ngủ không ngon giấc khiến trẻ luôn trong trạng thái mệt mỏi, dễ quấy khóc, cáu gắt.
  • Bên dưới mỗi chiếc răng sữa đều có mầm răng vĩnh viễn. Do đó, nếu sâu răng nghiêm trọng vi khuẩn không chỉ phá hủy cấu trúc răng sữa mà còn khiến cho mô nướu và mầm răng vĩnh viễn bên dưới bị ảnh hưởng theo.
  • Những trường hợp răng sữa bị hư hỏng nặng phải nhổ bỏ sớm trước giai đoạn thay răng sẽ cực kỳ nguy hại. Nó sẽ khiến cho quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này gặp tình trạng sai lệch, mọc chen chúc lên các răng khác khiến khớp cắn ở hai hàm không cân đối với nhau.
  • Ngoài ra, trong một số trường hợp nghiêm trọng sâu răng sữa có thể dẫn đến viêm tủy, viêm nha chu, áp xe răng, viêm nhiễm lan rộng sang vùng hàm mặt, thậm chí nhiễm trùng máu vô cùng nguy hiểm.
Sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng nghiêm trọng

III. Cách phòng ngừa việc ăn kẹo bị sâu răng

Để hạn chế tối đa nguy cơ vi khuẩn sâu răng hình thành và làm hư hỏng cấu trúc răng của trẻ. Cha mẹ nên chú ý thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa hiệu quả việc trẻ ăn kẹo bị sâu răng như sau:

1. Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách

  • Ngay cả khi trẻ chưa mọc răng, các mẹ cũng nên chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ. Bằng cách dùng tấm gạc sạch mềm nhúng nước để lau xung quanh nướu của trẻ sau mỗi khi bú và ăn dặm.
  • Khi trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên hãy giúp trẻ chải răng hằng ngày bằng bàn chải nhỏ gọn có đầu lông mềm để nhẹ nhàng làm sạch mảng bám, ngừa viêm lợi, sâu răng.
  • Cho đến khi trẻ lớn hơn đã có thể tự thao tác chải răng, hãy hướng dẫn và khuyến khích trẻ xây dựng thói quen chải răng ít nhất 2 lần/ngày vào mỗi buổi sáng và tối.
  • Cha mẹ cần chú ý theo dõi sát sao cho đến khi trẻ có thể tự hình thành được thói quen vệ sinh răng đúng cách.
  • Bên cạnh việc chải răng, cha mẹ cũng nên hướng dẫn trẻ dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và súc miệng bằng nước muối sinh lý để diệt khuẩn tốt hơn.
  • Cần phải chọn kem đánh răng phù hợp với độ tuổi của trẻ. Mỗi lần chỉ nên dùng một lượng kem vừa phải bằng hạt gạo cho trẻ dưới 3 tuổi và một lượng bằng hạt đậu nếu trẻ đã trên 3 tuổi. Không dùng nhiều kem đánh răng vì có thể gây mòn men răng.
  • Sau 2 – 3 tháng nên thay bàn chải đánh răng mới cho trẻ để hạn chế khả năng vi khuẩn tích tụ quá nhiều và gây các ảnh hưởng xấu cho răng miệng.
Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng đúng cách để ngừa sâu răng hiệu quả
Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng đúng cách để ngừa sâu răng hiệu quả

2. Xây dựng cho trẻ một thói quen ăn uống lành mạnh

  • Không nên cho trẻ ăn quá nhiều bánh kẹo ngọt hay các thực phẩm có tính axit cao như: soda, nước có gas,… Hạn chế các đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh để tránh các kích ứng lên răng.
  • Thay vào đó nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày nhiều rau củ, trái cây tươi để bổ sung đầy đủ chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp răng lợi được sạch khỏe, hỗ trợ làm sạch răng tốt hơn.
  • Có thể chế biến rau củ, trái cây thành sinh tố hoặc nước ép giúp trẻ dùng cảm thấy ngon miệng và không bị ngán.
  • Tăng cường thêm các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, photpho,…. có trong thịt, cá, hải sản để giúp răng được chắc khỏe, ngừa sâu răng hiệu quả.
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước lọc mỗi ngày để duy trì độ ẩm cho khoang miệng, hạn chế nguy cơ vi khuẩn phát triển gây hôi miệng và các bệnh răng miệng.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ

3. Thăm khám răng miệng định kỳ

Định kỳ 6 tháng/lần nên đưa trẻ đến nha khoa để kiểm tra, thăm khám và cạo vôi răng. Mỗi lần khám răng, bác sĩ có thể theo dõi được tình trạng răng miệng của trẻ và đưa ra phương pháp xử lý hiệu quả nếu có dấu hiệu bất thường xảy ra.

Nếu nhận thấy trẻ có nguy cơ bị sâu răng hay thường xuyên bị đau nhức răng bất thường cần đưa trẻ đến nha khoa uy tín để bác sĩ khám chữa kịp thời. Tránh chủ quan để lâu hay tự ý chữa trị tại nhà để tránh các biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.

Định kỳ 6 tháng/lần nên đưa trẻ đến nha khoa để kiểm tra răng
Định kỳ 6 tháng/lần nên đưa trẻ đến nha khoa để kiểm tra răng

IV. Trẻ bị sâu răng điều trị như thế nào hiệu quả?

Sâu răng nếu phát hiện và điều trị sớm sẽ ngăn ngừa được nhiều biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và quá trình mọc răng vĩnh viễn ở trẻ.

Cha mẹ cần đưa trẻ đến các trung tâm nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và tư vấn giải pháp khắc phục hiệu quả.

Tùy theo từng mức độ sâu răng nặng hay nhẹ mà sẽ có các cách điều trị phù hợp như:

1. Đối với giai đoạn mới chớm sâu

Lúc này có thể hỗ trợ điều trị bằng cách tái khoáng phần răng bị sâu để ngăn chặn sự phát triển lây lan của vi khuẩn.

2. Đối với trường hợp răng sâu nặng

Nếu như sâu răng đã phát triển nặng hơn, hình thành lỗ sâu màu đen khiến răng bị mẻ vỡ. Bác sĩ sẽ thực hiện thao tác loại bỏ mô răng bị sâu hỏng, vệ sinh sạch sẽ và trám bít lại bằng chất liệu Composite để tái tạo lại hình dáng răng như ban đầu, cải thiện việc ăn nhai cho trẻ tốt hơn.

Trong trường hợp sâu răng nghiêm trọng, thân răng hư hỏng nặng chỉ còn chân răng và không thể hàn trám hay điều trị bảo tồn được nữa. Khi đó bắt buộc phải nhổ bỏ răng để tránh viêm nhiễm lây sang những vùng răng khỏe mạnh lân cận và gây nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Như vậy bài viết trên đây đã giải thích tại sao ăn kẹo lại bị sâu răng cũng như chia sẻ cách ngăn ngừa sâu răng hiệu quả để phụ huynh nắm rõ và có biện pháp bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất cho con của mình.

Mọi thắc mắc hãy gọi đến tổng đài 19007141 để được hỗ trợ tư vấn tận tình, miễn phí.

Xem thêm sâu răng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

close