Niềng răng cho trẻ em sẽ giúp trẻ có được hàm răng khỏe mạnh, xinh đẹp, tự tin bước vào độ tuổi trưởng thành. Đây được đánh giá là phương pháp hiệu quả, an toàn với sức khỏe răng miệng. Dưới đây là những điều phụ huynh cần biết khi có ý định cho trẻ niềng răng.
Mục Lục
- I. Có nên niềng răng cho trẻ không?
- II. Độ tuổi phù hợp niềng răng cho trẻ
- III. Những trường hợp nào trẻ cần phải niềng răng?
- IV. Có phải niềng răng cho trẻ em càng sớm càng tốt?
- V. Các giai đoạn niềng răng cho trẻ em
- VI. Các phương pháp niềng răng cho trẻ
- VII. Niềng răng cho trẻ giá bao nhiêu?
- VIII. Cách chăm sóc khi trẻ niềng răng
I. Có nên niềng răng cho trẻ không?
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha giúp dịch chuyển, sắp xếp răng về vị trí phù hợp trên cung hàm. Việc niềng răng cho trẻ luôn được khuyến khích bởi vì chúng mang lại nhiều ưu điểm tuyệt vời:
1. Khắc phục những khiếm khuyết của răng
Với những trẻ có hàm răng gặp các vấn đề như hô móm, mọc lệch lạc, khấp khểnh,… không chỉ ảnh hưởng đến nụ cười mà còn khiến gương mặt mất đi sự cân đối. Niềng răng sẽ giúp khắc phục được những nhược điểm này, mang lại hàm răng đều đặn, giúp khung xương hàm trở nên cân đối, hài hòa.
Đặc biệt, sự hoàn chỉnh trong khớp cắn còn cải thiện phát âm và chức năng ăn nhai, giúp trẻ ăn nhai ngon miệng và hạn chế các bệnh về đường tiêu hóa.
2. Mang lại hiệu quả nhanh và tối ưu
Khi niềng răng ở độ tuổi nhỏ, xương hàm của trẻ còn đang trong giai đoạn phát triển nên dễ dàng nắn chỉnh, giúp răng dịch chuyển nhanh hơn, mang lại tỷ lệ thành công cao. Đặc biệt, niềng trong độ tuổi nhỏ còn hạn chế được tình trạng nhổ răng.
Ngược lại, nếu tuổi càng lớn, xương hàm cứng hơn, việc niềng răng sẽ phức tạp, đòi hỏi mất nhiều thời gian, chi phí và hiệu quả có thể sẽ không được hoàn hảo như mong đợi.
3. Hạn chế bệnh lý răng miệng
Chỉnh nha niềng răng sớm có tác dụng rất lớn trong việc ngăn chặn xương hàm phát triển quá mức. Điều này tránh được nguy cơ phải phẫu thuật hàm về sau. Bên cạnh đó, một hàm răng đều đặn cũng giúp việc vệ sinh răng miệng hằng ngày trở nên dễ dàng hơn, hạn chế được các bệnh lý răng miệng có thể xảy ra.
II. Độ tuổi phù hợp niềng răng cho trẻ
Theo đánh giá từ các chuyên gia nha khoa, 12 – 16 tuổi được xem là “thời điểm vàng” để thực hiện niềng răng chỉnh nha cho trẻ. Vì lúc này răng vĩnh viễn đã thay tương đối hoàn thiện và xương hàm vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển nên việc nắn chỉnh sẽ thuận lợi và nhanh chóng hơn rất nhiều.
Độ tuổi từ 6 – 12 tuổi (giai đoạn đang thay răng) được xem là thời điểm quan trọng để tầm soát sức khỏe răng miệng của trẻ. Thời điểm này bố mẹ cần cho con thăm khám nha khoa định kỳ để kịp thời phát hiện những sai lệch về hướng mọc của răng cũng như sự phát triển bất thường của xương hàm và đề xuất sử dụng đeo hàm trainer. Khí cụ này có tác dụng hướng dẫn răng mọc đúng vị trí, hỗ trợ xương hàm phát triển cân đối.
Tuy nhiên, với những trường hợp lệch khớp cắn hoặc sai lệch răng nghiêm trọng, hàm trainer không có khả năng khắc phục hoàn toàn, đợi đến thời điểm trẻ thay đủ răng (12 – 16 tuổi), bác sĩ sẽ gắn khí cụ niềng răng để điều chỉnh.
III. Những trường hợp nào trẻ cần phải niềng răng?
Nếu răng của trẻ thuộc một trong những vấn đề răng miệng dưới đây thì niềng răng được xem là giải pháp tối ưu hơn cả:
Răng thưa: Các răng trên cung hàm mọc cách xa nhau hình thành những khoảng trống lớn gây mất thẩm mỹ và dễ dính giắt thức ăn. Hiện tượng răng thưa thường xảy ra với nhóm răng cửa.
Răng khấp khểnh: Các răng trên cung hàm mọc không đều nhau, chiếc chìa ra ngoài, chiếc thụt vào bên trong. Răng khấp khểnh, chen chúc rất dễ tích tụ mảng bám và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng.
Răng hô vẩu: Là một dạng sai lệch khớp cắn với biểu hiện là răng hàm trên đưa ra ngoài quá mức so với hàm dưới. Răng hô vẩu khiến gương mặt mất đi vẻ hài hòa, cân đối. Đồng thời còn dễ dẫn đến bệnh lý viêm khớp thái dương hàm.
Răng móm: Trái ngược với răng hô, răng móm xảy ra do răng hàm dưới phát triển quá mức, đưa ra ngoài nhiều hơn so với hàm trên.
Khớp cắn hở: Là tình trạng mà ngay cả khi miệng đang ở trạng thái nghỉ, răng hàm trên và răng hàm dưới không thể chạm vào nhau, ảnh hưởng lớn đến phát âm cũng như việc ăn nhai hằng ngày.
Răng lệch đường giữa: Được xác định bằng cách kẻ 1 đường thẳng chia đôi mặt và lần lượt đi qua các điểm giữa 2 mắt, đỉnh mũi và giữa 2 răng cửa hàm trên, hàm dưới. Nếu đường thẳng này bị lệch ở vị trí răng thì tức là bạn bị lệch đường giữa.
IV. Có phải niềng răng cho trẻ em càng sớm càng tốt?
Trên thực tế, không phải cứ niềng răng cho trẻ càng sớm sẽ càng tốt. Việc chỉnh nha chỉ phát huy hiệu quả tốt nhất khi được thực hiện đúng thời điểm.
Cụ thể, nếu áp dụng niềng răng chỉnh nha quá sớm, ở giai đoạn mà khung xương hàm còn quá nhỏ, sẽ không đủ khoảng trống để răng dịch chuyển.
Mặt khác, nếu răng sữa chưa được thay thế hoàn toàn bằng răng vĩnh viễn, việc niềng răng sẽ phải kéo dài vì cần chờ răng vĩnh viễn trồi lên mới có thể gắn mắc cài và dịch chuyển răng.
Vì vậy thời điểm niềng răng tốt nhất là khi mà các răng sữa đã được thay đầy đủ bởi các răng vĩnh viễn và xương hàm của trẻ đang phát triển. Giai đoạn này thường rơi vào độ tuổi từ 12 – 16 tuổi. Tuy nhiên, để biết chính xác nhất thời điểm niềng răng phù hợp cho con, bạn nên đưa trẻ đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và đưa ra những lời khuyên, quyết định đúng đắn.
V. Các giai đoạn niềng răng cho trẻ em
Tất cả trẻ em đều sẽ lần lượt trải qua giai đoạn từ lúc mọc răng sữa cho đến khi những chiếc răng này được thay hoàn toàn bằng răng vĩnh viễn. Và mỗi giai đoạn tình trạng răng của con sẽ có những diễn biến khác nhau, bố mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa từ sớm tầm soát sức khỏe răng miệng và có những chỉ định niềng răng phù hợp.
1. Thời kỳ răng sữa (6 tháng tuổi – 6 tuổi)
Răng sữa là những chiếc răng đầu đời giúp trẻ ăn nhai, học phát âm và định hướng răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí. Trường hợp răng sữa rụng quá sớm hoặc rụng quá trễ đều khiến răng vĩnh viễn mọc chen chúc, khấp khểnh.
Mặt khác, giai đoạn này con thường có thói quen mút tay, đẩy lưỡi, bú bình,… những thói quen này đều gây ra tác động xấu đến răng vĩnh viễn sau này, dễ dẫn đến tình trạng hô răng, khớp cắn hở,…
Vì vậy mà phụ huynh cần quan tâm, chú ý chăm sóc sức khỏe răng miệng của con ngay từ giai đoạn này. Việc thăm khám nha khoa định kỳ giúp bác sĩ can thiệp kịp thời các phương pháp nha khoa nhằm điều hướng răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí, thay đổi các thói quen xấu của trẻ.
2. Thời kỳ răng hỗn hợp (6 tuổi – 12 tuổi)
Lúc này con bước vào giai đoạn thay răng sữa bằng các răng vĩnh viễn. Đây cũng là lúc mà những biểu hiện lệch lạc của răng và hàm đã xuất hiện khá rõ ràng. Nếu răng và xương hàm có sự phát triển bất thường, bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định các phương pháp tiền chỉnh nha.
3. Thời kỳ mọc đầy đủ răng vĩnh viễn (12 tuổi – 16 tuổi)
Đây là thời điểm cực kỳ thích hợp để niềng răng cho trẻ nếu hàm răng gặp các khiếm khuyết hô móm, khấp khểnh, răng thưa, hở khớp cắn,… Vì lúc này trẻ vừa hoàn tất bộ răng vĩnh viễn. Đồng thời xương hàm vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển nên dễ dàng dịch chuyển răng về vị trí mới theo phác đồ điều trị.
VI. Các phương pháp niềng răng cho trẻ
Về cơ bản có 2 phương pháp niềng răng phổ biến cho trẻ là niềng răng mắc cài và niềng răng bằng khay niềng trong suốt. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng và mức chi phí khác nhau.
1. Niềng răng mắc cài
Hệ thống mắc cài và dây cung được gắn cố định lên bề mặt răng, sau đó bác sĩ sẽ điều chỉnh lực siết phù hợp nhằm di chuyển răng về vị trí mong muốn. Niềng răng mắc cài bao gồm:
- Mắc cài kim loại truyền thống: Sử dụng dây thun để cố định dây cung trong rãnh mắc cài. Ưu điểm của phương pháp này là chi phí thấp. Tuy nhiên quá trình niềng răng dễ xảy ra tình trạng đứt thun, tuột dây cung.
- Mắc cài kim loại tự buộc: Hệ thống chốt tự động thay thế cho dây cung, nhờ đó mà giảm lực ma sát lên răng, hạn chế cảm giác đau nhức trong quá trình đeo niềng. Hơn hết, phương pháp này còn giúp rút ngắn thời gian niềng răng nhờ hệ thống mắc cài dây cung luôn tác động một lực đều và ổn định lên răng.
- Mắc cài sứ: Nguyên lý hoạt động của mắc cài sứ không có sự khác biệt so với mắc cài kim loại. Song mắc cài được làm từ vật liệu sứ nên tương đồng với màu răng, mang lại thẩm mỹ cao nhưng độ bền chắc lại không bằng mắc cài kim loại.
- Mắc cài mặt trong: Hệ thống mắc cài và dây cung được gắn vào mặt trong của răng, tăng tính thẩm mỹ trong quá trình niềng. Nhưng thời gian đầu ăn uống khá bất tiện và việc vệ sinh răng miệng cũng phức tạp hơn rất nhiều.
2. Niềng răng trong suốt
Phương pháp này sử dụng khay niềng trong suốt để nắn chỉnh răng về vị trí mong muốn. Trung bình một ca niềng răng sẽ sử dụng khoảng 20 – 40 khay niềng tùy thuộc vào mức độ phức tạp của hàm răng. Mỗi khay niềng được thiết kế dựa trên hình dáng của khuôn răng tại thời điểm hiện tại.
Ưu điểm của phương pháp này là cho thẩm mỹ cao, không cọ sát nướu gây đau và thuận tiện cho việc ăn uống, vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, phương pháp này có chi phí khá cao, gần như cao nhất trong các phương pháp niềng răng.
VII. Niềng răng cho trẻ giá bao nhiêu?
Chi phí niềng răng cho trẻ bao nhiêu còn phụ thuộc vào mức độ sai lệch của răng cũng như phương pháp thực hiện. Bạn có thể tham khảo bảng giá niềng răng dưới đây của Nha khoa Đông Nam.
NIỀNG RĂNG | CHI PHÍ | GHI CHÚ |
---|---|---|
Niềng răng mắc cài | 30.000.000 – 50.000.000 VNĐ | 2 Hàm |
Niềng răng mắc cài sứ | 35.000.000 – 55.000.000 VNĐ | 2 Hàm |
Niềng răng trong suốt 3D Clear cấp độ 1 (*) | 45.000.000 VNĐ | 1 Hàm |
Niềng răng trong suốt 3D Clear cấp độ 1 (*) | 63.000.000 VNĐ | 2 Hàm |
Niềng răng trong suốt 3D Clear cấp độ 2 (*) | 67.000.000 VNĐ | 1 Hàm |
Niềng răng trong suốt 3D Clear cấp độ 2 (*) | 93.000.000 VNĐ | 2 Hàm |
Niềng răng trong suốt 3D Clear cấp độ 3 (*) | 100.000.000 VNĐ | 1 Hàm |
Niềng răng trong suốt 3D Clear cấp độ 3 (*) | 130.000.000 VNĐ | 2 Hàm |
Máng duy trì niềng răng | 800.000 VNĐ | 1 Hàm |
Niềng răng tại Nha khoa Đông Nam được phụ trách bởi đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn cao cùng sự hỗ trợ của trang thiết bị máy móc hiện đại. Bên cạnh đó, nha khoa còn có nhiều chính sách ưu đãi khác cho khách hàng như:
+ Miễn phí chi phí khám và tư vấn
+ Miễn phí chi phí chụp X-quang
+ Được chi trả theo từng giai đoạn
VIII. Cách chăm sóc khi trẻ niềng răng
Trong giai đoạn niềng răng, nhất là thời gian đầu vì chưa quen, mắc cài cọ xát trong miệng gây đau, việc ăn uống chắc chắn sẽ gặp khó khăn. Vì vậy phụ huynh nên ưu tiên chế biến cho con những món ăn mềm, dễ nhai nuốt. Đồng thời phải bổ sung đầy đủ các khoáng chất và vitamin tăng cường dinh dưỡng và sức đề kháng của con.
Tuyệt đối không để con nhịn ăn vì thiếu năng lượng, dinh dưỡng sẽ khiến trẻ mệt mỏi và làm răng yếu hơn. Lúc này bác sĩ phải giảm lực siết răng, răng di chuyển chậm từ đó kéo dài thời gian niềng răng.
Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, sạch sẽ, tránh thức ăn thừa vướng trong mắc cài gây hôi miệng. Chải răng ít nhất 2 lần/ngày kết hợp dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước. Súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng loại bỏ vi khuẩn, cho hơi thở thơm tho.
Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ, tránh trường hợp chậm trễ quá lâu làm răng di chuyển sai hướng, không theo phác đồ điều trị.
Niềng răng cho trẻ em giúp sớm khắc phục các khiếm khuyết của hàm răng, mang lại nụ cười hảo, giúp con tự tin bước vào tuổi trưởng thành. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.