Niềng răng dưới sự tác động của các khí cụ sẽ giúp kéo chỉnh các răng dịch chuyển dần về đúng vị trí đều đẹp trên cung hàm. Cũng chính vì điều này khiến không ít bệnh nhân lo ngại liệu niềng răng có làm răng yếu đi không? Có cách nào để phòng tránh cũng như khắc phục tình trạng răng bị yếu khi niềng hay không?
Mục Lục
I. Niềng răng có làm răng yếu đi không?
Niềng răng là giải pháp giúp khắc phục hiệu quả các tình trạng răng mọc lệch lạc, khấp khểnh, hô, móm, thưa, hở kẽ, sai khớp cắn ở mọi mức độ từ đơn giản đến phức tạp.
Bằng cách dùng nhiều loại khí cụ chuyên dụng điển hình như: mắc cài, dây cung, dây thun hoặc bộ các khay niềng trong suốt để gắn trực tiếp lên răng. Nhờ đó sẽ tạo ra được một lực kéo chỉnh phù hợp để các răng dịch chuyển thuận lợi theo đúng phác đồ đã lập ra.
Sau niềng răng bệnh nhân sẽ có được cho mình một hàm răng với tính thẩm mỹ cao hơn, các răng mọc thẳng đều, cân đối, khớp cắn ở 2 hàm được đưa về tỷ lệ chuẩn, sát khít với nhau. Không chỉ tự tin nói cười mà ăn nhai cũng ngon miệng, thoải mái hơn.
Cũng chính vì sự tác động từ các khí cụ niềng răng chỉnh nha đã làm cho không ít bệnh nhân lo lắng có thể làm cho răng trở nên suy yếu dần theo thời gian.
Đặc biệt là trong những trường hợp sai lệch nặng đòi hỏi niềng răng phải nhổ răng để tạo khoảng trống cho răng dịch chuyển càng làm cho sự lo lắng răng sẽ yếu đi nhiều hơn.
Niềng răng có làm răng yếu đi không hoàn toàn không đáng lo ngại như nhiều người vẫn nghĩ. Kỹ thuật niềng răng không gây bất kỳ tác động nào đến cấu trúc của răng thật cũng không làm cho răng bị yếu đi.
Chỉ cần đảm bảo kỹ thuật thực hiện chuẩn xác, ứng dụng công nghệ hiện đại, sử dụng khí cụ đảm bảo chất lượng và tuân thủ đúng theo hướng dẫn chăm sóc trong và sau khi tháo niềng sẽ đảm bảo kết quả chỉnh nha cao nhất mà không gặp bất kỳ biến chứng nào.
II. Niềng răng làm răng yếu đi khi nào?
Răng có nguy cơ bị suy yếu và gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng khác nếu như cả bác sĩ và bệnh nhân mắc phải nhiều lỗi trước, trong và sau quá trình niềng răng. Cụ thể như sau:
1. Trước khi tiến hành niềng răng
Thông thường trước khi tiến hành niềng răng bệnh nhân cần phải được thăm khám, chụp phim x-quang kỹ lưỡng để xác định chính xác tình trạng sai lệch của răng như thế nào.
Trường hợp bác sĩ không chú trọng việc thăm khám ban đầu có thể dẫn đến chẩn đoán sai và lập kế hoạch chỉnh nha không phù hợp. Chính điều này có nguy cơ cao dẫn đến nhiều rủi ro có thể phát sinh khi điều trị và dễ làm cho hàm răng suy yếu.
Không chỉ vậy, nếu trước khi niềng răng các vấn đề bệnh lý ở răng miệng không được điều trị dứt điểm cũng gây nhiều mối nguy hại.
Vi khuẩn lúc này vẫn sinh sôi mạnh khiến cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn. Cùng với sự tác động từ khí cụ sẽ dễ làm cho chân răng ngày càng yếu, thậm chí răng có thể bị lung lay, gãy rụng rất nguy hiểm.
2. Trong khi niềng răng
Khi bác sĩ gắn khí cụ không chuẩn xác, tạo lực kéo chỉnh không phù hợp có thể làm cho răng dịch chuyển không đúng như ý muốn, thậm chí gây ê buốt, đau nhức dai dẳng làm răng yếu dần.
Nếu như dùng lực kéo quá mạnh còn có thể gây ra tình trạng tụt nướu, sai khớp cắn, tiêu xương ổ răng và làm cho răng bị tổn thương, suy yếu.
Những trường hợp niềng răng tại nha khoa không uy tín, sử dụng các khí cụ chỉnh nha không rõ nguồn gốc, xuất xứ rất dễ xảy ra tình trạng kích ứng, viêm nhiễm, bong gãy khí cụ khiến hàm răng tổn thương nghiêm trọng, yếu đi rõ rệt.
Bên cạnh đó, nếu như bệnh nhân không chú ý chăm sóc, vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng đúng cách, ăn uống không khoa học, ăn đồ dai cứng thường xuyên rất dễ làm phát sinh các bệnh lý ở răng, bung sút khí cụ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn tác động xấu đến kết quả niềng răng chỉnh nha.
3. Sau khi niềng răng
Sau khi tháo niềng bệnh nhân cũng cần phải đảm bảo một chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng, ăn uống hợp lý để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng khiến răng bị yếu đi.
Quan trọng hơn hết đó là phải đảm bảo đeo hàm duy trì đúng theo chỉ định của bác sĩ để các răng được ổn định tại vị trí mới.
Nếu không tuân thủ vấn đề này sẽ làm cho răng mọc xô lệch về vị trí ban đầu, thậm chí tình trạng có thể nghiêm trọng hơn và hàm răng cũng khó tránh khỏi nguy cơ suy yếu.
III. Cách xử lý tình trạng răng bị yếu sau khi niềng
Nếu chẳng may gặp phải tình trạng răng bị suy yếu sau khi niềng tốt hơn hết bệnh nhân nên đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và khắc phục hiệu quả.
Những trường hợp này bác sĩ sẽ thăm khám, chụp phim x-quang để xác định tình trạng chân răng, xương hàm như thế nào. Dựa trên từng nguyên nhân, mức độ cụ thể mà sẽ có các giải pháp xử lý phù hợp, hiệu quả, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể phát sinh thêm.
Khi răng bị yếu đi do các vấn đề bệnh lý răng miệng thì bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng các biện pháp chuyên dụng phù hợp dựa theo từng nguyên nhân cụ thể. Đồng thời kê thêm đơn thuốc để bệnh nhân sử dụng (nếu cần thiết).
Trong các trường hợp răng suy yếu và có dấu hiệu bị tiêu xương, chân răng ngắn thì cần thực hiện ghép thêm xương ở răng để cải thiện sức khỏe răng được tốt hơn, tránh nguy cơ lung lay, gãy rụng răng.
IV. Cách phòng tránh tình trạng răng bị yếu đi sau khi niềng
Để không phải lo lắng niềng răng làm cho răng bị yếu đi điều quan trọng nhất đó là tìm đến nha khoa uy tín lâu năm để đảm bảo quá trình chỉnh nha diễn ra an toàn, đạt kết quả tốt nhất.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần tuân thủ chế độ chăm sóc đúng cách như sau:
- Khi ăn uống nên ưu tiên chọn các món mềm, giàu dinh dưỡng để dễ dàng nhai nuốt.
- Tránh các món dai, cứng, dẻo, đồ ăn ngọt nhiều đường, các món nhiều axit vì chúng rất dễ làm phát sinh bệnh lý ở răng và gây bung sút khí cụ làm ảnh hưởng đến tiến độ dịch chuyển của răng và khiến răng yếu đi.
- Vệ sinh răng sạch sẽ vào mỗi buổi sáng, tối và sau các bữa ăn bằng bàn chải lông mềm chuyên dụng cho răng niềng. Chải răng với lực nhẹ nhàng, chú ý kỹ lưỡng tại các vị trí mắc cài để tránh tích tụ mảng bám, vi khuẩn.
- Sử dụng thêm chỉ nha khoa, bàn chải kẽ, nước súc miệng, máy xịt tăm nước để răng miệng được làm sạch tối ưu, diệt khuẩn hiệu quả, ngừa phát sinh bệnh lý ở răng.
- Thường xuyên đến nha khoa thăm khám theo lịch hẹn để bác sĩ theo dõi quá trình dịch chuyển của răng và có sự điều chỉnh lực kéo phù hợp để nhanh đạt hiệu quả. Đồng thời qua thăm khám nếu có dấu hiệu bất thường xảy ra sẽ kịp thời xử lý ngay, phòng ngừa tối đa các biến chứng nguy hiểm.
Hy vọng qua bài viết trên đây đã giúp mọi người biết được niềng răng có làm răng yếu đi không? Khi nào thì làm răng yếu đi? Mọi thắc mắc hãy liên hệ đến hotline 19007141 để được hỗ trợ tư vấn tận tình ngay lập tức.
Xem thêm niềng răng: