Câu hỏi: “Chào bác sĩ, bác sĩ cho tôi hỏi răng bị đen trám lại được không? Răng của tôi xuất hiện những mảng đen rất mất thẩm mỹ. Dù tôi có đánh răng kĩ thế nào cũng không thể sạch được. Mong được bác sĩ tư vấn. Xin cảm ơn.” – Hoàng Nghiêm (47 tuổi, quận 3)
NHA KHOA ĐÔNG NAM TRẢ LỜI
Chào anh Hoàng Nghiêm,
Răng bị đen không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mà còn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý răng miệng.
Kỹ thuật trám răng thường chỉ được áp dụng cho các trường hợp răng bị đen do sâu nhẹ. Với các nguyên nhân khác như: nhiễm màu, tích tụ mảng bám, vôi răng, viêm tủy,.. sẽ có phương pháp điều trị phù hợp với từng vấn đề.
Các trường hợp răng bị đen và giải pháp khắc phục:
Mục Lục
a) Răng bị đen do sâu răng
Nếu mảng bám không được làm sạch, các chất có trong miệng sẽ biến chúng thành axit, khiến lớp men răng bị hòa tan, tạo thành các lỗ sâu. Khi phần ngà răng bị phá hủy, làm mất các khoáng chất, đặc biệt là canxi trong men răng, dẫn đến sự xuất hiện của các chấm đen trên bề mặt răng.
Bệnh sâu răng không thể tự khỏi. Khi gặp phải tình trạng này, anh nên đến nha khoa để bác sĩ loại bỏ các mô răng bị tổn thương và tái tạo lại hình dáng của răng bằng kỹ thuật trám răng sâu.
Sau khi miếng trám đã được định hình, bù đắp vị trí bị thiếu khuyết. Bác sĩ sẽ chiếu đèn quang trùng hợp để chúng đông lại và bám cứng chắc vào bề mặt răng. Quá trình này diễn ra khá nhanh chóng, chỉ khoảng 15 – 20 phút cho mỗi vị trí răng cần trám.
b) Răng bị đen do tủy răng bị viêm nhiễm
Ở các răng khỏe mạnh, tủy được bao bọc bởi men và ngà răng. Khi cấu trúc này bị phá vỡ do sâu răng, răng gãy, vỡ,… vi khuẩn trong miệng có thể tấn công vào tủy răng, gây viêm nhiễm.
Đây là một bệnh lý răng miệng nguy hiểm, có thể dẫn đến hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng khác như: áp xe chân răng, viêm quanh chóp răng, viêm xương hàm, viêm nội tâm mạc…
Hiện tượng răng bị đen do viêm tủy thường không diễn ra ngay, mà thường xuất hiện sau một hoặc một vài năm.
Trong trường hợp này, giải pháp tốt nhất là bọc răng sứ. Tức là bác sĩ sẽ thiết kế một mão sứ có hình dáng, kích thước, màu sắc tương đồng với các răng còn lại để bao bọc lại chiếc răng sau khi đã được chữa tủy và mài chỉnh.
c) Răng bị đen do tích tụ vôi răng
Về cơ bản, vôi răng chỉ là các mảng bám được hình thành do sự kết hợp của vi khuẩn và các vụn thức ăn còn sót lại sau khi ăn lâu ngày.
Do không được làm sạch nên theo thời gian, dưới tác động của các chất có trong miệng, chúng sẽ bị vôi hóa và bám cứng chắc vào bề mặt răng. Tích tụ càng lâu, vôi răng càng sậm màu, ảnh hưởng lớn đến màu sắc thẩm mỹ của hàm răng.
Bên cạnh đó, bề mặt của vôi răng thường nhám và có tính bám dính. Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bám vào, sinh sôi và phát triển trong miệng. Từ đó, làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu và các bệnh lý khác.
Trong trường hợp này, vệ sinh răng miệng thông thường không thể làm sạch. Anh cần phải thực hiện cạo vôi tại nha khoa mới loại bỏ được hết các mảng bám đen này trên răng.
Tại Nha khoa Đông Nam, quá trình này được thực hiện bằng máy siêu âm, đảm bảo an toàn, không gây ảnh hưởng đến nướu và cấu trúc răng.
d) Răng bị đen do nhiễm màu
Răng của chúng ta có thể bị đổi màu do nhiễm kháng sinh, thiểu sản men răng. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến thẩm mỹ của hàm răng. Hàm răng kém trắng sáng khiến chúng ta ngại ngùng, thiếu tự tin khi giao tiếp.
Tùy vào mức độ, bệnh nhân có thể cải thiện tình trạng này bằng kỹ thuật tẩy trắng răng hoặc bọc răng sứ thẩm mỹ.
Trong một số trường hợp cần thiết cần phải chụp phim để xác định nguyên nhân nên qua hình ảnh và mô tả thì khó có thể xác định chính xác tình trạng anh gặp phải. Anh cần sắp xếp thời gian đến trực tiếp nha khoa thăm khám cụ thể, từ đó mới chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Những thông tin phía trên nha khoa xin chia sẻ một cách tổng quát về những trường hợp có thể xảy ra để anh hiểu và chuẩn bị.
Nếu cần thêm thông tin về vấn đề này, anh có thể liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 7141 để được tư vấn một cách nhanh chóng, chính xác nhất.
Xem thêm trám răng:
- Trám răng bao nhiêu tiền?
- Phụ nữ thời kỳ cho con bú có trám răng được không?
- Răng bị bể có trám được không?
- Trám răng bao lâu có thể ăn uống bình thường được?
Xem thêm sâu răng: