Răng cửa bị đen khiến cho bạn kém tự tin khi giao tiếp, cười nói? Đừng ngần ngại, hãy đến gặp bác sĩ bởi dù xuất phát từ nguyên nhân nào, những chiếc răng cửa bị đen của bạn cũng cần có sự chăm sóc, điều trị bằng các biện pháp chuyên khoa.
1. Các nguyên nhân khiến răng cửa bị đen
Không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị thẩm mỹ của hàm răng, khiến cho bệnh nhân kém tự tin khi giao tiếp, cười nói, răng cửa đen còn có thể là biểu hiện của một số bệnh lý hoặc nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe răng miệng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, thường gặp nhất là:
– Tích tụ vôi răng
Vôi răng là lớp vỏ nhám có màu vàng, nâu hoặc đen bám cứng chắc trên bề mặt răng, hình thành từ quá trình vôi hóa của các mảng bám và vụn thức ăn còn sót lại trên bề mặt răng.
Các nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn có trong các mảng bám và vôi răng chính là nguyên nhân gây ra các bệnh lý răng, nướu như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…
– Sâu răng
Sâu răng là một bệnh lý răng miệng thường gặp, có thể tìm thấy ở mọi lứa tuổi. Ban đầu, phạm vi ảnh hưởng của bệnh chỉ là các đốm nhỏ có màu nâu hoặc đen trên bề mặt răng.
Nếu không được điều trị, bệnh sẽ phát triển và ăn sâu vào các cấu trúc bên trong của răng, gây nhiều ê buốt, khó chịu cho bệnh nhân.
– Răng chết tủy
Tủy răng được xem là trái tim của răng, tham gia nuôi dưỡng và sửa chữa ngà răng. Ở các răng khỏe mạnh, tủy răng được bao bọc và bảo vệ bởi men răng và ngà răng.
Khi cấu trúc bảo vệ của tủy bị phá vỡ do răng bị chấn thương hoặc bệnh lý, vi khuẩn và các các tác nhân gây bệnh sẽ tấn công vào tủy răng, gây viêm tủy, thậm chí là chết tủy.
Răng bị chết tủy sẽ không phản ứng với các kích thích từ bên ngoài như nhiệt độ nóng – lạnh, vị của thức ăn, kể cả cảm giác ăn nhai. Bên cạnh đó, chúng cũng không giữ được màu sắc ban đầu mà chuyển dần sang màu xám đen.
– Răng bị nhiễm màu thực phẩm, thuốc lá
Các chất màu có trong các loại thức ăn, nước uống có màu sậm như cà phê, trà, nước ngọt có gas… có thể ám lại trên bề mặt răng, khiến chúng bị đổi màu và đen dần đi.
– Do tác dụng của thuốc
Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh, có thể làm cho răng bị nhiễm màu và đen đi.
2. Cách khắc phục tình trạng răng cửa bị đen
Mặc dù các phương pháp làm trắng răng tại nhà đôi khi có thể giúp bạn cải thiện màu sắc răng, thế nhưng chỉ có bác sĩ mới có thể điều trị dứt điểm vấn đề này.
Do đó, ngay từ khi răng cửa có các dấu hiệu đầu tiên của sự chuyển màu, bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân và có kế hoạch điều trị phù hợp.
⇒ Trường hợp răng cửa bị đen do vôi răng, bác sĩ sẽ chỉ định cạo vôi răng để giúp các răng được trắng sáng như ban đầu.
Quá trình cạo vôi răng tại Nha khoa Đông Nam:
⇒ Trường hợp răng cửa bị đen do nhiễm màu, bác sĩ sẽ bôi dung dịch tẩy trắng và chiếu đèn Zoom để cắt đứt các chuỗi protein màu bám cứng chắc trên bề mặt răng, giúp các răng được trắng sáng hơn. Kỹ thuật này được gọi là tẩy trắng răng.
⇒ Trường hợp răng bị nhiễm màu quá nặng, phương pháp tẩy trắng không mang lại hiệu quả phục hình, bác sĩ sẽ chỉ định bọc răng sứ thẩm mỹ để giúp các răng được trắng sáng, thẩm mỹ hơn.
⇒ Trường hợp răng cửa bị đen do sâu răng, bác sĩ sẽ loại bỏ các mô răng bị sâu hỏng, sau đó khôi phục, tái tạo lại hình dáng của thân răng bằng các kỹ thuật nha khoa phục hình, thường là trám răng và bọc răng sứ.
⇒ Trường hợp răng cửa bị đen do răng bị chết tủy, bác sĩ sẽ loại bỏ hoàn toàn tủy răng và ổ viêm nhiễm (nếu có), sau đó bọc răng sứ để bảo tồn răng thật cho bệnh nhân.
Trên đây chỉ là một số thông tin cơ bản, để có được kế hoạch điều trị tối ưu và phù hợp nhất ở trường hợp răng miệng cụ thể của bạn, bạn vui lòng đến Nha khoa Đông Nam để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn miễn phí.
Xem thêm:
- Răng nanh đẹp hay xấu?
- Ăn trầu có bị đen răng không?
- Răng cửa bị hở nguyên nhân và cách điều trị
- Vì sao đánh răng kỹ lưỡng mà vẫn không trắng?
- Răng cửa bị sâu thì phải làm sao?
Thẻ:Thẩm mỹ răng